Sáo Trúc Là Gì? Giới Thiệu Về Sáo Trúc Việt Nam Chi Tiết Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Giới Thiệu Về Sáo Trúc Và Các Loại Sáo Trúc Việt Nam
Sáo trúc là một nhạc cụ thuộc bộ hơi. Hình ảnh chú bé thổi sáo trên lưng trâu ở vùng quê từ xa xưa là một biểu tượng về sáo trúc Việt Nam.
Giới Thiệu Về Sáo Trúc Việt Nam
Ở Việt Nam sáo trúc thường được làm bằng Trúc hoặc Nứa, người Trung Quốc hay gọi đồng nhất là trúc, nhưng phân ra các loại trúc, đối với Nứa của người Việt Nam thì bên Trung Quốc gọi là Bạc Trúc còn người phương Tây thường gọi chung Bamboo.
Sáo trúc Việt Nam là một loại nhạc khí có âm thanh thánh thót, ngân vang và là một loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của dân tộc. Sáo trúc gắn liền vùng quê với những giai điệu dân gian, câu hò, điệu lý, tại các lễ hội ,sân khấu của người dân Việt Nam. Đặc biệt sáo trúc là nhạc cụ không thể thiếu trong Sân khấu Chèo, một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền.
Ngoài ra sáo trúc là một nhạc cụ rất quan trọng trong nhã nhạc cung đình Huế, một thể loại nhạc cung đình thời phong kiến được biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện tôn nghiêm, trang trọng của Vua, Chúa thời phong kiến.
Phân biệt sáo ngang và sáo dọc
Nhắc đến sáo trúc thường chúng ta sẽ nhắc tới sáo ngang chứ không phải sáo dọc.
Hình ảnh cậu bé ngồi chăn trâu với cây sáo cầm ngang là một ví dụ điển hình.
Sáo dọc xuất hiện về sau và nó được làm theo nhạc cụ Recorder của người phương Tây, dễ thổi.
Sáo dọc
Sáo ngang khác với sáo dọc ở chỗ lỗ thổi của sáo ngang nằm ngang trên thân sáo, còn lỗ thổi sáo dọc nằm ở đầu cây sáo. Kỹ thuật thổi ra tiếng cũng khác nhau, ở sáo dọc chỉ cần ngậm vào 1 đầu sáo khi thổi ra sẽ kêu ra tiếng một cách dễ dàng. Còn ở sáo ngang cần phải điều chỉnh môi, góc độ lỗ thổi, điều chỉnh cột hơi mới thổi kêu được cây sáo này.
Sáo ngang khi diễn tấu ta cầm ngang cây sáo để thổi, còn đối với sáo dọc ta để dọc thân sáo.
Cấu tạo sáo ngang hay còn gọi chung là sáo trúc.
Ống trúc, nứa để làm Sáo ngang thông dụng thường có độ dài khoảng 45-55 cm.
Một bên thân sáo là lỗ thổi còn một bên là các lỗ bấm và các lỗ thổi cũng như lỗ bấm phải cùng một hàng với nhau.
Thông thường lỗ thổi sẽ to hơn lỗ bấm một chút, và thường được khoét dưới dạng lỗ tròn hoặc lỗ elip.
Các loại sáo trúc? sự khác nhau giữa sáo 6 lỗ và sáo 10 lỗ
Sáo trúc ở Việt Nam Nam được chia làm 2 loại là sáo 6 lỗ và sáo 10 lỗ.
Giống như tên gọi, sáo 6 lỗ gồm có 6 lỗ bấm chính
(không tính lỗ thổi và lỗ thoát hơi ở đuôi sáo)
Ví dụ sáo Đô C5 6 lỗ chỉ có 6 lỗ bấm . Khi ta bịt kín 6 lỗ bấm sẽ ra nốt Đô quãng 1.
Sáo 6 lỗ tone sáo sẽ trên thang âm trưởng, bao gồm : Đồ Rê Mi Fa Sol La Si…
Còn sáo Đô C5 10 lỗ Sẽ có 10 lỗ bấm, ngoài những lỗ bấm giống như sáo 6 lỗ thì trên sáo 10 lỗ còn có các lỗ bấm nhỏ, tương ứng với các nốt thăng giáng, được phụ trách bởi các ngón tay út và ngón cái. Khi ta bịt kín 10 lỗ âm thanh phát ra cũng sẽ là nốt Đô quãng 1.
Tuy nhiên tone sáo trúc 10 lỗ sẽ trên thang chromatic ví dụ:
đồ (C), đô thăng (C#), rê (D), rê thăng (D#), mi (E ),fa (F), fa thăng(F#), sol (G), sol thăng (G#) la (A), la thăng (A#), si…
Như vậy có thể thấy sáo 10 lỗ có thể chơi được hầu hết các tone giọng khác nhau, cơ động hơn so với sáo 6 lỗ.
