Sâu Bệnh Hại Trên Cây ớt Và Cách Phòng Trừ | NAMIX
Ớt là cây khá dễ trồng, tuy nhiên ngoài việc chăm sóc để cây có nhiều trái thì cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ớt cũng cực kì quan trọng. Qua bài viết này, Namix sẽ cùng các bạn tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp nhé.
Xem thêm:
Cách trồng húng lủi tại nhà với đất trồng Namix
Sâu bệnh hại trên cây ớt và biện pháp phòng trừ
Quản lý sâu hại trên ớt
Sâu ăn lá.
Nhóm này nhìn thấy được nên thật sự mà nói không hề nguy hiểm. Cần thường xuyên thăm vườn, nếu có sẽ thấy ngay. Chúng ăn các lá non, cắn trái, nhưng không nguy hiểm vì cùng lắm là cắn vài lá, rụng vài trái hoặc cắn vài cây.Chỉ cần nhìn thấy bắt chúng giết (nếu 1 vài chỗ bị ăn) hoặc dùng các loai thuốc trừ sâu thông thường là trị được.
Bọ trĩ, bù lạch
Nhóm này khó nhìn thấy hơn nhưng lại rất nguy hiểm. Con trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Chúng ẩn nấp ở mặt dưới lá non, ngay vùng gân lá nhưng bò nhanh, linh hoạt, đẻ trứng trong mô lá non, chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém. Chúng phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện khô, nóng tuy vòng đời ngắn 10-20 ngày nhưng lại rất dễ kháng thuốc. Vì vậy khi trị nhóm đối tượng chú ý dùng thuốc tăng dần độ độc hại và đổi thuốc thường xuyên mới có hiệu quả. Nhóm chích hút này nguy hại ở chỗ chúng chính là nguyên nhân làm lây truyền virus vào cây.
Xem thêm:
Kỹ thuật trồng ớt cho trái sai không tưởng
Nhện đỏ
Loài này có kích thước cơ thể rất nhỏ, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói, trên mình và chân có nhiều lông cứng. Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng, sau đó chuyển hoàn toàn sang màu hồng. Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non. Chúng chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ phồng rộp. Khi mật độ nhện cao có thể làm cho lá khô cháy. Chúng hút chất dinh dưỡng làm hoa bị thúi, rụng; hút trái làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Phòng trị nhện bằng cách tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, khi mật độ nhện cao dùng phương pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng. Mật độ cao có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin, Propargite , Pyridaben để trị.
Để hạn chế và giảm thiểu tình trạng sâu, bệnh gây hại trên ớt thì ngoài việc chọn giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân phiên cây trồng, làm đất kỹ nên sử dụng phân chuồng có ủ thêm chế phẩm Trichoderma cùng với việc sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hợp lý, tăng cường lượng Canxi cho cây.
Quản lý bệnh hại trên ớt
Bệnh chết rạp cây conDo nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp. Gây hại ngay giai đoạn cây con (lúc trong vườn ươm cũng như khi mới trồng). Tại vị trí điểm tiếp xúc giữa thân với mặt đất bị hóa nâu đen, có thể có sợi nấm xuất hiện. Giai đoạn đầu bệnh ở một bên thân làm cho cây có xu hướng nghiêng, ngã không đứng thẳng được. Nếu bị nặng cây ngã và héo chết luôn.
Biện pháp phòng trừ:
- Làm đất kỹ, tránh ngập úng.
- Không nên trồng cây quá dày.
Bệnh đốm lá: Xuất hiện ở những vườn ươm cây có mật độ cao. Đốm xuất hiện trên mặt lá có thể ở tâm hoặc ở viền. Ban đầu đốm màu vàng sau đó chuyển dần sang nâu đậm và làm lõm luôn.
Biện pháp phòng trừ:
- Khi tiến hành ươm giống nên ươm ở mật độ thưa, có giàn che để kiểm soát nước tưới. Chọn vùng đất (giá thể) không có mầm bệnh, bổ sung vôi vào đất (giá thể) ươm để hạn chế mầm bệnh.
- Khi thấy có dấu hiệu cây bị bệnh có thể dùng 1 trong số các loại thuốc Metaxyl, Benlate, Carbendazim để phòng và trị bệnh.
Xem thêm:
Lớp phủ hữu cơ Namix
Bệnh héo rũ mốc trắng trên ớt:Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii gây ra, bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25- 30 độ C. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm.
