Sau 10 Năm Gõ Bàn Phím Dvorak Thay Cho Qwerty Tôi Nhận Ra Những ...
Có thể bạn quan tâm
*Bài viết là chia sẻ cá nhân của anh Jon Porter, biên tập viên The Verge được chúng tôi lược dịch
Trong Thế giới công nghệ, thì gần như không có bất cứ thứ gì là trường tồn. Máy tính để bàn cồng kềnh đã được nhiều người dùng thay thế bằng laptop, rồi gần đây nhất là smartphone và máy tính bằng để tăng tính di động. USB Type-A sau gần 1/4 thể kỉ được sử dụng gần đây cũng được thay thế bằng chuẩn USB-C với nhiều tiện tích hơn.
Nhưng có 1 thứ không đổi, 1 tham số trường tồn là cách bố trí phím dạng Qwerty. Dạng bàn phím này đã sống qua thời kì 'quá độ' giữa máy đánh chữ và máy tính điện tử, và gần đây nhất là công cuộc chuyển đổi giữa bàn phím vật lí và màn hình cảm ứng. Nhưng mỗi khi bàn luận về bàn phím Qwerty, lại có nhiều người nói rằng nó không hiệu quả bằng cách bố trí bàn phím Dvorak được phát minh từ những năm 30 của thế kỉ trước.
Theo đó, bàn phím Qwerty có các phím thường đánh (ít nhất là ở tiếng Anh) cách xa nhau, nhằm tránh hiện tượng kẹt phím ở các máy đánh chữ, nhưng cũng vì thế mà làm tay người phải di chuyển nhiều hơn, gây mỏi và giảm tốc độ đánh máy. Bàn phím dạng Dvorak được phát minh để giải quyết vấn đề này, với các phím thường được sử dụng nhiều nhất đặt gần nhau, giúp tốc độ đánh máy nhanh hơn và người dùng cũng có thể sử dụng được lâu dài.
Layout bàn phím Dvorak, khác biệt hoàn toàn so với bàn phím Qwerty
Nhưng cũng phải nói, tất cả những điều này cũng chỉ là lí thuyết, trên thực tế thì như thế nào? Tính tới thời điểm hiện nay, tôi đã chuyển qua bàn phím Dvorak được 10 năm, và tôi có thể khẳng định rằng loại bàn phím này đã làm tôi đánh nhanh hơn, nhưng vì một lí do khác chứ không phải vì cách lí giải nói trên.
Ngược dòng thời gian đến 2009, lúc này tôi mới là một học sinh cấp 3, một ngày khi lướt web đã thấy một bài viết về bàn phím Dvorak và quyết định học nó. Lúc này, tôi có nhiều thời gian, và những công việc làm trên máy tính cũng không quá quan trọng để ảnh hưởng tới cuộc sống, nên việc thử một loại bàn phím mới cũng không phải là điều gì quá to tát.
Ngược hoàn toàn với bàn phím Qwerty tôi đã quen thuộc từ lâu, và học được cách đánh 'mổ cò' tốc độ chậm, thì với Dvorak tôi phải học lại hoàn toàn tư thế gõ. Nhờ việc học lại một layout bàn phím mới, tôi học được cách đặt tay lên hàng phím chính (Home Row), để đánh được những chữ quan trọng nhất, và từ đó học được cách đánh mà không nhìn bàn phím (Touch Type).
