Sau Các Cơn Bão, Hãy Coi Chừng Lừa đảo
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ với nhà cung cấp của mình để giải quyết bất kỳ các vấn đề nào liên-quan-đến-dịch-vụ. Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề này với nhà cung cấp của mình, bạn có thể nộp một đơn khiếu nại hoặc chia sẻ câu chuyện của bạn với FCC thông qua Trung tâm Khiếu nại của Người tiêu dùng (nói tiếng Anh). Bạn sẽ tìm thấy các hướng dẫn ở đó cho việc nộp một đơn khiếu nại, cùng với thông tin thêm về những gì diễn ra sau khi một đơn khiếu nại được nộp lên.
Các thảm hoạ tự nhiên và những hiện tượng thời tiết cực đoan có thể tạo ra các cơ hội cho những trò man trá thừa lúc chúng nổi lên, xảy ra vào thời điểm mà mọi người có thể dễ bị tổn thương nhất, hoặc nhắm vào lòng nhiệt huyết từ thiện.
Những kẻ lừa đảo sử dụng điện thoại, tin nhắn, thư tín, thư điện tử, và thậm chí là đến tận cửa từng nhà để nhắm vào cư dân của những khu vực bị ảnh hưởng sau khi những cơn cuồng phong và giông bão tàn phá.
Hãy Coi Chừng Những Điều Bị Gắn Cờ Đỏ
Trước hết, bạn phải biết rằng các viên chức chính quyền ở những cơ quan hỗ trợ khi có thảm hoạ thì không gọi đến hay nhắn tin để yêu cầu thông tin tài khoản tài chính, và không cần phải đóng khoản phí nào để đăng ký được nhận hay được trợ giúp từ FEMA hoặc Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ khi có thảm hoạ. Bất kỳ ai tự nhận là viên chức liên bang mà lại đòi hỏi tiền bạc thì đó là một kẻ mạo danh.
Hãy nhớ rằng những trò lừa đảo qua điện thoại thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để cố tình làm sai lệch thông tin truyền tải đến cho phần hiển thị ID người gọi của bạn nhằm nguỵ trang danh tính của chúng hoặc để khiến cho cuộc gọi có vẻ như là chính thức.
Nếu ai đó gọi đến tự nhận là viên chức chính quyền, thì bạn hãy gác máy và gọi đến cho số được liệt kê trên trang mạng chính thức của cơ quan chính quyền đó. Đừng bao giờ tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào trừ khi bạn đã xác nhận là mình đang làm việc với một viên chức hợp pháp. Các nhân viên và đặc vụ mà đến gõ cửa nhà cư dân thì bắt buộc phải đem theo thẻ định danh chính thức và trình ra khi được yêu cầu, và họ không được yêu cầu hay nhận lấy tiền bạc.
Các Bước Để Tránh Được Những Trò Lừa Đảo Bảo Hiểm Sau Thảm Hoạ
Nếu bạn nhận được một cuộc gọi về một yêu cầu bồi thường hoặc chính sách bảo hiểm, thì đừng cho biết bất kỳ thông tin cá nhân nào hay đồng ý với bất kỳ khoản thanh toán nào cho đến khi bạn có thể độc lập xác minh rằng cuộc gọi đó là hợp pháp. Nếu người gọi đến bảo rằng họ là từ công ty bảo hiểm của bạn, thì hãy gác máy và liên lạc trực tiếp với đại lý hoặc công ty của bạn bằng số trên bảng kê tài khoản của bạn. Người được bảo hiểm trong Chương trình Bảo hiểm Lũ lụt Quốc gia (NFIP Trực tiếp) có thể gọi cho số 1-800-638-6620.
Các nhà thầu và công ty cải thiện nhà cửa cũng có thể gọi đến nhận là đối tác với nhà cung cấp bảo hiểm của bạn. Đừng bao giờ cho biết mã số bảo hiểm, chi tiết chi trả bảo hiểm, hay các thông tin cá nhân khác cho các công ty mà với họ bạn chưa từng thực hiện một hợp đồng nào. Nếu tiểu bang của bạn có yêu cầu giấy phép, thì hãy xác mình rằng bất kỳ nhà thầu nào bạn đang cân nhắc có được cấp phép hay chưa và có kèm theo khoản bảo hiểm thoả đáng hay không. Nhiều tiểu bang có các cơ sở dữ liệu trực tuyến có thể dùng để kiểm tra.
Những Trò Lừa Đảo Về Từ Thiện Cứu Trợ Thảm Hoạ
Người tiêu dùng cũng nên cảnh giác với những kẻ lừa đạo giả làm đại diện của các quỹ từ thiện đang tìm kiếm sự quyên góp để cứu trợ thảm hoạ. Có một vài bước bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân bạn khỏi loại lừa đảo man trá này:
- Quyên góp cho những quỹ từ thiện nổi tiếng, được tin cậy. Hãy cẩn trọng với những kẻ lừa đảo tạo lập những quỹ từ thiện giả mạo trong lúc có thảm hoạ tự nhiên. Hãy luôn xác minh tính hợp pháp của một quỹ từ thiện thông qua trang mạng chính thức của họ. Nếu bạn có nghi ngờ, thì bạn có thể kiểm tra với Liên minh Cho đi Thông thái của Văn phòng Cải thiện Kinh doanh (bằng Tiếng Anh), Hoa tiêu Thiện nguyện (bằng Tiếng Anh), Tháp canh Thiện nguyện (bằng Tiếng Anh), or Sao Dẫn lối (bằng Tiếng Anh). Bạn cũng có thể kiểm tra với Liên hiệp Quốc gia của Các Viên chức Thiện nguyện Tiểu bang (bằng Tiếng Anh) xem liệu các quỹ từ thiện có phải đăng ký ở nơi tiểu bang của bạn hay không và xem liệu quỹ từ thiện đang liên lạc với bạn có nằm trong hồ sơ của tiểu bang bạn hay không.
