SÂU CUỐN LÁ LỚN - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Nông - Lâm - Ngư >
- Nông nghiệp >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.4 MB, 233 trang )
Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoai1. Phân bố.Loài sâu này hiện diện khắp các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như Việt Namnhưng không phải là loài quan trọng.2. Ký chủ.Ngoài lúa, sâu còn có thể sinh sống trên mía, sorgho, cỏ lồng vực, cỏ cú, cỏ mần trầu,Paspalum.Sâu cuốn lá lớn Parnara guttataBremer : a. Bướm, b. Sâu, c. Nhộng(Theo Hồ Khắc Tín, 1982)3. Đặc điểm hình thái và sinh họcBướm có chiều dài từ 17-19 mm, sải cánh rộng 25-40 mm. Thân màu đen lẫnmàu vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau. Râu đầu mọc gần mắt kép, cuối râu có hìnhmóc câu. Mặt lưng của ngực và bụng phủ lông màu xanh vàng. Cánh trước màu nâuđậm, khoảng giữa cánh có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung. Cánh sau màu nâuđen, gần cạnh ngoài có 4 đốm trắng. Thời gian sống của bướm từ 7-20 ngày, mộtbướm cái đẻ trung bình 120 trứng.Trứng hình bán cầu, đỉnh hơi lõm ở giữa, đường kính khoảng 0,7 mm. Trứngmới đẻ màu trắng, sau chuyển thành nâu vàng, lúc sắp nở màu đen tím. Giai đoạntrứng từ 4-7 ngày. Trứng có tỉ lệ nở rất cao ( 80 -100% ).Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu đen to. Sâu lớn đủ sức dài từ 20-40 cm, rộng4 mm, hai đầu thon nhỏ, giữa nở to. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 10-25 ngày. Nhộng dàitừ 30-33 mm, màu vàng nhạt, sắp vũ hóa có màu nâu đen. Giai đoạn nhộng từ 5-10ngày.4. Tập quán sinh sống và cách gây hạiBướm thường vũ hóa vào buổi sáng, từ 6-9 giờ, hoạt động mạnh lúc sáng sớm32Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaivà chiều tối. Bướm đẻ trứng vào buổi sáng, rải rác ở mặt dưới lá gần gân chính.Sâu non vừa nở ra gặm ăn vỏ trứng, sau đó bò ra bìa lá hoặc đầu lá nhả tơ dệtthành một bao hình ống tròn và sống trong đó; sâu lớn dần sẽ nhả tơ tiếp tục ghép cáclá kế cận thành một bao lớn. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ trộn lẫn với chất bột trắng cuốibụng cuốn lá lại thành một bao mới để hoá nhộng bên trong hoặc có thể nhả tơ dệt kénhóa nhộng dưới khóm lúa, giữa các thân lúa. Ban ngày sâu sống trong bao lá, ban đêmhay trời râm mát bò ra khỏi bao ăn.5. Biện pháp phòng trịHệ thiên địch của sâu cuốn lá lớn tương đối phong phú, do vậy, chỉ nên sử dụngcác loại thuốc trứ sâu khi sâu có mật số cao.RẦY NÂUTên khoa học: Nilaparvata lugens StalHọ Rầy Thân (Delphacidae), Bộ Cánh Đều (Homoptera)1. Phân bốRầy nâu xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa, nhất là các nước ở đồng bằng nhiệt đớiÁ châu như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, đảo Solomon, Indonesia, Fiji, Malaysia,Nhật, Phillipines, Thái Lan, Sri Lanka, Tân Guinea, Triều Tiên, Trung Quốc, ViệtNam...2. Khả năng gây hạiTại Việt Nam, rầy nâu được ghi nhận xuất hiện trên lúa từ rất lâu nhưng không gâythành những trận dịch lớn do chỉ trồng lúa mùa, một vụ trong một năm. Các giống lúangắn ngày của Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế tại Philippines được đưa vào ViệtNam từ năm 1965; đầu tiên được trồng tại các tỉnh miền Trung, và ngày càng đượctrồng nhiều vụ trong một năm là điều kiện để Rầy Nâu nhanh chóng nhân mật số vàđến năm 1969 rầy nâu bắt đầu gây hại cây lúa mạnh ở Phan Rang và một số tỉnh miềnTrung.