Sao Lại Phải Thay? - Báo Công An Nhân Dân điện Tử - CAND
Có thể bạn quan tâm
Ý kiến của đại biểu Huỳnh Thành ngay lập tức bị nhiều văn nghệ sĩ phản đối. Ngoài việc cho rằng sửa như thế (khi mà tác giả Văn Cao đã mất) là vi phạm bản quyền, cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần phải tôn trọng dấu ấn lịch sử đã được in đậm trong tác phẩm. Nhà thơ Trần Đăng Khoa quả là có lý khi cho rằng, nhờ dấu ấn lịch sử một thời ấy mà bài Quốc ca "Đã ngấm vào máu người dân Việt Nam, nhạc cử lên là nghẹn ngào".
Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến này và xin được nói thêm: Không biết ai đó thấy thế nào chứ cá nhân tôi, khi nghe tới câu "Đường vinh quang xây xác quân thù", tôi không cảm thấy có gì "khát máu" ở đây cả (khác với cảm giác khi nghe câu "Thề phanh thây uống máu quân thù" đã được Văn Cao sửa lại trước đây). "Đường vinh quang" là một cách nói ước lệ, chữ "xây" cũng là một cách nói ước lệ, cho nên mấy chữ "xác quân thù" ở đây không tạo ra một hình dung gì ghê rợn như ai đó nói. Thậm chí, theo hình dung của tôi, "Đường vinh quang xây xác quân thù" là một hình ảnh kỳ vĩ, nói lên tầm vóc to lớn của những chiến tích trong chống giặc ngại xâm mà quân đội ta, nhân dân ta đã lập nên.
Nhân đây cũng cần nhắc lại: Tên gọi của Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước kia, và CHXHCN Việt Nam hiện nay là "Tiến quân ca", có nghĩa nó là một bài ca về quân đội Anh hùng của chúng ta, mà quân đội của chúng ta thì như mọi người đều biết, đó là một quân đội có truyền thống rất đỗi tự hào, vinh quang, "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Thành tích trước nhất để quân đội ta, dân tộc ta tự hào ngẩng mặt lên với thế giới đó chính là đánh giặc và thắng giặc, vậy cớ sao phải thay những câu "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng một câu nào đó cho "nhẹ nhàng" hơn, cho hợp với "thời bình" hơn?
Việc đề nghị sửa đổi lời Quốc ca (vì lý do đã nêu) bỗng chốc làm tôi nhớ tới một việc mà tôi đã đề cập trên VNCA cách đây ít lâu: Đó là, nhân sự kiện khánh thành nhà lưu niệm Tố Hữu, một nhà báo đã cho pots lên blog của mình một bài viết thể hiện sự miệt thị hai câu thơ "Má thét lớn: Tụi bay đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao" trong bài "Bà má Hậu Giang" của Tố Hữu. Trong bài nói lại của mình, tôi có nhận xét đại ý rằng, sở dĩ anh nhà báo trên dị ứng với câu thơ của Tố Hữu bởi anh hoàn toàn tách bài thơ ra khỏi bối cảnh lịch sử, cắt hai câu thơ ra khỏi văn mạch chung của toàn bài. Bởi vậy, anh mới thấy cách đưa những chữ "đồ chó" vào trong thơ là… không lọt tai, là "viết huỵch toẹt". Cần nhớ, khi viết bài thơ này, Tố Hữu đang bị địch giam trong nhà lao Buôn Mê Thuột. Trong hồi ký "Nhớ lại một thời", nhà thơ cho biết: "Trong nhiều câu chuyện kể về quần chúng có một bà mẹ đã dũng cảm nấu cơm nuôi quân du kích, và bị địch giết, làm tôi rất xúc động". Sở dĩ bài thơ của Tố Hữu có sức chinh phục vậy, bởi ông đã dựng lên một hình tượng thơ rất đẹp, với những tình huống rất xúc động. Những người yêu bài thơ, hiểu quá khứ đau thương của dân tộc chắc không ai cảm thấy chối tai khi nghe bà má thét vào mặt quân xâm lược những lời đanh thép như vậy
Từ khóa » đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù
-
Tự Hào 'Đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù' - Thể Thao & Văn Hóa
-
Sửa Lời Quốc Ca - Lại Thêm Một đề Xuất Không Phù Hợp!
-
Nghệ Sĩ Quyết Liệt Phản đối Sửa Lời Quốc Ca - Báo Yên Bái
-
Ngày 30/4 "đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù" - Danlambao
-
Bài Thơ: Tiến Quân Ca (Văn Cao - Thi Viện
-
Đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ ...
-
đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù...............................
-
Thảo Luận:Tiến Quân Ca – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Nam - Đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù,.. | Facebook
-
Đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù - FunLand - OTOFUN
-
Ngày 30/4 “đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù” - Dòng Sông Cũ
-
Leader - Đường Vinh Quang Xây Xác Quân Thù...! | فيسبوك
-
Sửa Lời Quốc Ca: Cần Tôn Trọng Lịch Sử, Quyền Tác Giả Và ý Chí Người ...
-
Về Lời Bài Quốc Ca Của Văn Cao | Tiếng Dân