- Hãy xác minh tất cả các số điện thoại dành cho từ thiện. Nếu bạn cần phải liên lạc với một quỹ từ thiện bằng điện thoại, thì hãy kiểm tra trang mạng chính thức của quỹ từ thiện để xem liệu số mà bạn đang có là có hợp pháp hay không. Nếu bạn dùng tin nhắn để quyên góp, thì hãy kiểm tra với quỹ từ thiện để đảm bảo rằng số đó là hợp pháp trước khi thực hiện quyên góp.
- Đừng mở các thư điện tử khả nghi. Nếu bạn nhận được một thư điện tử khả nghi yêu cầu quyên góp hay các hỗ trợ khác, thì đừng nhấn vào bất kỳ đường dẫn hay mở bất kỳ tệp đính kèm nào. Những kẻ lừa đảo thường hay dùng thư điện tử để tấn công giả mạo và để phát tán phần mềm độc hại.
- Hãy xác minh thông tin ở các bài đăng trên truyền thông xã hội. Hãy kiểm tra lại bất kỳ sự nài xin quyên góp từ thiện nào trước khi bạn cho đi. Trang GoFundMe và các trang khác thường đăng tải những thỉnh cầu của cá nhân xin được trợ giúp và không được hiệu chỉnh (bằng Tiếng Anh) bởi các trang hay các nguồn khác.
Để báo cáo trò man trá đáng nghi, hãy gọi cho Đường dây nóng miễn cước về Trò gian trá trong Thảm hoạ của FEMA qua số 1-866-720-5721. Nếu như bạn cần báo cáo các hoạt động gian trá khác trong hay theo sau một thảm hoạ tự nhiên, thì vui lòng thông báo cho FEMA qua số 1-866-720-5721 hoặc disaster@leo.gov.
Bạn cũng có thể nộp một khiếu nại với FCC (Uỷ ban Truyền thông Liên bang) (bằng Tiếng Anh) về những trò lừa đảo qua điện thoại, hoặc với FTC (Uỷ ban Thương mại Liên bang) (bằng Tiếng Anh) về những trò gian trá.
Trung tâm Hỗ trợ Người tiêu dùng
Các hướng dẫn cho người tiêu dùng của FCC cung cấp những lời khuyên về cách tránh được trò giả mạo ID người gọi và các cuộc gọi tự động (robocall) vốn có thể giúp bạn tránh bị lừa gạt. Để tìm hiểu thêm về những trò lừa đảo và cách để tránh được chúng, hãy xem Từ điển thuật ngữ của FCC về Những trò lừa đảo (bằng Tiếng Anh) hoặc vào xem Trung tâm Hỗ trợ Người tiêu dùng của FCC ở trang fcc.gov/consumers (bằng Tiếng Anh).
Từ khóa » Dễ Bị Lừa Trong Tiếng Anh
-
DỄ BỊ LỪA - Translation In English
-
Dễ Bị Lừa«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh - Glosbe
-
Glosbe - Dễ Bị Lừa In English - Vietnamese-English Dictionary
-
Nghĩa Của "dễ Bị Lừa" Trong Tiếng Anh - Từ điển Online Của
-
Nghĩa Của Từ Bị Lừa Bằng Tiếng Anh
-
DỄ BỊ LỪA GẠT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
TÔI ĐÃ BỊ LỪA Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Vì Sao Xã Hội Dễ Bị Lừa Gạt Bởi Những Lời Dối Trá? - BBC
-
Teen 2k4: Đừng Bị Lừa Bởi 5 Cái Bẫy Tiếng Anh đơn Giản Thế Này!
-
Danh Sách Các Trò Lừa đảo Thuế “Dirty Dozen” Của Sở Thuế Vụ Cảnh ...
-
Scam Là Gì? Các Loại Scam Thường Gặp, Cách Nhận Biết & Phòng Tránh
-
'bị Lừa' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
Những Câu Dễ Bị Lừa Trong đề Thi Trắc Nghiệm Tiếng Anh - 123doc
-
[PDF] Fraud - Minnesota Department Of Public Safety
-
Bảo Vệ Tài Chính Của Quý Vị Khỏi Sự ảnh Hưởng Của Dịch Coronavirus
-
Vietnamese - Những điều Quý Vị Cần Biết Về Các Trò Lừa Gạt Và Làm ...
-
28 Thành Ngữ Tiếng Anh Về Tình Yêu Dễ Thương - British Council