- Từ năm 1971 đến năm 1974, rầy nâu đã gây hại cây lúa tại nhiều vùng thuộccác tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, diện tích lúa bị hại năm1974 lên đến 94.800 ha.- Từ năm 1977 đến năm 1979, rầy nâu đã gây thành dịch tại một số tỉnh ở đồngbằng sông Cửu Long với diện tích lúa bị hại khoảng một triệu hecta; nhiều nơi bị mấttrắng, thiệt hại đến hàng triệu tấn lúa.- Từ vụ Hè - Thu năm 1988 đến Đông - Xuân năm 1989 - 1990, rầy nâu đã phátsinh và thành dịch gây hại nặng ở một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,Tiền Giang, Minh Hải.- Riêng năm 1990, ở đồng bằng sông Cửu Long, tính cả 3 vụ sản xuất có33Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaikhoảng 237.820 hecta lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa cả năm.Ngoài ra, rầy nâu còn truyền bệnh cho cây lúa như bệnh lùn xoắn lá, lúa cỏ.Diện tích lúa Đông - Xuân năm 1992-1993 bị nhiễm bệnh lùn xoắn lá được ghi nhậntại các tỉnh Cửu Long, Sóc Trăng, Cần Thơ và Vĩnh Long lên đến khoảng 40%.3. Ký chủNgoài lúa, rầy nâu còn có thể sống trên lúa hoang. Cỏ Leersia japonica, cỏ gấu, cỏlồng vực cũng đôi khi bị rầy nâu tấn công nhưng các quần thể rầy nâu này không pháttriển được trên cây lúa.4. Đặc điểm hình thái và sinh họcRầy Nâu có cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Phần gốc râu có 2đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước cómột đốm đen, khi hai cánh xếp lại hai đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm đento trên lưng.Nilaparvata lugens: thành trùng cánh ngắn và vòng đời (Theo Reissig vaìctv., 1986)Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6-4,0 mm. Rầy cái màu nâu nhạt và kích thước cơthể to hơn rầy đực; chiều dài cơ thể từ 4 đến 5 mm, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặtdưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén nhọn màu đen.Thành trùng Rầy Nâu có 2 dạng cánh:- Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để bay đi tìm thức ăn.- Cánh ngắn phủ đến đốt thứ 6 của thân mình; dạng cánh này chỉ phát sinhkhi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, và có khả năng đẻ trứng rất cao.Đời sống trung bình của thành trùng Rầy Nâu khoảng từ 10-20 ngày, trong thờigian đó một rầy cái cánh dài đẻ khoảng 100 trứng, và rầy cái cánh ngắn đẻ từ 300 đến400 trứng. Nếu điều kiện thích hợp, một rầy cái có thể đẻ đến cả ngàn trứng.Trứng Rầy Nâu được đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng cótừ 8-30 cái. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài từ 0,3-0,4 mm, mới đẻ màu trắng trong,sắp nở màu vàng. Phía trên đầu trứng có bộ phận che lại gọi là nấp trứng. Thời gian ủtrứng từ 5-14 ngày.Ấu trùng Rầy Nâu hay còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa,càng lớn rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt. Ấu trùng Rầy Nâu tuổi lớn rất giống34Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaithành trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của thành trùngcánh ngắn thì trong suốt với các gân màu đậm. Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi, phát triểntrong thời gian từ 14 - 20 ngày.35Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoai5. Tập quán sinh sống và cách gây hạiSau khi vũ hóa từ 3-5 ngày, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách rạch bẹ láhoặc gân chính của phiến lá, gần cổ lá, khi mật số cao, đẻ vào bên trong mô thành từnghàng. Khoảng 3 ngày sau, các vết đẻ trên bẹ lúa có màu nâu do nấm bệnh xâm nhậpvào, các vết này dài từ 8-10 mm chạy dọc theo bẹ lá. Rầy cái tập trung đẻ trứng ở gốccây lúa, cách mặt nước từ 10-15 cm. Rầy trưởng thành cánh dài bị thu hút nhiều bởiánh sáng đèn và vào đèn nhiều lúc trăng tròn, bay vào đèn nhiều từ 8-11 giờ đêm.Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều thích sống dưới gốc cây lúa và có tậpquán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn tránh khibị khuấy động. Rầy Nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao có thểgây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:- Lúa đẻ nhánh: rầy chích hút nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọctheo thân do nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo.- Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy thường tập trung chích hút ở cuống đòng non.- Lúa chín: rầy tập trung lên thân ở phần non mềm.Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích hútvào bó libe của mô hút nhựa. Trong khi chích hút rầy tiết nước bọt phân hủy mô cây,tạo thành một bao chung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển nhựa nguyên vànước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây nên hiện tượng "cháy rầy".Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp như trên, Rầy Nâu còn gây hại gián tiếp chocây lúa như:- Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do sựxâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn.- Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cảntrở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.- Rầy nâu thường truyền các bệnh lúa cỏ (grassy stunt), lùn xoắn lá (raggedstunt) cho cây lúa, trầm trọng nhất là bệnh lùn xoắn lá. Triệu chứng để nhận diện bệnhnày là bụi lúa vẫn giữ màu xanh dù đã đến lúc thu hoạch, chóp lá xoắn lại, lá rách dọctheo bìa, cây đâm thêm chồi ở các đốt phía trên. Nhìn chung, cả bụi lúa lùn hẳn và lácó màu xanh đậm. Mức độ lùn của cây lúa còn tùy thuộc vào thời gian lúa bị nhiễmbệnh:* Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng đầu sau khi sạ, bụi lúa lùn hẳnvà thất thu hoàn toàn.* Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ bôngnhưng rất ít hoặc đòng lúa không thoát ra được, hạt bị lép nhiều, năng suất thất thukhoảng 70%.* Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ khi lúa tròn mình trở về sau,bụi lúa sẽ không lùn và có thể trổ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có thể thất thuđến 30%.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật sốa/Thức ăn. Đây là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với việc tănghoặc giảm mật số rầy nâu trên đồng ruộng.* Giống lúa: Các giống lúa ngắn ngày, đáp ứng với phân đạm nhiều, lá xanh,36Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaithân mềm, năng suất cao nhưng không kháng rầy cao được trồng nhiều là nguồn thứcăn ưa thích của rầy. Hơn nữa lúa mùa vẫn còn trồng tại một số địa phương nên đây lànơi để rầy nâu lây lan sang vụ Đông-Xuân hàng năm vì lúa mùa cao cây, rậm rạp rấtthích hợp để rầy sinh sống.* Mùa vụ: Lúa cao sản được trồng liên tục 2 - 3 vụ trong một năm nên trênđồng ruộng luôn có thức ăn thích hợp cho rầy nâu.