SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY CHANH VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ
Có thể bạn quan tâm
Chanh là loại cây có sức đề kháng mạnh, dễ trồng. Tuy nhiên, chúng vẫn gặp phải những vấn đề như sâu bệnh gây hại. Vậy làm thế nào để nhận biết các loại sâu bệnh hại trên chanh và cách phòng trị hiệu quả? Hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu nhé!
1. Sâu vẽ bùa
- Trên lá xuất hiện những đường màu trắng mờ, ngoằn nghoèo.Một số lá bị quăn lại và cuộn gập vào phía mặt sau lá.
- Để kiểm soát sâu vẽ bùa một cách hiệu quả nhất đầu tiên cần cắt tỉa cành đồng loạt để cây ra đọt đồng loạt. Sử dụng thuốc sinh học Radiant 60SC để phun khắp thân cành lá để diệt trừ sâu non, trứng, xua đuổi ngài vào thời kỳ lộc non mới nhú bằng hạt gạo.
2. Nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng
- Các loại nhện gây hại trên cây chanh phát triển nhanh vào thời tiết nắng nóng. Chúng chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm. Những trái bị nhện hại thường méo mó, nhỏ, màu xạm, giảm nước nhanh hơn quả không bị hại và hư hỏng một cách nhanh chóng.
- Phun phòng trị nhện trên cây chanh bằng Pesieu 500SC, Bihopper 270EC,… Bổ sung Amino Alexin sẽ làm dày lá, tăng diệp lục và nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh.
3. Sâu đục thân
- Sâu đục thân hại chanh là ấu trùng của bọ cánh cứng Xén Tóc. Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Ấu trùng sau khi nở sẽ men theo đường đó xâm nhập vào thân cây và phá hại.
- Tiêu diệt Xén Tóc bằng bẫy đèn hoặc bắt thủ công. Sử dụng thuốc Ansuco 120EC, Dizorin Pro 4.0EC, Bitadin WP,… để tiêu diệt ấu trùng.
4. Rệp sáp
- Rệp sáp phát triển mạnh khi trong vườn bị mất cân bằng sinh thái, trồng cây độc canh, vườn cây thiếu thông thoáng, có cây ký sinh chủ của chúng.
- Để diệt rệp sáp chúng ta cần sử dụng bộ đôi Chất bám dính và thuốc đặc trị rệp sáp Movento 150OD phun ướt đẫm thân cành. Ngoài ra, bạn cũng nên phun xịt kiến bằng Fendona 10SC hoặc Lucky Permethrin 50EC để diệt vật ký sinh mang rệp sáp lên cây gây hại.
5. Bệnh ghẻ loét (đốm mắt cua)
- Bệnh do vi khuẩn phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao gây nên. Ban đầu vết bệnh là những đốm chấm nhỏ màu vàng trong, sau đó đậm dần rồi hoá nâu, gồ ghề trên bề mặt. Xung quanh vết bệnh có 1 quầng vàng rõ rệt, các vết bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới.
- Cần cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh sau đó sử dụng Physan 20SL phun ướt đẫm thân cành lá quả để diệt hết vi khuẩn. Đồng thời sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để kiểm soát nấm bệnh tồn tại ở dưới đất hạn chế lây lan.
6. Bệnh ghẻ sẹo (ghẻ nhám)
- Bệnh do nấm gây ra và dễ dàng lây lan qua các loại côn trùng. Vết bệnh thường lồi lên hình chóp, nổi lên trên mặt lá, mặt lá trái và thường hóa bần. Vết bệnh có thể nằm riêng rẽ hoặc nối liền nhau.
- Tiến hành cắt tỉa tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh để hạn chế lây lan. Phun phòng sâu vẽ bùa, bọ cánh cứng định kỳ trước thời điểm cây ra lộc bằng chế phẩm sinh học Bacillus Thuringiensis. Sau đó sử dụng chế phẩm Pseudomonas để diệt nấm gây bệnh, ngăn ngừa tái phát.
