Sao Chổi Là Gì? Sao Chổi Và Sao Băng Khác ... - Kiến Thức Tổng Hợp

Trong lịch sử của nhân loại, sao chổi thường được xem là báo hiệu của điềm xấu. Một trong những câu sấm truyền La Mã đã từng nói về “đám lửa lớn từ trên trời đánh xuống trái đất.” Vậy sao chổi là gì? Nó có thực sự đem lại điềm xấu như ta nghĩ?

Bài viết nổi bật:

  • Hệ mặt trời là gì, Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
  • Khám phá những sự thật thú vị về trái đất
sao chổi là gì

Khám phá bí ẩn về sao chổi

Nội dung bài viết

  • 1 Sao chổi là gì?
  • 2 Cấu tạo của sao chổi
  • 3 Sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào?
  • 4 Ý nghĩa sao chổi là gì?
  • 5 Tác hại của sao chổi
  • 6 Tại sao “sao chổi” lại được xem là điềm xấu?

Sao chổi là gì?

Sao chổi là 1 thiên thể bay bên ngoài không gian. Nó gần như là tiểu hành tinh, có cấu tạo chủ yếu từ băng chứ không phải là đất đá. Sở dĩ nó có tên là sao chổi bởi nó thường có hình thù kỳ dị, đuôi to, đầu nhọn giống như chiếc chổi quét nhà. 

Có một học thuyết khác nữa đặt ra bác bỏ sao chổi là “sao”. Bởi người ta cho rằng sao chổi chỉ là 1 khối khí lạnh. Trong đó có chứa đầy bụi bẩn, mảnh vụn của vũ trụ. Vì thế, nó còn được coi là “mẹ” của các vì sao băng rực sáng trên bầu trời. Bởi vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. 

Hình ảnh sao chổi

Hình ảnh sao chổi

Tùy thuộc vào thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi mà người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ Trái Đất. Sao chổi thành 3 loại là sao chổi thoáng qua, dài hạn và ngắn hạn. Sao chổi thoáng qua có quỹ đạo hypebol hoặc parabol, chúng bay qua mặt trời 1 lần và sẽ ra đi mãi mãi. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm và sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn.

Ngoài vũ trụ, hàng năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra. Tuy nhiên, chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý như sao chổi Halley chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trờ lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán Halley sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21 vào khoảng năm 2061.

Cấu tạo của sao chổi

Đa phần các sao chổi thường có quỹ đạo elip rất dẹt. Nó được phân bố ngẫu nhiên bên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là khi đi qua mặt trời, băng của sao chổi tan chảy và tạo thành chiếc đuôi. Nhưng cũng chính vì di chuyển tới gần mặt trời mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.

Sao chổi có cấu tạo gồm 3 phần: phần sợi chổi, lõi chổi và đuôi chổi. 

  • Lõi chổi được cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc. Các sợi chổi chính là ánh sáng tỏa ra xung quanh. 
  • Lõi chổi kết hợp với sợi chổi tạo ra đầu chổi
  • Đuôi chổi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi. Mà nó có được khi đi qua mặt trời, bởi những cơn gió mặt trời đã thổi bạt vào các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng ở phía sau. Vì thế, có những chiếc đuôi của sao chổi kéo dài tới hàng triệu km.
sao chổi là gì

Cấu tạo của sao chổi? Nó có gì khác với sao băng?

Sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào?

Sao chổi và sao băng là hoàn toàn khác nhau. Sao chổi là thiên thể có kích thước lớn, tương đương với các loại vệ tinh hoặc tiểu hành tinh. Sao chổi chuyển động xung quanh Mặt Trời. Khi tới gần Mặt Trời thì sự xuất hiện đuôi sáng do sự bốc hơi của các khí đóng băng trên bề mặt của nó. 

Còn sao băng chỉ là vệt sáng nhỏ xuất hiện khi 1 thiên thạch lao vào khí quyển của Trái Đất và cháy sáng. Ngoài ra, sao Băng cũng có thể có nguồn gốc từ sao chổi. Bởi có nhiều mảnh vụn của sao chổi có thể bị vỡ ra và nằm trên quỹ đạo Trái Đất. Và điều quan trọng hơn là sao chổi không bao giờ lao nhanh qua.

Để thấy sao chổi dịch chuyển, có thể mấy nhiều phút, nhiều giờ và thậm chí là vài ngày. Còn sao Băng chỉ đơn giản là 1 vệt sáng, đi rất nhanh và tắt cũng rất nhanh.

>>>Tìm hiểu thêm về sao băng qua bài viết: sao băng là gì, cách ước khi có sao băng

Ý nghĩa sao chổi là gì?

