Sát Trùng Vết Thương Hở Bằng Nước Muối Liệu Có đủ? - Dizigone

Khi có tổn thương da, nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ sát trùng vết thương hở bằng nước muối. Theo suy nghĩ của họ, chỉ nước muối cũng đã đủ để làm sạch, đảm bảo vết thương không còn nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhưng nước muối có thật sự “thần kỳ” như vậy không?

1. Vết thương hở là gì?

Vết thương hở là sự tổn thương ở các mô bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, thường liên quan đến da. Gần như tất cả mọi người đều trải qua ít nhất một lần có vết thương hở trên cơ thể trong cuộc đời của họ. 

Bị ngã, bị tổn thương do các vật sắc nhọn hay bị tai nạn xe cộ là những nguyên nhân gây nên vết thương hở.

2. Quá trình hồi phục của vết thương hở

2.1. Co mạch

Khi bạn bị cắt phải, cọ xát trên da, thường có chảy máu và tạo ra những vết thương  hở. Quá trình hồi phục đầu tiên của một  vết thương đó là co mạch. Sự co mạch do cơ chế phản xạ thần kinh khi bị thương. Co mạch cũng do cả cơ chế thể dịch. Sự tổn thương càng lớn, co mạch xảy ra càng mạnh. Co mạch giúp tránh mất nhiều máu từ vết thương.

2.2. Kết tập tiểu cầu

sat-trung-vet-thuong-ho sát trùng vết thương hở

Giai đoạn kết tập tiểu cầu

Sau giai đoạn co mạch là giai đoạn kết tập tiểu cầu. Giai đoạn kết tập tiểu cầu diễn ra như sau.

Thành mạch tế bào đã bị tổn thương, để lộ ra các lớp collagen, kích thích tiểu cầu bám vào. Tiểu cầu kết hợp với collagen sẽ được hoạt hóa và kết dính lại với nhau. Hiện tượng này gọi là sự kết tập tiểu cầu.

2.3. Đông máu

Quá trình đông máu diễn ra qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Các yếu tố đông máu được hoạt hóa kết hợp với Ca2+ sẽ hình thành thrombokinase.
  • Giai đoạn 2: Thrombokinase sẽ chuyển prothrombin thành thrombin.
  • Giai đoạn 3: Thrombin kích thích fibrinogen thành fibrin. Fibrin có tác dụng kìm huyết cầu trong mạng lưới dần dần co thắt lại làm cho máu đông, do đó bịt kín được các vết thương hở.

➤ Xem thêm: 7 mẹo chăm sóc vết thương hở tại nhà

3. Sát trùng vết thương hở bằng nước muối có đủ để làm sạch?

bang vet thuong

Tại sao dùng nước muối sinh lý để sát trùng vết thương hở?

3.1. Tại sao nước muối sinh lý được dùng để sát trùng vết thương hở? 

Nước muối sinh lý là Nacl 0.9 %, còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt. Vì vậy nước muối sinh lý có công dụng là để dùng ngoài giúp rửa vết thương để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, khả năng sát trùng của nước muối sinh lý là khá yếu.

Với những vết thương nhỏ, nông có thể chỉ cần chăm sóc bằng việc rửa chúng bằng nước muối sinh lý là đủ. Tuy nhiên, đối với các vết thương hở lớn hơn, có nguy cơ nhiễm khuẩn cao thì việc rửa vết thương hở bằng nước muối sinh lý có thể không loại bỏ được hết nguy cơ nhiễm trùng. 

3.2. Hậu quả của nhiễm trùng vết thương hở

Hậu quả của việc nhiễm trùng vết thương hở có thể nặng hay nhẹ tùy mức độ. Nếu nhiễm trùng chỉ ở vị trí vết thương, sẽ khiến vết thương lâu hồi phục, gây đau và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người bệnh.

vết thương chậm lành

Nhiễm trùng vết thương hở có thể nặng hay nhẹ tùy mức độ

Nếu nhiễm trùng lan rộng hơn, người bệnh có thể bị nhiễm trùng tới các lớp sâu dưới da, gây viêm xương tủy. Nặng hơn nữa, vết thương hở có thể gây nhiễm khuẩn khuyết thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời hay bị nhiễm các vi khuẩn đa kháng thuốc.

➤ Xem thêm: Hiểm nguy từ nhiễm trùng vết thương hở

4. Các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách

Để vết thương hở mau lành và không để lại biến chứng, cần chăm sóc một cách hợp lý. Sau đây là quy trình chăm sóc vết thương hở.

4.1. Xử lý tại nhà

Nếu vết thương hở là vết thương nhỏ, nông, không có dị vật, có thể chỉ cần xử lý tại nhà là đủ. Các bước xử lý tại nhà như sau:

  • Làm sạch

Đầu tiên cần làm sạch vết thương. Dùng nước  muối sinh lý hay các dung dịch sát trùng để rửa sạch vết thương hở, các mảnh vỡ còn ở trên vết thương hở cho sạch. 

