Sạt Lở Diễn Biến Phức Tạp, ảnh Hưởng đến Sản Xuất Và đời Sống Của ...

Truy cập nội dung luôn MENU
  • TRANG CHỦ
  • CHÍNH QUYỀN
    • GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
    • BỘ MÁY TỔ CHỨC
  • CÔNG DÂN
  • DOANH NGHIỆP
  • DU KHÁCH
​ English Facebook RSS ​ Hỏi đáp​ ​ Sơ đồ cổng - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Sạt lở diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân 06/10/2020 - Lượt xem: 1848

Tại tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô, mức độ sạt lở mỗi ngày thêm phức tạp, gia tăng về số lượng và trên diện rộng đáng lo ngại, đòi hỏi kinh phí lớn để khắc phục

Tại tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn diễn ra ngày càng nghiêm trọng với quy mô, mức độ sạt lở mỗi ngày thêm phức tạp, gia tăng về số lượng và trên diện rộng đáng lo ngại, đòi hỏi kinh phí lớn để khắc phục.

Theo số liệu thống kê từ năm 2016 - 2019, địa phương đã phải đầu tư gần 232 tỷ đồng xử lý, khắc phục 415 điểm sạt lở bờ sông, bờ kênh rạch, với tổng chiều dài trên 42.600m.

Còn riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 92 điểm sạt lở bờ sông, bờ kênh rạch, gần bằng số điểm sạt lở cả năm 2019, với tổng chiều dài trên 3.600m. Tình trạng sạt lở diễn ra tại hầu hết các tuyến sông rạch, kênh, mương lớn nhỏ trên địa bàn với quy mô và mức độ ngày càng lớn, phức tạp, kéo theo làm hư hỏng các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng, nhà cửa nhân dân...Trong đó, những tuyến sông và kênh rạch: Sông Vàm Vé (huyện Gò Công Tây), Kênh 14 cấp nước cho các huyện duyên hải phía Đông; kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Thuộc Nhiêu - Cầu Sao (huyện Châu Thành); sông Ba Rài (huyện Cai Lậy); sông Cái Bè, Kênh 8 (huyện Cái Bè),... thường xuyên bị sạt lở nặng. Tỉnh đã hỗ trợ các địa phương tiến hành xử lý 83 điểm sạt lở nặng với tổng kinh phí gần 69 tỷ đồng. Các điểm còn lại giao các địa phương chủ động trích kinh phí sử dụng từ nguồn ngân sách dự phòng cấp huyện để tiến hành xử lý.

Nguyên nhân đưa đến tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp chủ yếu do hai tác nhân chính là thiên nhiên và con người. Trong đó, đáng kể là nền đất yếu và chịu ảnh hưởng của thủy triều khiến dòng chảy gây xói lở, mật độ kênh rạch dày đặc với nhiều ngã ba, ngã tư có dòng chảy xiết; sóng gió do tàu thuyền lưu thông; tình trạng xây cất lấn chiếm hành lang an toàn giao thông và hành lang giao thông thủy, hoạt động khai thác cát trái phép trên sông, các yếu tố khác,...

Để khắc phục sạt lở bờ sông, bờ kênh rạch một cách căn cơ, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đã chú trọng đưa ra giải pháp phi công trình và giải pháp công trình triển khai thực hiện, tùy theo địa bàn và tính chất khu vực sạt lở. Cụ thể, đối với giải pháp phi công trình, hàng năm, tỉnh hỗ trợ các huyện kinh phí trong mức có thể thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc chủ động phòng ngừa sạt lở, trồng lục bình, cây chắn sóng, trồng cỏ mái kênh rạch để hạn chế sạt lở. Mặt khác, thành lập Ban Quản lý khai thác cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông tại địa phương kết hợp phòng, chống sạt lở đồng thời với nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân xâm hại đến hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, kênh rạch, bờ biển hoặc có các hoạt động gây nguy cơ sạt lở cao. Nếu phát hiện công trình, vật kiến trúc xây dựng xâm phạm trái phép thì kiên quyết xử lý, buộc tháo dỡ, khôi phục nguyên trạng hoặc tiến hành cưỡng chế tháo dỡ nếu không chấp hành.

Theo Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đối với giải pháp công trình, tùy theo tình hình thực tế, địa phương triển khai xây dựng kè bê tông cốt thép kiên cố hoặc kè rọ đá; đóng cừ, đắp đất khắc phục hoặc làm hàng rào phía bên ngoài sông, bên trong thì gây nuôi lục bình tạo bãi bồi phòng, chống sạt lở. Mặt khác, tỉnh yêu cầu các địa phương cần kiểm tra, rà soát kịp thời, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ sạt lở tại các khu vực sạt lở để triển khai đầu tư xử lý, khắc phục.

Ngoài ra, khuyến cáo các huyện chủ động huy động các nguồn lực địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương xử lý, khắc phục sạt lở, không để gây ra thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Trong đó, cần ưu tiên triển khai thực hiện các giải pháp di dời nhà ở, di dời công trình... nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Những điểm sạt lở phức tạp, quy mô lớn và tổng mức đầu tư khắc phục lớn, vượt khả năng cân đối của địa phương thì đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ, xử lý theo quy định.

Minh Trí

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Nông dân huyện Cái Bè tích cực chăm sóc khóm phụng, khóm son phục vụ thị trường Tết - 12/12/2024 Vùng Ngọt hóa Gò Công xuống giống rau màu vụ Thu đông thích ứng biến đổi khí hậu - 12/12/2024 Đổi thay trên xã nông thôn mới kiểu mẫu Mỹ Tân - 11/12/2024 Nhà vườn tích cực chăm sóc nông sản phục vụ Tết - 10/12/2024 Khảo sát mô hình canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải - 10/12/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Xem tất cả Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp(06-05) Hướng dân thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai(24-08) Hướng dẫn bầu cử 2021-2026(19-05) Nâng cao hiệu quả hành chính công(20-01) Về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp(09-01) Slideshow Image 1 Liên kết website Đảng cộng sản Việt Nam Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Bộ Công an Bộ Công Thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tư pháp Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Xây dựng Bộ Y tế An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Kiên Giang Hồ Chí Minh Đang truy cập: Hôm nay: Tuần hiện tại: Tháng hiện tại: Tháng trước: Tổng lượt truy cập: Chung nhan Tin Nhiem MangCổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang - https://www.tiengiang.gov.vn Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Giấy phép số 19/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang cấp ngày 11/9/2023 Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: Số 23, đường 30/4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0273.3873153 - 0273.3977184, Email: banbientap@tiengiang.gov.vn ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang" hoặc "www.tiengiang.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin này // ]]>

Từ khóa » Bờ Kênh Rạch