* Các điều kiện khác:- Phân bón: Việc bón nhiều phân, nhất là đạm, làm cho cây lúa xanh tốt, nhiềudưỡng chất, thân mềm, dễ thu hút rầy tới sinh sống và phát triển mật số.- Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi càng phát triển và hoàn chỉnh giúp cây lúa pháttriển tốt, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho rầy tới sinh sống và phát triển mật số.b/ Thời tiết:* Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để Rầy Nâu phát triển là từ 25-30oC. Theo thínghiệm của Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế, Rầy Nâu cái nuôi ở nhiệt độ 20oC cóthời gian đẻ trứng kéo dài 24 ngày, trong khi ở 30oC thì thời kỳ này chỉ còn 3 ngày.* Ẩm độ và lượng mưa: Mưa lớn và liên tục trong nhiều ngày sẽ làm rầytrưởng thành bị suy yếu, rầy cám bị rửa trôi, đồng thời rầy cũng dễ bị nấm bệnh tấncông; trong khi mưa nhỏ hoặc mưa nắng xen kẻ, trời âm u rất thích hợp để rầy pháttriển mật số. Ẩm độ thích hợp đối với Rầy Nâu là từ 80-86%.* Gió: Rầy Nâu có khả năng di chuyển xa và nếu có gió rầy bốc lên theo gió vàbị cuốn đi có thể đến những nơi rất xa. Các báo cáo ở Nhật và Phillipines cho thấy RầyNâu di chuyển rất xa, có thể đến hàng chục ngàn cây số.Yếu tố thức ăn và thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành số lượng rầy cáihoặc đực cũng như dạng cánh ngắn hay dài:-Tỉ lệ rầy cái/đực:# Ở thời kỳ đẻ nhánh đến trổ, nếu giống lúa thích hợp, thức ăn non mềm, sốlượng rầy cái có thể gần bằng 4 số lượng rầy đực.# Ở thời kỳ lúa chín, số lượng rầy cái và đực tương đương nhau.- Tỉ lệ rầy cánh ngắn/cánh dài:# Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, thức ăn phong phú, loại hình cánh ngắn xuất hiệnnhiều; trong số này thì rầy cái bao giờ cũng chiếm tỉ lệ cao hơn.# Nếu nhiệt độ cao, khô hạn, thức ăn không đầy đủ hay không thích hợp thì loạihình cánh dài xuất hiện nhiều.# Rầy Nâu sống trên lúa từ cuối giai đoạn đâm chồi đến ngậm sữa nếu có thứcăn đầy đủ đúng vào thời kỳ có điều kiện thời tiết thích hợp, loại hình cánh ngắn xuấthiện nhiều, có thể lên đến 100%.c/ Thiên địch. Có nhiều loài côn trùng ký sinh, ăn thịt và nấm bệnh gây hại mọigiai đoạn tăng trưởng của Rầy Nâu. Các loài thiên địch quan trọng của rầy Nâu là:* Bọ Rùa: Có nhiều loài Bọ Rùa tấn công Rầy Nâu. Mỗi ngày một con Bọ Rùa(cả thành trùng lẫn ấu trùng) có thể ăn từ 5-10 con Rầy Nâu (cả ấu trùng và thànhtrùng).* Kiến Ba Khoang: Có 2 loài Kiến Ba Khoang thường gặp trên ruộng lúa là:Paederus fuscipes (Curtis) thuộc họ Staphylinidae và Ophionea indica (SchmidtGoebel) thuộc họ Carabidae. Cả ấu trùng và thành trùng các loài Kiến Ba Khoang kể37Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaitrên đều ăn ấu trùng và thành trùng Rầy Nâu. Một con Kiến Ba Khoang có thể ăn từ 35 Rầy Nâu mỗi ngày.* Bọ Xít Nước: Có 2 loài thường xuất hiện trên ruộng lúa là:Microvelia atrolineata Bergroth (họ Veliidae) và Mesovelia sp. (họ Mesoveliidae).Cả hai loài trên thuộc bộ Cánh Nửa Cứng (Hemiptera). Ấu trùng và thành trùng cácloài Bọ Xít Nước đều chích hút chất dịch bên trong cơ thể ấu trùng và thành trùng RầyNâu. Một bọ xít có thể gây hại từ 4-7 ấu trùng và thành trùng Rầy Nâu mỗi ngày.* Bọ Xít Mù Xanh. Tên khoa học là Cyrtorhinus lividipennis Reuter. Họ:Miridae. Bộ: Cánh Nửa Cứng (Hemiptera). Ấu trùng và thành trùng Bọ Xít Mù Xanhchủ yếu tấn công trứng của Rầy Nâu. Thành trùng Bọ Xít Mù Xanh còn săn bắt cả ấutrùng và thành trùng Rầy Nâu để ăn. Mỗi ngày một con Bọ Xít Mù Xanh có thể kýsinh từ 7-10 trứng rầy hoặc từ 1-5 con rầy.