Sập Bẫy 'cộng Tác Viên Online': 'Bổn Cũ Soạn Lại', Nạn Nhân Mới
Có thể bạn quan tâm
Giả mạo Công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ chat qua mạng để lừa khách hàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH - ĐAN THUẦN
Với cách "giăng bẫy" mỗi lần mua hàng, người mua được hoàn tiền, cộng thêm hoa hồng 10 - 20% giá trị đơn hàng, kẻ lừa đảo tiếp tục "dụ" được nhiều người.
Nhiều người sập bẫy trò lừa cũ "thả tép bắt tôm"
Chị Đ.T.V. (33 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Nam) lướt Facebook tình cờ thấy trang có tên "Sendo tuyển dụng". Chị V. nhắn tin tìm hiểu thì được quảng cáo đây là hình thức hợp tác giữa Sendo và các chủ gian hàng nhằm tăng lượt mua và đánh giá cho sản phẩm dưới hình thức tuyển cộng tác viên lên đơn và đánh giá cho sản phẩm.
Trang quảng cáo rằng hằng ngày hệ thống sẽ gửi cho cộng tác viên đơn hàng ngẫu nhiên. Sau khi chuyển khoản thanh toán, hệ thống sẽ tự động hoàn trả tiền gốc và phần trăm hoa hồng.
Chị V. được hệ thống giao "nhiệm vụ" đầu tiên là vào đường link, thanh toán sản phẩm "combo 20 loại phong lan rừng" với giá 600.000 đồng. Sau khi hoàn thành "nhiệm vụ", chị V. nhận được 648.000 đồng. Thấy dễ kiếm tiền, chị V. tiếp tục nhận "nhiệm vụ" 2 là thanh toán vật phong thủy với giá 2,8 triệu đồng. Lần này chị V. nhận lại hơn 3 triệu đồng.
Tới "nhiệm vụ" thứ 3, người ta yêu cầu chị V. thanh toán sản phẩm có giá 6,5 triệu đồng. Tuy nhiên khi chị V. chuyển khoản thì họ nói rằng "nhiệm vụ" này phải thanh toán 3 lần mới hoàn thành. Chị V. làm như hướng dẫn thì họ yêu cầu chị thanh toán 3 liên kết và mỗi link sản phẩm đều phải thanh toán 3 lần. Trong 2 ngày, chị V. chuyển hơn 185 triệu đồng.
Chị T.U.N. (30 tuổi, quê Bình Phước) cũng mất gần 355 triệu đồng trong vỏn vẹn 2 ngày sau khi tò mò nhắn tin vào trang "AZT 06 - Sàn tuyển dụng lao động toàn quốc". Từ trang việc làm trên, chị N. liên hệ qua Zalo với người được giới thiệu là nhân sự tư vấn có tên Huỳnh My và Tăng Minh Hiếu. Những người này cũng mô tả công việc, nhiệm vụ của cộng tác viên cho chị N. hệt như trường hợp trên và cũng dùng kênh mua sắm online Sendo để tạo bẫy.
Từ "nhiệm vụ" ban đầu là những sản phẩm dưới 1 triệu, chị N. dần bị dụ thanh toán cho những sản phẩm 50 - 60 triệu đồng. Sau khi số tiền chuyển khoản lên đến hàng trăm triệu, nghi bị lừa, chị N. đề nghị nhận lại tiền mà không cần tiền hoa hồng thì Hiếu tiếp tục chiêu dụ chị N. "xoay xở thêm 100 triệu để nâng cấp tín nhiệm rồi công ty sẽ giải ngân và cam kết sẽ không còn đơn hàng nào phát sinh". Tuy nhiên sau khi chị N. chuyển tiền thì bị chặn liên lạc.
Với chiêu thức tương tự, chị T.K.H. (30 tuổi, ngụ quận 8), chị T.T.L. (37 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cũng bị các kẻ lừa đảo "cuỗm" hàng trăm triệu đồng khi tham gia kênh "Việc làm sinh viên 24" trên Facebook, với lời mời chào hấp dẫn "làm cộng tác viên nhằm tăng tương tác cho các đối tác trên Shopee, với mức hoa hồng 10%".
Đừng dại trao hết cho người không biết mặt
Với cách thức những đơn hàng giá trị nhỏ ban đầu, kẻ lừa đảo đều thanh toán đầy đủ, nhanh chóng kèm hoa hồng như đã hứa, "cộng tác viên online" mắc bẫy ở những đơn hàng giá trị cao hơn.
"Tôi cũng nghi bị lừa rồi nhưng lỡ bỏ ra số tiền lớn quá nên cứ hy vọng họ giữ uy tín, trả lại tiền cho mình. Tôi không hiểu sao lúc đó u mê tới vậy, họ nói sao cũng ngu ngơ nghe theo, tới khi phát hiện bị lừa thì tiền trong nhà mất sạch, đã vậy còn mang nợ mấy trăm triệu" - chị T.U.N. nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phòng an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM cho biết ngoài hình thức mạo danh các sàn thương mại điện tử tuyển cộng tác viên nhằm mục đích lừa đảo, còn có một số hình thức lừa đảo qua tuyển dụng lao động, cộng tác viên khác như: tự tạo lập trang web thương mại điện tử khác để đăng ký tài khoản cộng tác viên, nhận nhiệm vụ hoặc lập các trang web giả mạo: trang web Bigseller6688.com, st5533.com, tuyendunglazada.vn, ctvsendo.vn, shopeetuyendung.com...