Bệnh héo vàng trên ớtBệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra, bệnh ở thời kỳ cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy là phần thân sát mặt đất có vết nấm tạo thành mảng trên bề mặt thân làm phá hủy hệ thống mạch dẫn của cây làm cho cây héo và chết. Chúng phát triển mạnh ở ngưỡng nhiệt 25-30 độ C.
Biện pháp phòng trừ:
- Dọn sạch các mầm bệnh trên đồng ruộng; luân canh cây trồng khác họ; chọn giống khỏe mạnh; tránh làm tổn thương rễ để hạn chế nguồn xâm nhập bệnh; giữ ẩm ở mức vừa đủ cho cây và đặc biệt là bón phân cây đối.
- Có thể dùng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Chlorothalonil, Polyphenol, Validamicin để phòng trị bệnh.
Bệnh héo xanh vi khuẩn
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng thường là vào giai đoạn ớt trong giai đoạn thu hoạch. Ban đầu cây có biểu hiện héo vào ban ngày khi nắng lên, sau đó phục hồi vào ban đêm (nhiều người gọi là bệnh ngủ ngày). Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn. Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. Chúng tồn tại rất lâu trong đất và xâm nhập vào cây qua vết thương, lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động.
Biện pháp phòng trừ:
- Các biện pháp phòng cũng như bệnh do nấm gây ra, nhưng bệnh này khó trị hơn rất nhiều. Những cây bị bệnh chỉ có thể nhổ bỏ khỏi khu vực sản xuất. Dùng các thuốc có gốc đồng hoặc kẽm để trị bệnh (không cho lây lan qua những cây khác) cách li thuốc 3 ngày.
Xem thêm:
Cây bạc hà – kỹ thuật trồng và chăm sóc bạn cần biết
Bệnh thán thư hại ớt
Do nấm Colletotricum spp gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm. Biện pháp phòng bệnh như trên.
Biện pháp phòng trừ:
- Khi trị bệnh có thể dùng một trong số các loại thuốc BVTV sau Iprovalicarb + Propineb(Melody duo 66.75WP), Kasugamycin(Bactecide 20AS, 60WP), Mancozeb (Penncozeb 80 WP), Mancozeb + Metalaxyl (Vimonyl 72 WP).
Bệnh do virus
Có nhiều loại virus gây hại cho ớt nói riêng và các cây trồng khác nói chung. Cây bị bệnh sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt. Lá, hoa có khuynh hướng nhỏ lại về kích cỡ, số lượng hoa và chùm hoa giảm, trái nhỏ và chất lượng giảm. Chúng xâm nhập vào cây qua nguồn giống không sạch hoặc do các vector như bọ trĩ, bù lạch, rầy, nhện,… đưa vào. Đặc biệt nhất là do bọ trĩ, bù lạch – đây là vector truyền virus “hiệu quả” nhất.
Biện pháp phòng trừ:
- Ngoài việc chọn giống sạch bệnh thì việc tiêu diệt các vector là khâu quan trọng then chốt. Khi cây đã bị virus chỉ có thể nhổ bỏ mà gần như không có một phương pháp nào hữu hiệu hơn.
Bên cạnh cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình phát triển của ớt thì ngay từ đầu việc chú trọng đến đất trồng cây cũng quan trọng không kém. Vì đất trồng phải tơi xốp, thoáng nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng thì cây sẽ có sức khỏe và kháng sâu bệnh tốt hơn rất nhiều.
Như vậy, qua bài viết này ngoài kỹ thuật trồng thì các bạn cũng biết thêm về sâu bệnh hại trên cây ớt và cách phòng trừ như thế nào. Namix chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.
Từ khóa » Các Sâu Bệnh Hại Trên Cây ớt
-
Quản Lý Sâu, Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trị Hiệu Quả
-
Một Số Sâu Bệnh Hại ớt Và Cách Phòng Trị - Vườn Sài Gòn
-
Sâu Bệnh Hại Cây ớt
-
Một Số Sâu Bệnh Hại Cây ớt Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Các Bệnh Hại Trên Cây ớt Và Cách Phòng Trừ đơn Giản
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây ớt Và Cách Phòng Trừ
-
Bệnh Gây Hại Thường Gặp ở Cây ớt - VINO
-
BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN ỚT
-
KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ỚT
-
Những Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Cây Ớt
-
[PDF] QUẢN LÝ BỆNH HẠI ỚT
-
Những Loại Sâu, Bệnh Hại Trên Cây ớt Doc - Tài Liệu Text - 123doc