* Các loài nhện: Phổ biến là loài Pardosa (Lycosa) pseudoannulata(Boesenberg- Strand), một con nhện có thể ăn từ 5 - 15 Rầy Nâu mỗi ngày.* Các loài ký sinh: Có nhiều loài ong ký sinh đẻ trứng vào trứng, ấu trùng hoặcthành trùng rầy Nâu. Khả năng ký sinh của từng loài đều khác nhau, có loài chỉ kýsinh từ 2 - 8 trứng rầy trong 1 ngày, có loài có thể đến 15 - 30 trứng/ngày.* Các loài vi sinh vật: Trong thiên nhiên có nhiều loài nấm, vi khuẩn hoặc vi rútgây chết cho Rầy Nâu với tỷ lệ rất đáng kể; tùy mùa vụ, tỷ lệ này có thể lên đến 30%.Ba loài nấm gây bệnh cho Rầy Nâu thường gặp trên đồng ruộng là: Metarrhizium sp.,Hirsutella sp. và Beauveria bassiana.7. Biện pháp phòng trịa/ Vệ sinh đồng ruộng:- Phát sạch gốc rạ, vùi chôn lúa còn sót lại và đốt đồng ngay sau khi thu hoạch,không để lúa chét phát triển.- Để ngừa bệnh lùn xoắn lá, cần nhổ bỏ các bụi lúa bị bệnh lùn xoắn lá đểkhông còn nguồn bệnh trên đồng ruộng.b/ Giống kháng: Nên trồng nhiều giống lúa có tính kháng trung bình trên đồngruộng cùng một lúc để tránh tình trạng rầy quen thức ăn và để tránh áp lực của rầy khirầy bộc phát.c/ Thời vụ:- Sạ lúa, gieo mạ, cấy lúa đúng thời vụ, gọn, tránh mùa vụ gối nhau làm lúahiện diện liên tục trên đồng ruộng.- Nên có thời gian để đất trống để cắt đứt nguồn thức ăn của Rầy Nâu.d/ Mật độ sạ: Không nên sạ, cấy dày; mật độ sạ thích hợp là 150 kg/ha đất nếucó điều kiện sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc tối đa là 180 kg/ha.e/ Phân bón:- Nên bón phân với liều lượng đủ cho nhu cầu của cây lúa.- Bón đúng lúc và cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali. Tránh bón nhiều vàdư đạm, nhất là ở giai đoạn cuối của cây lúa.f/ Biện pháp sinh học:38Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoai- Cho vịt con từ 4 - 5 tuần tuổi vào ruộng lúa, khoảng 100 - 150 con/ha.- Thả cá như rô phi, mè vinh vào ruộng lúa.g/ Các biện pháp khác:- Dùng dầu gasoil: cho dầu lên mặt nước ruộng xong dùng cây quơ lên lá lúa,rầy rớt xuống nước sẽ dính dầu bị chết. Lượng dầu sử dụng là 5-7 lít/ha.- Bẩy đèn: Khi có Rầy Nâu cánh dài xuất hiện nên làm bẩy đèn để thu hút rầytới. Hàng đêm có thể đốt đèn từ 7-10 giờ tối. Bẩy đèn nên làm đồng loạt.h/ Biện pháp hóa học. Thăm ruộng thường xuyên để ghi nhận mật số của rầycũng như của thành phần và số lượng thiên địch hiện diện trên đồng ruộng để quyếtđịnh việc áp dụng thuốc trừ rầy. Khi cần phải áp dụng thuốc thì nên theo nguyên tắc"bốn đúng" như sau:* Đúng loại thuốc:: Dùng các loại thuốc đặc trị rầy. Nên sử dụng luân phiên cácloại thuốc trên để tránh tình trạng rầy quen thuốc.* Đúng liều lượng:- Pha thuốc đúng theo liều lượng và nồng độ khuyến cáo.- Nên sử dụng ít nhất là 4 bình/công ruộng.* Đúng lúc: Phun thuốc khi rầy nở rộ ở tuổi 2-3 (15-20 ngày sau khi Rầy Nâucó cánh vào đèn).* Đúng cách: Phun thuốc vào gốc lúa là nơi rầy sinh sống.RẦY LƯNG TRẮNGTên khoa học: Sogatella furcifera (Horvath),còn có tên là Sogata furciferaHọ Rầy Thân (Delphacidae), Bộ Cánh Đều (Homoptera)1. Phân bốTrên thế giới, RLT xuất hiện ở các vùng trồng lúa, nhiệt đới cũng như ôn đới,như Ấn Độ, Đài Loan, đảo Fiji, Indonesia, Nhật Bản, nam Triều Tiên, Malaysia,Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.2. Khả năng gây hạiỞ Việt Nam RLT luôn hiện diện trên đồng ruộng và đã gây hại nặng tại một sốđịa phương như sau:- Năm 1966 rầy gây thành dịch nặng ở tỉnh Thừa Thiên.