Đến nay, 10 năm sau, tôi cũng không nhớ quá nhiều về quá trình học tập này ngoài việc nó thật là rắc rối. Một số bài viết tôi có thể đánh được trong vài giờ bằng cách 'mổ cò' trên bàn phím Qwerty đã tốn của tôi cả buổi chiều trên bàn phím Dvorak, vì tôi không nhớ được các chữ ở vị trí nào. Lúc này, tôi cảm giác như mình là một người già, không biết sử dụng chính máy tính của mình. Song, sau một thời gian luyện tập tốc độ đánh của tôi đã được cải thiện, và tôi hoàn toàn quen với loại bàn phím này. Với Dvorak, tôi không còn đánh 'mổ cò' nữa mà có thể đánh 10 ngón mà không nhìn mặt chữ, giúp cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Vậy đối với tôi, bàn phím Dvorak bắt tôi phải học lại kĩ năng đánh máy, từ đó tăng tốc độ đánh máy, chứ không phải vì loại bàn phím này sắp xếp chữ hiệu quả hơn bàn phím Qwerty. Cũng phải nói rằng việc chuyển sang loại bàn phím này cũng có một vài ưu điểm. Tôi có thể đánh mật khẩu của mình ở nơi đông người mà không sợ bị nhòm ngó, vì mặc dù tôi gõ trên bàn phím vật lý Qwerty nhưng những gì máy nhận được lại là từ layout Dvorak. Hơn nữa, không ai có thể sử dụng được máy tính của tôi, vì gần như tất cả mọi người đều quen với kiểu gõ Qwerty.
Ngược lại, loại bàn phím này cũng có một nhược điểm cố hữu. Tất cả phần mềm hiện này đều được phát triển dựa trên bàn phím Qwerty, nên các phím tắt đều được thiết kế để tiện bấm trên loại bàn phím này. Khi chuyển qua Dvorak, mặc dù các phím đánh chữ có thể đặt gần nhau để đánh từ nhanh hơn, thì các phím tắt lại 'nhảy loạn xạ' trên bàn phím, rất khó bấm.
Tôi không khuyến nghị việc chuyển sang Dvorak cho những ai đã có tốc độ đánh cao trên bàn phím Qwerty, vì chắc chắn họ sẽ phải học lại từ đầu, và rất có thể không đạt được tốc độ như mong muốn.
Nhưng đối với những ai đánh máy quá chậm, nhấn từng chữ 1 thì tôi lại đưa ra một lời khuyên: hãy thử qua Dvorak. Bạn có thể thử thách bản thân, bằng cách để nguyên thứ tự phím vật lí theo dạng Qwerty, nhưng thay đổi layout Dvorak bằng phần mềm. Bằng cách học loại phím mới, rất có thể bạn sẽ đánh nhanh hơn.
Có nhiều người hỏi rằng, liệu tôi còn đánh được bàn phím Qwerty hay không? Câu trả lời là có, nhất là trên smartphone vì ngược với bàn phím vật lí, màn hình cảm ứng của smartphone lại phù hợp hơn với cách đặt chữ dạng Qwerty.
Hãng phụ kiện tuyên bố sẽ ra mắt miếng dán màn hình duy nhất trên thế giới có thể hoạt động với cảm biến vân tay siêu âm của Galaxy S10Từ khóa » Gõ Phím Mười Ngón
-
Cách Luyện Tốc độ đánh Máy Với Typing Master Trên Windows
-
Cách Luyện đánh Máy 10 Ngón Nhanh Nhất
-
Nghề đánh Máy Chữ ở Hà Nội Xưa
-
Bạn Sẽ Bất Ngờ Khi Biết Người Gõ Phím Bằng 10 Ngón Khác Người ...
-
Năm Hoạt động Giúp Trẻ đánh Máy Tốt Hơn
-
Bàn Phím Cơ Không Dây Phong Cách độc đáo, Hotswap, Newmen ...
-
Đánh Giá Huawei MateBook 14: Nước đi Bất Ngờ Của Huawei ở Thị ...
-
Bạn Sẽ Bất Ngờ Khi Biết Người Gõ Phím Bằng 10 Ngón Khác Người ...
-
Vì Sao Nút 'F' Và 'J' Trên Bàn Phím Lại Có đường Lằn Ngang? Giải đáp ...
-
Thông Tư 33/2021/TT-BGDĐT Ban Hành Chương Trình Xóa Mù Chữ
-
Tê Ngón Tay, Bàn Tay: Đừng Cho Là Chuyện Nhỏ
-
Nghiên Cứu Mới: Gõ Bàn Phím Mổ Cò Không Chậm Hơn 10 Ngón
-
ThinkPad X1 Carbon Mới Giá 56 Triệu đồng
-
Một Kỹ Năng để đánh Máy Nhanh Hơn Rất Nhiều