Sâu Bệnh Cây Cảnh - Cách Phát Hiện Và Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
NHỮNG MỐI ĐE DỌA VỚI CÂY CẢNH NỘI THẤT?
Bạn yêu cây cảnh, chăm sóc cây cảnh là việc rất cần thiết đối với bạn, nhưng những tác động của môi trường bên ngoài đến với cây của bạn sau mùa Tết nằm ngoài tầm kiểm soát làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp cây của bạn.
Nhưng loại sâu bệnh cây cảnh tuy không ảnh hưởng lớn đến cây nhưng sẽ làm xấu đi vẻ đẹp cây cảnh của bạn
1. Các loại sâu hại
Cây kiểng thường bị các loài sâu hại như sâu xanh ăn lá, bọ trĩ , rệp sáp tấn công sau khi mùa ra hoa kết thúc:
A. Sâu xanh ăn lá:
Sâu thường ẩn nấp ở mặt dưới của lá, những chỗ lá mọc nhiều, ngọn ăn các chồi non và các mép lá non, đục vào hoa và ăn bên trong,..làm cây suy còi, phục hồi chậm, cây sau tết vừa ra hoa sức yếu nên rất dễ bị sâu tấn công.
Biện pháp: Nếu số lượng cây ít bạn có thể bắt sâu, hoặc có thể phun các loại thuốc sau Pegasus 500SC nồng độ 0,07-0,1%, Ancol 20EC 0,1-0,15%, để diệt sâu.
=> Mua cây cảnh để bàn
B. Bọ trĩ:
Đây là loài sâu hại khó quan sát bằng mắt thường do chúng có kích thước bé, bọ trĩ thường núp dưới mặt lá, gốc cây, hút chích mật hoa, nhựa thân cây làmlá và hoa giảm sắc tố dẫn đến cây bị mất sức.
Biện pháp: Có thể tưới nước ở dưới lá để rửa trôi, hoặc phun các loại thuốc Carbamec, Promecarb hoặc Cabosulfan 0,05-0,1% để có hiệu quả cao
C. Rệp sáp:
Gây hại nặng trên một số cây hoa kiểng. Loại rệp này sống bám ở bề mặt trên của lá, đặc biệt là lá non, trên đài, nụ hoa và ngọn cây.
Những cây như mai, đào sau tết mọc lá non nhiều thì nguy cơ bị tấn công càng cao. Rệp chích hút dịch làm cho cây bị mất dinh dưỡng, do đó trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng.
Biện pháp: Tưới nước là biện pháp có thể đẩy lùi một phần rệp sáp gây hại, nhưng trong trường hợp nhiều hoặc muốn giải quyết nhanh thì dùng các loại thuốc Supracide 40ND, nồng độ phun 0,1-0,15% Bassa 0,1-0,15%, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Ofatoc 400 EC 0,1-0,15%...
=>Mua Cây cảnh văn phòng
2. Các loài bệnh hại
Bệnh do các tác động xấu do thời tiết gây nên?
A. Biến đổi nhiệt độ:
Cây cảnh rất nhạy cảm với việc nhiệt độ thay đổi đột ngột, đây là nguyên nhân có thể nói làm thiệt hại nặng đến cây có hoa, những loài hoa có cánh mỏng thường bị dập hoặc héo, những loài thân thảo thường bị tác động ức chế lại quá trình ra hoa, cây khựng lại không phát triển nữa. Ngoài ra nhiệt độ tăng cao làm hoa kiểng dể bị rối loạn về mặt sinh lý,việc hấp thu dinh dưỡng không ổn định, dễ nhiễm sâu bệnh.
Biện pháp: Tăng cường việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ nhằm giúp việc điều chỉnh quá trình hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó giúp sức đề kháng của cây tốt hơn, bón đầy đủ và cân đối các chất đa, trung, vi lượng. Khi nhiệt độ thấp cần chú ý tăng cường phân bón trong đó chú ý phân kali hoặc phun bổ sung phân bón lá KNO3. Khi nhiệt độ cao cần chú ý tăng cường phân lân, cung cấp nước đầy đủ, chất lượng nước tốt.
B. Mưa:
Do biến đổi khí hậu diễn biến mưa không còn theo quy luật nữa, mưa có thể đến ngay trong những ngày tết, thường thì tết ít mưa, hoặc thỉnh thoảng có những cơn mưa rào xuân không đáng kể, nhưng đối với hoa kiểng mưa làm rụng hoa , dập lá, Gây đổ ngã, thân lá dể bị tổn thương, làm mất tính ổn định của sự sinh trưởng, phát triển của cây.
=> Xem giá cây cảnh để bàn tại đây
Biện pháp:
Chủ động duy chuyển cây của bạn khi gặp mưa lớn, bón phân cân đối NPK, có thể bổ sung phân bón lá KNO3 để tăng cường cho bộ rễ giúp thân lá phát triển cân đối, cứng chắc, có thể bổ sung thêm phân bón lá CaSi. Điều chỉnh lượng nước phù hợp. Trong điều kiện thời tiết bất lợi kéo dài cần phun ngừa các loại thuốc bổ sung cho hệ rễ, giúp cứng lá, giúp lá và thân mau phục hồi mau nảy chồi non trở lại
C. Nắng gắt:
Nắng gắt làm cây héo suy còi, cây có hoa thì trổ hoa nhỏ, làm màu màu sắc hoa không tươi, làm biến màu một số sắc tố của hoa, làm cho hoa có màu sắc nhợt nhạt, chất lượng giảm sút, làm cháy lá non, chuồn ngọn.
