Sắp Sinh Nhưng đành Mất Con - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Một bệnh nhi bị não úng thủy chờ phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: THÙY DƯƠNG |
Chị Đ.T.T.N., 31 tuổi, ở Q.Tân Bình (TP.HCM) từ khi mang thai, chị N. vẫn đi khám thai tại một phòng khám ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Thế nhưng mãi đến khi thai được hơn 31 tuần, qua siêu âm bác sĩ mới chẩn đoán thai nhi bị giãn não thất nặng. Khoảng một tuần sau, chị N. phải chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM.
Phát hiện não úng thủy trễ
Một câu chuyện buồn khác là trường hợp chị L.H.P.. Ngày 17-6, đang chăm con gái tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), đợi đến ngày được mổ, chị L.H.P., 37 tuổi, ở Kiên Giang, kể suốt thời gian mang thai chị tuân thủ đi khám thai định kỳ tại địa phương nhưng không được phát hiện thai nhi bất thường.
Khi con gái được hơn 4 tháng tuổi, thóp trước phì lên, chị thấy lạ nên đưa con đến một phòng khám siêu âm thì bác sĩ chẩn đoán bé bị não úng thủy.
Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, cho biết não úng thủy có thể phát hiện ở người lớn, trẻ em hoặc trong bào thai. Bất cứ tuổi nào cũng có thể bị não úng thủy nhưng não úng thủy thường gặp nhiều ở trẻ và bào thai khi não thất chưa đóng.
Theo bác sĩ Diễm Tuyết, bình thường não với tủy sống là hệ thần kinh trung ương. Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống, thông thương với nhau, bên ngoài được hộp sọ và cột sống bảo vệ, bên trong thêm một lớp bảo vệ nữa là dịch não tủy.
Dịch não tủy sẽ được cân bằng bởi một quá trình bài tiết và quá trình hấp thu. Nếu quá trình bài tiết tăng và quá trình hấp thu bình thường sẽ vẫn dư dịch não tủy và ngược lại quá trình bài tiết bình thường nhưng quá trình hấp thu bị giảm cũng làm tăng dịch não tủy. Khi dịch não tủy tăng, não thất - nơi chứa dịch não tủy - bị giãn ra, được gọi là não úng thủy.
Khi em bé ra đời, nếu dịch não tủy vẫn không cân bằng được, các bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh sẽ phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ đưa một ống dẫn lưu từ não thất xuống bụng. Nếu không được phẫu thuật, não thất sẽ ngày càng giãn ra, chèn ép mô não, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần của trẻ.
Nên khám thai định kỳ
Bác sĩ Phan Minh Trí, khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết mỗi tháng bệnh viện này tiếp nhận 6-7 trường hợp não úng thủy cần phẫu thuật.
Đa số trẻ đến viện đều từ 1-6 tháng tuổi. Đó là những trường hợp được phát hiện giãn não thất trong thai kỳ nên sau khi sinh con, các bà mẹ đưa trẻ đến bệnh viện nhi để khám xem có cần can thiệp không.
Bên cạnh đó cũng có những trường hợp không được chẩn đoán giãn não thất trong thai kỳ, nhưng khi phát hiện trẻ có vòng đầu to hơn những trẻ cùng lứa tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Tất cả trường hợp này đến bệnh viện đều được bác sĩ đo vòng đầu để so sánh với vòng đầu theo bảng chuẩn, sau đó siêu âm đầu, thậm chí chụp CT-scan hoặc MRI sọ não xem não thất bé có giãn không, có sự bất thường về dịch não tủy không?
Tùy từng nguyên nhân gây ra não úng thủy, các bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào giai đoạn trẻ đến bệnh viện sớm hay trễ, dị tật nặng hay nhẹ.
Bác sĩ Trí nhấn mạnh việc khám thai định kỳ trong suốt thời gian mang thai rất quan trọng. Với những trẻ được phát hiện giãn não thất từ thai kỳ, theo dõi trong thai kỳ, sau khi sinh được can thiệp kịp thời, trẻ phát triển gần như gần thường.
Còn những trẻ đến trễ quá, đầu to gấp đôi bình thường (như một dị hình), các bác sĩ không can thiệp được nữa hoặc có thể can thiệp nhưng tiên lượng không tốt về sau. Đối với những trường hợp này, đầu trẻ ngày càng to, mắt nhìn xuống, chậm phát triển tâm thần, vận động, đi không vững, thậm chí không đi được, không giao tiếp được.
Giãn não thất nhẹ: 7/10 ca sẽ tự hết Chẩn đoán giãn não thất trong thai kỳ chủ yếu dựa vào siêu âm và có thể phát hiện giãn não thất trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Những thai nhi bị giãn não thất nặng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên chấm dứt thai kỳ, còn những trường hợp giãn não thất nhẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu tiếp tục theo dõi. Khi thai nhi bị giãn não thất nhẹ, có khoảng 7/10 trường hợp tự thoái lưu không cần điều trị. Những trường hợp còn lại, khi sinh ra cần được theo dõi sớm để quyết định khi nào can thiệp cho phù hợp. |
Từ khóa » Giãn Não Thất ở Thai Nhi 13mm
-
Giãn Não Thất Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Giãn Não Thất ở Thai Nhi: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Giãn Não Thất Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Quốc Tế Hoàn Mỹ
-
Chẩn đoán Và Xử Trí Giãn Não Thất Thai Nhi Mức độ Nhẹ Khuyến Cáo ...
-
Dãn Não Thất Là Gì? - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Giãn Não Thất ở Thai Nhi Là Gì? Những điều Bố Mẹ Cần Quan Tâm Về ...
-
Giải đáp Tư Vấn - Bệnh Viện Trường Đại Học Y - Dược Huế
-
Giãn Não Thất: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Thưa Bác Si! Thai Của Em được 31 Tuần. E Khám Thai định Kỳ Tại ...
-
Giãn Não Thất ở Thai Nhi - Tuổi Trẻ Online
-
Bị Chẩn đoán Giãn Não Thất, Thế Nhưng Khi Ra đời, Cậu Bé Này Lại Có ...
-
Câu Chuyện Vợ Mang Thai Con Bị Giãn Não Thất Của ông Bố Trẻ Khiến ...
-
Giãn Não Thất ở Thai Nhi – Não úng Thủy — IDNA - Xét Nghiệm ADN
-
Hỏi Về Giãn Não Thất ở Thai Nhi ? - Chấm Hỏi - Chamhoi