7. Bệnh vàng lá, thối rễ
- Bệnh vàng lá thối rễ trên cây chanh do nấm và tuyến trùng gây hại. Tuyến trùng xâm nhập vào rễ tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ. Từ đó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây hại, tiết ra độc tố làm thối rễ, héo lá, vàng lá, rụng lá khiến cây chết từ từ.
- Để xử lý triệt để bệnh vàng lá thối rễ trên cây chanh cần sử dụng Tervigo 020SC, Stop 5SL,… tưới vào đất để tiêu diệt tuyến trùng và phun Nano Kito 2,6SL để trị nấm bệnh.
8. Bệnh nứt thân xì mủ
- Là loại bệnh phổ biến thường gặp trên họ cam quýt. Bệnh này thường xuất hiện nhiều khi cây bị thiếu canxi. Cây thiếu canxi sẽ khiến vỏ cây, vỏ trái dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi đột ngột do nắng mưa. Khi vỏ cây bị nứt, nấm sẽ xâm nhập gây ra các vết xì mủ trên cây chanh.
- Phòng bệnh nứt thân xì mủ trên cây chanh định kỳ bằng cách cải tạo đất bằng phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng như Humic Trichoderma, hữu cơ vi sinh Đầu Trâu, Saitama,… thường xuyên.
Để xử lý triệt để bệnh xì mủ trên cây chanh cần tiêu diệt sạch nấm và làm lành vết bệnh bằng Alpine 80WG kết hợp với bổ sung thêm các loại phân bón có chứa hàm lượng canxi cao như Canxi Nitrat, Amino Ca, Super Canxi,… cho cây để phòng ngừa nứt thân tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
Hi vọng với những chia sẻ trên của Vườn Sài Gòn có thể giúp bạn có được những cây Chanh sai trĩu quả.
Bài viết liên quan
Blog, Kỹ thuật nông nghiệpNhững lưu ý khi trồng xà lách tại nhà cho người mới bắt đầu
26/12/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpHướng dẫn phun nước vôi trong cho hoa hồng đúng chuẩn và hiệu quả
24/12/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpCách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi
22/12/2024bởi Thuy Hoa BlogCách Trồng Nấm Trong Thùng Xốp Đơn Giản Tại Nhà
18/12/2024bởi Thuy Hoa Blog, Kỹ thuật nông nghiệpTưới nước vo gạo cho cây Mai Vàng, nên hay không?
16/12/2024bởi Thuy HoaĐiều hướng bài viết
Previous Post Ý NGHĨA, CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÚC BÁCH HỢPNext Post KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC TIÊU LỐT TRONG VƯỜN NHÀXu hướng tìm kiếm
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM
Giỏ hàng
Hãy chọn sản phẩm để thêm vào giỏ hàng
CloseTừ khóa » Cách Chữa Muội Cho Cây Chanh
-
Sâu Bệnh Cây Chanh, Cách Trị Sâu Bệnh Cho Cây Chanh
-
Rệp Muội Nâu Trên Cây Thuộc Chi Cam Chanh | Sâu Hại & Dịch Bệnh
-
15 Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Cây Chanh
-
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CÂY CHANH KHÔNG HẠT TỐI ƯU
-
Cách Kiểm Soát Sâu Bệnh Trên Cây Chanh
-
Cách Diệt Rệp Sáp Bằng Cồn Và Xà Phòng đơn Giản, Rất Hiệu Quả
-
Cách Diệt Rệp Sáp Bằng Nước Rửa Chén Hiệu Quả, Nhanh Chóng
-
5 LOẠI SÂU BỆNH HẠI Ở CÂY CHANH THƯỜNG GẶP
-
Cách Khắc Phục Các Bệnh Thường Gặp Trên Cây Chanh - Làm Thợ
-
[Ad.] Cách Kiểm Soát Sâu Bệnh Trên Cây Chanh
-
Cách Kiểm Soát Sâu Bệnh Trên Cây Chanh
-
Giải Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Chanh Không Hạt
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Chanh Cho Trái Quanh Năm
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chanh Dây, Chanh ...