Dùng nước muối sinh lý hay các dung dịch sát trùng để rửa sạch vết thương hở

  • Cầm máu

Sau đó dùng băng gạc hay vải, băng bó lại vết thương hở để cầm máu. Lưu ý vải dùng băng bó phải vô trùng, nếu không tốt nhất dùng gạc để băng bó. Nếu vết thương rất nhỏ có lẽ không cần băng bó. Bạn cần giữ vị trí vết thương sạch và khô ráo trong vòng năm ngày. Bạn nên nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian này. Có thể chườm đá nếu vị trí vết thương bị sưng. Nếu vết thương phải tiếp xúc với ánh nắng gay gắt từ mặt trời, tốt nhất nên che chắn cẩn thận hoặc dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng từ 30 trở lên. 

Dùng băng gạc hay vải, băng bó lại vết thương hở để cầm máu

4.2. Điều trị tại bệnh viện

Mặc dù có thể chăm sóc tại nhà, song, bạn sẽ phải tới bệnh viện khi có các dấu hiệu sau:

  • Vết thương hở sâu lớn hơn ½ inch.
  • Vết thương không ngừng chảy máu sau khi đã được băng bó.
  • Vết thương chảy máu kéo dài hơn 20 phút.
  • Vết thương do một tai nạn nghiêm trọng gây nên.

Đối với các vết thương hở nghiêm trọng, khi tới bệnh viện bạn sẽ được các bác sát trùng, khâu vết thương và băng bó vết thương. Tùy thuộc vào vị trí vết thương và nguy cơ nhiễm khuẩn, vết thương có thể không phải khâu và có thể để chúng lành tự nhiên khi được chăm sóc đúng cách. Nếu vết thương gây đau, bạn có thể được kê thuốc giảm đau. Nếu vị trí vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, bạn có thể được kê kháng sinh phù hợp.

4.3. Vệ sinh vết thương hở hằng ngày

Dù là chăm sóc vết thương hở tại nhà hay đến bệnh viện, thì những việc cần làm sau đó đều là vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch sát trùng mỗi ngày. 

Việc vệ sinh vết thương hở bằng dung dịch sát trùng là điều cần thiết vì nó tránh cho người bệnh nguy cơ nhiễm trùng từ vết thương. Cơ thể có thể bị nhiễm uốn ván hay các vi khuẩn khác như Clostridium, Streptococcus…

4.4. Dung dịch sát trùng Dizigone – lựa chọn hàng đầu trong chăm sóc vết thương hở

Dizigone và Dizigone nano bạc - nhanh lành vêt thương, không xót, không sẹo

  • Digizone là một dung dịch sát trùng được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
  • Dizigone ứng dụng công nghệ Kháng khuẩn ion – Năng lượng điện hóa dung dịch khoáng để tạo ra các chất oxy hóa mạnh như acid hypochlorous, hydroperoxide,… nên có phổ sát trùng rất rộng trên cả vi khuẩn, virus và nấm.
  • Dizigone có khả năng diệt 100% vi khuẩn, nấm sau 30 giây, hiệu quả đã được kiểm chứng tại Quatest 1- Bộ KHCN. 
  • Với cơ chế an toàn, Dizigone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trinh “đắp vá” tổn thương da của cơ thể. Do đó, vết thương, vết loét lành nhanh chóng, an toàn.
  • Dizigone tiêu diệt được màng biofilm, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm về tác dụng và hiệu quả của Dizigone trong việc sát trùng vết thương tại đây.

4.5. Cách dùng sản phẩm Dizigone

Cách sử dụng dung dịch sát trùng Dizigone:

  • Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào vết thương hở để loại bỏ mầm bệnh, để nguyên tối thiểu 30 giây.
  • Không cần rửa lại bằng nước sau khi sử dụng Dizigone.
  • Nên kết hợp việc rửa bằng Dung dịch kháng khuẩn Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc để tăng hiệu quả kháng khuẩn, lành da và hạn chế sẹo.

dizigone nano bạc

Kem Dizigone Nano Bạc

  • Vết thương hở sẽ nhanh hồi phục hơn khi được dưỡng ẩm phù hợp, vì vậy, rất cần thiết trong việc sử dụng kem Dizigone Nano Bạc để chăm sóc vết thương hở.

Cách sử dụng Kem Dizigone Nano Bạc:

  • Lau vết thương bằng khăn mềm và nước ấm.
  • Thoa Dizigone Nano Bạc ngày 3-4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da tổn thương, cần làm sạch. 

➤ Xem thêm: Bí quyết chăm sóc vết thương nhiễm trùng nhanh lành, không sẹo

Trên đây là những kiến thức về vết thương hở và cách xử lý vết thương hở phù hợp. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn bởi chuyên gia.

Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở tại nhà:

Từ khóa » Dung Dịch Nước Muối Rửa Vết Thương