Thường các học sinh trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghệ sĩ sáo trúc chuyên nghiệp mới hay sử dụng cây sáo 10 lỗ.
Các loại sáo trúc? Các tone sáo trúc phổ biến?
Đầu tiên có thể kể tới cây sáo tiêu chuẩn và thông dụng nhất, chính là cây sáo Đô hay còn gọi là sáo C5
Ở Việt Nam, khi phân định các loại sáo, chúng ta thường chơi nốt Đô trên sáo để xác định tone sáo, bằng cách bịt kín tất cả lỗ bấm.
Nếu âm được phát ra tương ứng với nốt Đô (C) trên piano thì ta gọi đó là sáo Đô. Tương tự như vậy khi lấy sáo Rê, ta bịt kín các lỗ thổi, âm nốt phát ra sẽ tương ứng với nốt Rê (D) trên piano.
Tại sao lại gọi là sáo C5?
Khi đo nốt Đô quãng 1 bằng phần mềm Tunner trên máy tính hoặc app trên điện thoại Sẽ tương tương ứng với nốt C5.
Tunner là một phần mềm đo âm thanh. Thường được rất nhiều bạn chơi sáo dùng để đo độ chênh phô của sáo
Trung Quốc hay Ấn Độ họ lại phân định tone sáo bằng nốt Fa. Cũng có nghĩa là Sáo Đô của Việt Nam bên Trung Quốc hay Ấn Độ họ sẽ gọi là sáo tone F (fa)
Tương tự như vậy các tone sáo như Bb4, A4, G4 , F4, D5, hay D4 và C4 cũng được xác định như trên.
Phân chia các bộ sáo? Các tone sáo ?
Cũng giống như các loại sáo trên thế giới như bộ sao Ấn Độ, bộ sáo Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc được phân chia thành nhiều tone và loại sáo khác nhau.
Như bộ trầm, bộ trung, bộ cao
Bộ sáo trầm thường các có các tone như Sáo Đồ trầm C4, Rê trầm D4, Mi trầm E4, Fa trầm F4. Sol trầm G4. La trầm A4.
Bộ sáo trung thường là các tone như Si giáng Bb4, Si bình B4, Đô C5, Đô thăng C5#
Bộ sáo cao thường là các tone Re cao D5, Mi cao E5, Fa cao F5, thậm chí là Sol cao G5.
Sáo càng trầm thì ống sáo càng to còn sáo âm càng cao thì ống sáo càng nhỏ.
Vì sao cần nhiều tone sáo như vậy?
Ngoài nhiệm vụ solo biểu diễn độc tấu thì sao còn làm một nhiệm vụ khác là đệm hát hay hòa tấu trong dàn nhạc.
Khi cần một âm thanh trầm thì ta nên sử dụng Bộ sáo trầm, hoặc khi đệm hát cho ca sĩ ở một tone giọng có nhiều dấu thăng, giáng, chẳng hạn như giọng “La giáng trưởng” thì người chơi sáo chỉ cần sử dụng cây sáo La giáng trầm (Ab4) là có thể trình diễn rất dễ dàng.
Mặc dù cây sáo Đô C5 10 lỗ có thể chơi được tất cả các quãng giọng khác nhau, tuy nhiên muốn chơi hay và truyền cảm thì chúng ta nên chọn một tone sáo phù hợp. Như vậy, người trình diễn sẽ thoải mái và dễ dàng hơn trong diễn tấu
Tweet Pin ItTừ khóa » Hình ảnh Nhạc Cụ Sáo
-
Sáo (nhạc Cụ) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Sáo Trúc - Thu Âm Việt
-
Nhạc Cụ Cổ Truyền VN – Sáo | Đọt Chuối Non
-
Nhạc Cụ Sáo Trúc_nhạc Cụ Dân Tộc - Shop Sáo Trúc Lãng Tử
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Sáo - Thế Giới Nhạc Cụ Nhập Khẩu Chính Hãng
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Sáo Trúc
-
Sáo Nhạc Cụ Gió Trên Nền Trắng. Ống Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Sáo (nhạc Cụ) – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Các Loại Nhạc Cụ Dân Tộc Việt Nam
-
Hình ảnh Nhạc Cụ Sáo Sáo PNG , Clipart Sáo, Nhạc Cụ ... - Pngtree
-
Giới Thiệu 10 Nhạc Cụ đặc Trưng Cho Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
-
NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
-
Sáo (nhạc Cụ) – Wikipedia Tiếng Việt