Biện pháp:
Cần bổ sung thêm nước thường xuyên để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây, bổ sung thêm các loại phân bón như để giúp cây phát triển mạnh bộ rễ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng nhanh chóng giúp cây mau phục hồi, chủ động lập giàn che chắn để giảm bớt ánh sáng gắt.
D. Các bệnh héo rũ, còi cọc, rụng lá:
Do thiếu hoặc thừa nước làm lá khô héo, mềm, hơi cụp xuống, thân teo, rễ nhỏ. Thiếu dinh dưỡng làm cây sẽ còi cọc, phát triển chậm, lá vàng hoặc biến màu, do thiếu từng yếu tố mà có thể gây nên các hiện tượng khô đầu lá, thối ngọn, khảm vàng trên lá, làm hoa chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt.
Biện pháp:
Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, có biện pháp tháo nước khi cây ngập úng, bổ sung đầy đủ và kịp thời các thành dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Bệnh do nấm, vi khuẩn, virus gây nên?
A. Nấm: Đa số các bệnh trên cây hoa kiểng là do nấm gây nên, có khoảng 30 loại nấm gây hại cho hoa kiểng. Nấm là sinh vật dị dưỡng, không có diệp lục và sinh sản bằng bào tử, bào tử nấm dễ lây lan rất.
B. Vi khuẩn: có rất nhiều loài vi khuẩn gây hại cho hoa kiểng, thường gây ra hiện tượng héo rũ hoặc tao u sưng thân, cành gây thối lá, hoa. Ẩm độ là điều kiện quyết định sự phát triển của bệnh .
C. Virus: là đối tượng gây bệnh có tốc độ lây lan nhanh và khó phòng trừ.
D. Bệnh đốm lá: Bệnh làm xuất hiện các loại hình đốm lan nhanh từ ngoài mép lá rồi ăn sâu vào bân trong có hình tròn hoặc hình dạng bất định , bệnh lan ra và làm lá rụng dần.Biện pháp: Vệ sinh chậu trồng, cắt tỉa bớt cành nhánh để tạo độ thống thoáng vặt bỏ lá già, bị bệnh. Dùng các loại thuốc: Anvil 5SC nồng độ 0,05-0,1%, Topsin nồng độ 0,05-0,1%, để đặc trị khi cây bị bệnh.
E. Bệnh gỉ sắt:
Thường xuất hiện những đốm tròn màu vàng hay màu gỉ sắt, về sau có màu vàng nâu, hơi đỏ, bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá, đôi khi hại cả thân cây, làm cho thân teo tóp lại, nếu không chữa trị kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá làm cho cháy lá, lá vàng rụng sớm.
Biện pháp:
Loại trừ tuyệt đối các cành bệnh, cây bệnh, tạo độ thông thoáng, bón phân hợp lí, khỏe mạnh, phun các loại thuốc Bavistin nồng độ 0,15-0,2%, Zineb BTN nồng độ 0,1-0,3%, để phòng trừ.
F. Bệnh phấn trắng:
Thường xuất hiện trên các bộ phận non của cây, vết bệnh dạng bột màu trắng xám như bột phấn, hình bất định. Mặt dưới lá mô bệnh chuyển sang màu vàng nhạt, làm cho lá khô héo rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được hoặc nở lệch về một bên.
Phấn trắng
Biện pháp:
Cắt bỏ cành lá bị bệnh, bón kali để tăng sức chống chịu cho cây, dùng các loại thuốc Kasuran 0,15%, Derosal 0,1-0,15%, Ridomyl MZ72WP 0,3% phòng trừ rất hiệu quả.
=> Xem thêm cách chăm sóc một số loại cây cảnh
Với những vấn đề gặp phải như trên, chúng tôi đã đề xuất cho bạn các biện pháp và cách phòng trừ hợp lý, chúc bạn thành công trong việc chăm sóc và bảo dưỡng cây cảnh. Mặc khác bancaynoithat.com có thêm dịch vụ cho thuê cây với chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo được sự hài lòng của bạn.
Cây cho thuê có chủng loại đa dạng cả về nội, ngoại thất và cây để bàn, với đội ngũ nhân viên làm việc và các yêu cầu về chăm sóc cây xanh chúng tôi cam kết có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc chăm sóc và phục hồi cây.
Tô Anh Toàn
Từ khóa » Các Loại Bệnh Của Cây Kiểng
-
Các Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cây Cảnh, Cách Phòng Ngừa Và ...
-
11 Bệnh Hại Cây Trồng Thường Gặp Và Cách Phòng Chống
-
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Thường Gặp ở Cây Cảnh Bạn Nên Biết để ...
-
Các Loại Bệnh Cây Cảnh Thường Gặp Và Cách Phòng Trừ - Bancongxanh
-
Các Bệnh Thường Gặp Ở Hoa Cây Cảnh Và Cách Phòng Trừ
-
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Thường Gặp ở Cây Cảnh Bạn Nên ... - Hạt Giống
-
Các Vấn đề Sâu, Bệnh Thường Gặp ở Các Cây Trồng Trong Nhà (indoor ...
-
Bắt Bệnh Các Triệu Chứng Thường Gặp ở Cây Cảnh Và Cách Xử Lý
-
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY CẢNH ( KIỂNG) CHƠI LÁ
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa, Cây Cảnh Và Cách Phòng
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Cây Cảnh Và Cách Chữa Bệnh Của Chuyên Gia
-
Sâu Bệnh Hại Cây Cảnh, Cây Hoa
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cây Cảnh Văn Phòng/Nội Thất