Nhiệm vụ được giao là sử dụng ứng dụng TikTok tìm kiếm tài khoản được chỉ định và ấn theo dõi để tăng lượt tương tác; tạo bill mua hàng trên các trang bán hàng của Điện máy xanh, Nguyễn Kim...
Cùng với hình thức trao đổi tin nhắn qua ứng dụng, kẻ xấu chuyển hướng sang sử dụng các ứng dụng khác để che dấu vết và tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng như Poatato Chat, DingTalk, Telegram...
Công an TP.HCM đề nghị người dân đề cao cảnh giác, lập tức dừng giao dịch chuyển tiền cho kẻ lừa đảo khi phát hiện dấu hiệu khả nghi. Liên hệ ngay cho ngân hàng mở tài khoản để báo cáo tra soát hoặc chặn giao dịch khi có thể. Không nên trao hết niềm tin, thông tin cá nhân, chuyển tiền cho các mối quan hệ quen biết trên mạng khi chưa có sự gặp gỡ trao đổi trực tiếp, không rõ nhân thân lai lịch.
"Chúng có thể lấy thông tin cá nhân của bạn để làm giấy tờ giả, mạo danh bạn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nhanh chóng trình báo với cơ quan công an gần nhất, tiếp tục duy trì, kéo dài liên lạc với đối tượng theo sự hướng dẫn của cơ quan công an nhằm truy vết, xác định thông tin đối tượng nghi vấn", đại diện Công an TP.HCM nói.
"Bổn cũ soạn lại" nhưng vẫn lừa được nạn nhân mới
Công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ cho biết "sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo.vn" là nơi cung cấp hạ tầng và giải pháp kỹ thuật cho các chủ shop lên website bán hàng. Công ty Sen Đỏ không đăng ký quản lý, hoạt động tuyển dụng, hợp tác với cộng tác viên qua trang Facebook "SENDO tuyển dụng". Công ty cũng không có chương trình khách mua sản phẩm ảo sau đó sẽ nhận lại được tiền gốc và hoa hồng.
Tương tự, đại diện các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada cũng xác nhận nhiều kẻ xấu đã mạo danh các sàn lớn để lừa đảo người dùng thông qua hình thức tuyển dụng cộng tác viên đặt hàng theo yêu cầu và thanh toán đơn hàng qua tài khoản ngân hàng đã được chúng chỉ định sẵn để chiếm đoạt. "Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo và liên tục khuyến cáo người dùng nhanh chóng báo cáo với Shopee khi nhận thấy hoạt động nào mà họ cho là đáng ngờ", đại diện Shopee lên tiếng.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), nhìn nhận hình thức lừa đảo tuyển dụng hiện nay xuất hiện trên các tin nhắn rất nhiều với các nội dung như: Amazon tuyển người, ngân hàng A tuyển dụng hay sàn thương mại S tuyển cộng tác viên... Tất cả dẫn dắt người nhận tin nhắn sang những nền tảng trực tuyến khác, sau đó bày trò giăng bẫy. "Các hình thức lừa đảo hiện nay đều là "bổn cũ soạn lại" nhưng vẫn lừa thêm rất nhiều nạn nhân mới. Đó là vấn đề chúng tôi rất lo ngại", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, thực tế tội phạm mạng luôn thay đổi, dù có thể một chiêu thức lừa đảo nhưng chúng biến tướng sang hình thức khác nhau và người dùng mất cảnh giác là dễ dàng sập bẫy.
N.BÌNH - Đ.THUẦN
Thủ tướng yêu cầu xử lý lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online mà Tuổi Trẻ phản ánhTTO - Ngày 19-1, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh.
Từ khóa » Cách đánh Sập Shop Trên Shopee
-
[Dịch Vụ] Làm Sao để Tố Cáo Shop Trên Shopee?
-
Hướng Dẫn Cách Tố Cáo, Khiếu Nại Shop Và Sản Phẩm Trên Shopee
-
Cách Shopee Sẽ Xử Lý Vấn đề Khi Bạn Gặp Shop Lừa đảo - đang Update
-
Hướng Dẫn Người Mua Cách Tố Cáo Shop Và Sản Phẩm Trên Shopee
-
Những Lý Do Khiến Tài Khoản Shopee Của Bạn Bị Khóa - ShopeePlus
-
Vì Sao Tài Khoản Shopee Bị Khóa? Cách Khôi Phục Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Cách đăng Ký Bán Hàng Trên Shopee Chi Tiết Cho Người ...
-
Cách để Tránh Các Chiêu Trò Cạnh Tranh Của đối Thủ Trên Shopee
-
Shopee Lừa đảo - Shopee Bán Hàng Có Tốt Không? - Chanh Tươi
-
Người Bán Phải Làm Gì Khi Phát Hiện Khách Hàng đặt đơn Hàng ảo?
-
7 Bí Quyết Bán Hàng Trên Shopee Và Các Sàn Thương Mại điện Tử ...
-
Kinh Nghiệm Kiểm Tra Hàng Và Shop Uy Tín Trên Shopee để Tránh Mua ...
-
Công An Cảnh Báo Thủ đoạn Lừa đảo đặt Cọc Mua Hàng Và Mạo Danh ...