SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY MÍT VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ | THÔNG ĐỎ

Mít là loại cây dễ trồng, nhưng cũng như các loại cây ăn quả khác. Mít cũng có rất nhiều loài gây sâu, bệnh hại trên cây mít. Chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công.Làm giảm khả năng quang hợp của cây và sẽ cho trái không đẹp. Vì vậy, biết và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại cây mít là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và năng suất khi trồng.

1.  Sâu bệnh hại trên cây mít – Bệnh thối nhũng 

Bệnh do các chủng nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Bệnh thường gây hại ở những vườn ươm có độ ẩm cao và quá rậm rạp, phát triển và lây lan rất nhanh.

Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.

1.1 Phòng bệnh thối nhũng trên cây mít 

Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

Tạo vườn thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.

Phun các loại thuốc trị nấm định kỳ như Anvil, Ridomil, Aliette…

1.2 Trị bệnh thối nhũng trên cây mít 

Sử dụng kết hợp sản phẩm sinh học đặc trị nấm Elicitor 250 + Siêu Đồng

Sau 5-7 ngày phun, tiến hành phun lần 2 để diệt sạch nấm bệnh gây hại.

2. Sâu bệnh hại trên cây mít – Bệnh thối gốc chảy nhựa 

Bệnh do nấm Phytopthora gây nên, chủ yếu gây hại nhiều trong mùa mưa. Côn trùng, sâu hại chích hút nhựa cây tạo vết thương trên thân là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytopthora thâm nhập.

Thường những vườn mít quá ẩm ướt, cỏ rác, lá cây chất đống xung quanh vùng gốc làm cho vùng gốc luôn có độ ẩm cao, những vườn trồng quá dày, tán lá rậm rạp thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn.

Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

2.1 Phòng bệnh thối gốc chảy nhựa trên cây mít 

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt.

Bảo vệ các loài thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại.

Phun phòng nấm Phytopthora và các chủng nấm bằng thuốc trị nấm Anvil, Ridomil, Aliette… tạo môi trường thông thoáng, tránh ẩm thấp, đọng nước.

2.2 Trị bệnh thối gốc chảy nhựa trên cây mít 

Bệnh cần được phát hiện sớm, nếu để bệnh ở tình trạng nặng rất khó chữa trị. Nếu phát hiện sớm thực hiện trị bệnh như sau:

Làm sạch, cạo sạch những vết bệnh, sau đó sử dụng Elicitor 250 quét lên bề mặt vết thương nhiều lần cho đến lúc vết bệnh khô thì thôi.

3. Sâu đục thân, đục cành

Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành.

Biện pháp: Sử dụng thuốc trừ sâu như Cyperan 5EC, Decis 2.5EC, Bian 40-50EC, Basudin 50EC… vào giai đoạn cây ra lá non, đặc biệt là đầu mùa mưa

Xem Thêm: Giống cây mít thái

4. Ruồi đục trái

Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái.

Biện pháp: Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vì có thể gây tồn dư độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

5. Sâu đục trái

Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.

Biện pháp: Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học, sử dụng CNS-RS phun để phòng trừ hoặc bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

6. Sâu bệnh hại trên cây mít – Rầy, rệp

Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình. Kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mít: Rầy rệp khi điều tra có mật số cao nên sử dụng Bassan 50EC, Supracide 40EC, Basudin 50EC…

Lưu ý:

– Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp sinh học tăng cường thiên địch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh.

– Cây mít dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng nếu bà con chủ quan không để ý để xử lý các loại sâu bệnh trên thì cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, giảm hiệu quả kinh tế sau này.

Từ khóa » Cây Mít Bị Sâu đục Thân