Ngay từ thế kỷ thứ 18, Isaac Newton đã khẳng định rằng sao chổi chính là vật thể giúp ích cho sự tồn tại của trái đất. Nó có tác dụng cung cấp độ ẩm cho trái đất – điều kiện duy trì sự sống của muôn loài. Và cho tới nay, các nhà khoa học vẫn còn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ bí ẩn chưa được khám phá.

Ý nghĩa sao chổi là gì

Ý nghĩa của sao chổi

Theo Cơ quan hàng không Châu Âu: Sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời. Đây cũng là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi có chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời. Vì thế, chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học về quá trình tiến hóa của các hành tinh trong hệ mặt trời, cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.

Cơ quan hàng không vũ trụ Nasa Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao chổi Temple 1. Nhằm nghiên cứu nhân của sao chổi. Và hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.

||Bạn có biết: Mặt trời mọc ở hướng Nào? Đông Mọc và lặn ở hướng Tây không?

Tác hại của sao chổi

Dù các vụ nổ sao chổi không có khả năng gây ảnh hưởng tức thời đối với Trái Đất. Tuy nhiên, việc tích lũy dần các hạt bụi vũ trụ có kích thước lớn trên quy mô toàn cầu có thể tác động tới khí hậu Trái Đất.

Sự ảnh hưởng của sao chổi tới Trái Đất

Sự ảnh hưởng hành tinh bí ẩn này tới Trái Đất

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trạm Davis – Australia tại Nam Cực cho rằng: “Bụi của sao chổi có tác động lớn đối với khí hậu trên Trái Đất“. Các nhà nghiên cứu đã phân tích những hạt bụi còn sót lại sau khi 1 sao chổi nổ tung. Những hạt bụi này có kích thước lớn hơn khoảng 1000 lần, so với tính toán của nhà khoa học.

Những tác động này có thể diễn ra dưới hình thức bụi vũ trụ làm giảm khả năng hấp thụ lượng ánh sáng Mặt Trời. Từ đó dẫn tới việc bề mặt nhiệt độ trên Trái Đất bị giảm.

Ngược lại, nếu bụi vũ trụ làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt Trời thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ tăng lên. Hơn thế, bụi vũ trụ còn có khả năng tác động đến việc hình thành đám mây. Làm mỏng tầng ozone và thay đổi thành phần hóa học trong không khí.

Theo chuyên gia, ước tính mỗi ngày có khoảng 40 tấn bụi vũ trụ rơi xuống Trái Đất.

Tại sao “sao chổi” lại được xem là điềm xấu?

Thấy sao chổi có điềm gì? Có phải là điềm xấu không? – Người xưa có rất nhiều lý do để cho rằng sao chổi là điềm báo của sự bất hạnh. Bởi sự xuất hiện của nó từng trùng với dịch bệnh và thảm họa.

Theo kết quả nghiên cứu, 1 mảnh của sao chổi Halley khả năng đã rơi xuống Trái Đất năm 536. Sự va chạm này đã thổi bùng lên cơn bão bụi sao chổi vào khí quyển. Và là nguyên nhân làm cho hành tinh xanh nguội hẳn đi.

Hậu quả là khí hậu thay đổi đột ngột, hạn hán và đói kém khắp mọi nơi trên thế giới. Và nó càng làm nhân loại trở nên yếu đuối trước đại dịch diễn ra vào năm 541 – 542. Đây chính là thời điểm của căn bệnh dịch hạch lan tràn toàn Châu Âu. Ước tính có khoảng 5000 người bị mất mạng mỗi ngày.

Nhìn thấy sao rơi là điềm gì?

Nhìn thấy sao rơi là điềm gì?

Hoặc sau chổi đã xuất hiện vào ngày Caesar đại đế bị ám sát. Tiếp đó là chu kỳ bất ổn của sao chổi có thể đâm và hủy diệt Trái Đất. Có nhiều nhà khoa học tin rằng, cách đây 13.000 năm chính sao chổi đã đâm vào Trái Đất. Nó khiến nhiều loài sinh vật lớn bị tuyệt chủng, khí hậu bị biến đổi trong 1300 năm. Giả thiết này được đưa ra dựa trên hình chạm khắc ở ngôi đền Gobekli Tepe tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính vì thế khi nhìn thấy sao chổi thì mọi người thường xem nó là điềm xấu. Bởi trong suốt chiều dài lịch sử, vào 1 cách tình cờ, nó luôn xuất hiện vào những thiên tai hoặc đại họa xảy ra.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ tất tất tận về sao chổi là gì? Ý nghĩa cũng như lý giải vì sao sao chổi lại được coi là điềm xấu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hành tinh bí ẩn này.

||Bài viết liên quan khác:

  • Năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
  • Mặt Trăng mọc hướng nào?101+ câu hỏi về Mặt Trăng
  • Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng và các hành tinh khác

Từ khóa » Bụi Sao Chổi Là Gì