Sâu Bệnh Trên Cây Trầu Bà Và Cách Khắc Phục - Sài Gòn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Thế giới trầu bà vô cùng đa dạng và phong phú, chúng được ứng dụng rất nhiều trong trang trí nhà cửa, nơi làm việc dưới dạng chậu để bàn, chậu cây nội thất; chậu treo ban công; trồng tường cây; trang trí tiểu cảnh sân vườn,…Tuy dễ sống nhưng nếu chăm sai cách sẽ dẫn đến sâu bệnh trên cây trầu bà, làm cây không còn tươi xanh và phát huy được hết công dụng tuyệt vời vốn có. Bài viết hôm nay, Sài Gòn Hoa xin bật mí một vài loại “sâu bệnh trên cây trầu bà và cách khắc phục” để quý anh chị và các bạn kịp thời khắc phục ngay tại nhà nhé!
1. Cây trầu bà bị vàng lá
Có nhiều nguyên nhân khiến cây trầu bà bị vàng lá.
- Nếu trên lá có những vệt màu vàng đậm, từ gân lá, các đốm nây, đen xuất hiện ở lá già, lá non hoặc những lá ở giữa thân thì có thể cây đã bị úng nước.
- Khi các lá ở dưới gốc với các mép lá có màu vàng nhạt, lá cây mỏng hơn thì cây đang khô nước. Cây bị khô nước thường kèm theo là các lá lụa bọc ngoài lá; ngọn non của cây trầu bà cũng chuyển sang vàng nhạt, nâu và dễ rụng khi lá non chưa bung ra.
Cách khắc phục
- Để khắc phục tình trạng này, cây cần được theo dõi độ ẩm thường xuyên.
- Lưu ý chế độ tưới phù hợp để cây được cung cấp đủ nước, không bị thừa dẫn đến úng cây hoặc không thiếu nước làm cho cây bị khô. Trước khi tưới nước, anh chị và các bạn nên kiểm tra độ ẩm đất, nếu thấy lớp đất mặt phía trên của chậu đã khô thì tiến hành tưới.
- Ngoài ra giá thể trồng cây phải đảm bảo thoát nước tốt và chậu trồng có lỗ thoát nước phù hợp; đặt cây ở vị trí không gây bít các lỗ thoát nước để làm giảm tình trạng ngập úng của cây.
2. Cây trầu bà bị cháy lá
Cây trầu bà là cây ưa ánh sáng bán phần, có thể trồng trong mát, bóng râm hoặc dưới tán cây khác. Do đó khi đưa cây ra nắng trực tiếp, nơi có nắng gắt thì cây sẽ bị cháy lá.
Các mép của lá, đặc biệt là lá non bị cháy, trên lá có các vệt cháy xém màu nâu nhạt. Cây bị cháy nắng làm giảm diện tích lá quang hợp, thân cây và lá nhỏ, cây phát triển kém.
Cách khắc phục
Anh chị và các bạn nên chọn vị trí trồng phù hợp. Nên trồng cây trong mát, nơi có bóng râm hoặc trong nhà, nếu trồng ngoài trời cần có lưới che để giảm bớt ánh nắng trực tiếp cho cây.
3. Cây trầu bà bị thối rễ
Cây trầu bà bị thối rễ là một loại bệnh dễ gặp ở cả cây trồng trong đất lẫn trồng trong nước. Cây bị thối rễ cũng chính là nguyên nhân làm cho lá cây bị vàng, cây úng và chết. Khi trồng trong đất không thông thoáng, không thoát nước tốt, bị nén hay lỗ thoát nước bị bít lại dễ làm cây bị thối rễ. Còn đối với cây trồng trong nước, không thay nước thường xuyên, nguồn nước không đảm bảo cũng sẽ làm rễ cây bị thối.
Cách khắc phục
- Để cây trầu bà không bị thối rễ, điều lưu ý đầu tiên đó chính là chọn loại giá thể trồng tơi xốp, thoát nước tốt, thay đất khi cây quá lớn; cành lá um tùm và rễ cây mọc nhiều.
- Ngoài ra, anh chị và các bạn cần kiểm tra chậu có thoát nước tốt không, tưới vừa đủ để tránh không làm thừa nước.
- Với cây trồng trong nước, cần được thay nước thường xuyên để rễ cây lấy dinh dưỡng tốt hơn.
- Sử dụng nguồn nước sạch, nếu dùng nước máy thì để qua đêm hoặc đem phơi nắng để Clo bay hơi hết, nước không bị phèn. Nên bổ sung thêm các dung dịch thủy canh vào nước để bổ sung dinh dưỡng cho cây, cây phát triển xanh tốt và khỏe hơn.
4. Cây trầu bà bị rệp sáp gây hại
Cây trầu bà tuy ít sâu bệnh nhưng với rệp sáp thì đây lại là đối tượng gây hại nghiêm trọng. Rệp sáp bám ở rễ, thân và trong các kẽ lá, chích hút nhựa của cây. Những cây trầu bà bị rệp chích sẽ còi cọc, phát triển kém, lá bị xoăn, dễ bị nấm bệnh xâm nhiễm. Ngay cả các cây trồng trong nước cũng vẫn có thể bị rệp sáp trong các nách lá và gây hại cho cây.
Cách khắc phục
- Khi cây bạn bị rệp sáp chích hút trên lá, anh chị và các bạn dùng tăm bông có thấm cồn hoặc nước vôi, lau nhẹ vào các nách lá có rệp để loại bỏ chúng, làm như vậy 2 lần/tuần, sau 2 tuần cây sẽ sạch không còn rệp nữa.
- Với cây bị rệp bám vào rễ, bị đất che phủ, anh chị và các bạn cần kiểm tra rễ cây dùng thuốc tím pha với nước, tưới vào gốc cây tuần 2 lần hoặc thay đất trồng mới.
- Kiểm tra cây thường xuyên và tỉa bớt lá, cành của cây để chậu cây thông thoáng hơn, giảm rệp và bệnh phát sinh.
***Video sâu bệnh trên cây trầu bà và cách khắc phục
Hy vọng bài viết “sâu bệnh trên cây trầu bà và cách khắc phục” sẽ giúp ích cho anh chị và các bạn có được những cây trầu bà xanh tốt và ưng ý!
***Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ vườn Sadec: Đường Vành đai Tây Bắc, Xã Tân Quy Tây, Tp.Sadec, Đồng Tháp
ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859
Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com
Website: https://saigonhoa.com/
Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn
Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa
Rate this postTừ khóa » Cây Trầu Bà đế Vương Xanh Bị Vàng Lá
-
Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
-
Cây Trầu Bà đế Vương Bị Vàng Lá, Nguyên Nhân + Cách Xử Lý
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà đế Vương Phong Thủy
-
Nguyên Nhân Cây Trầu Bà Bị Vàng Lá - Vườn Vân Loan
-
Cây Trầu Bà Bị Vàng Lá Cho Loại Dung Dịch Này Vào Xanh Tốt Lại, Lá To ...
-
Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà đế Vương đỏ Luôn Tốt
-
Trầu Bà đế Vương Vàng – Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Trầu Bà Lá Xẻ Bị Vàng Lá - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà đế Vương Luôn Xanh Tốt
-
Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà đế Vương Xanh, Vàng, đỏ.
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trầu Bà Đế Vương Vàng - Plant Care
-
# 1 【CHĂM SÓC】Cây Trầu Bà đế Vương Xanh Tốt Quanh Năm
-
CÂY TRẦU BÀ BỊ CHÁY LÁ - NongDanMo