- Vụ Đông - Xuân năm 1974-1975 Rầy Lưng Trắng xuất hiện trên đồng ruộngvới mật số cao tại các tỉnh Gò Công và Tiền Giang.- Năm 1980 RLT bắt đầu gia tăng mật số ở nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằngsông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Minh Hải và Kiên Giang.- Năm 1983 rầy gây hại trên giống lúa IR42 tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh HậuGiang, nhiều nơi bị mất trắng.39Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoai3. Ký chủNgoài cây lúa, RLT có nhóm ký chủ phụ tương đối rộng hơn Rầy Nâu như lúahoang, các loại cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ Panicumpennisatum, cỏ Eleusine, Poa, Echinochloa, Digitaria.Vòng đời của Sogatella furcifera (TheoReissig và ctv., 1986). Hình bên trái là trứngcó nắp bên trên (khác với trứng của rầy nâukhông có nắp)4. Đặc điểm hình thái và sinh họcThành trùng có kích thước cơ thể dài từ 3 - 4 mm, thân màu nâu đen. Giữa ngựctrước có một vệt màu vàng lợt. Cánh trong suốt và có một đốm đen ở ngay giữa cạnhsau của cánh trước, khi cánh xếp lại tạo thành một đốm đen to trên lưng. Thành trùngcái vừa có dạng cánh ngắn và dạng cánh dài, trong khi rầy đực chỉ có một dạng cánhdài. Tuổi thọ của thành trùng từ 15 - 20 ngày.Rầy cái dùng bộ phận đẻ trứng bén nhọn ở cuối bụng rạch bẹ lá hoặc gân lá đẻthành từng hàng trứng vào trong bẹ cây lúa, mỗi ổ từ 5 - 20 cái, một rầy cái có thể đẻtừ 300 - 350 trứng trong vòng hai tuần.Trứng tương tự trứng Rầy Nâu nhưng nấp nhọn hơn và dài hơn. Trứng được đẻvào trong bẹ lá hay gân chính của lá, gần cổ lá. Thời gian ủ trứng từ 5-7 ngày.Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15-20 ngày. Khi mới nở màutrắng sữa, trông rất giống ấu trùng Rầy Nâu; nhưng bắt đầu sang tuổi 2 toàn thân rầycó màu xám, giữa bụng ở mặt lưng có một đốm trắng, cuối bụng nhọn hơn phần cuốibụng của Rầy Nâu.5. Tập quán sinh sống và cách gây hạiThành trùng rất thích ánh sáng đèn, nhất là lúc trăng tròn và rầy cánh dài dichuyển đến ruộng lúa rất sớm. Rầy đực thường vũ hoá trước rầy cái từ 2-3 ngày. Rầycái cánh ngắn thường vũ hoá trước rầy cái cánh dài. Rầy cái của cả hai dạng cánh đều40Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaibắt đầu đẻ trứng từ 3-4 ngày sau khi bắt cặp. Các vết đẻ chung quanh ổ trứng bị hư vàngả sang màu nâu đậm lúc trứng gần nở.Rầy non mới nở tập trung chích hút tại ổ trứng, vài ngày sau phân tán đến hầuhết các bộ phận của cây. Cả thành trùng và ấu trùng đều thích chích hút cây lúa cònnon từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi, sau đó mật số giảm dần và đến lúc lúa trổ rầykhông còn gây hại nhiều cho cây lúa. RLT chích hút cây lúa tạo hiện tượng "cháy rầy"tương tự như Rầy Nâu nhưng không truyền bệnh virus cho cây lúa.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số1/ Thức ăn: Rầy thích nhất lúa từ giai đoạn mạ đến nhảy chồi tối đa.2/ Thời tiết. Nhiệt độ thích hợp đối với rầy là 27-29oC. Các yếu tố gió, mưaảnh hưởng đến Rầy Lưng Trắng tương tự như đối với Rầy Nâu.3/ Thiên địch: Đây là yếu tố quan trọng, góp phần làm giảm mật số RLT trênđồng ruộng rất nhiều và rầy có quần thể thiên địch giống như của Rầy Nâu.7. Biện pháp phòng trịĐối với RLT, ở giai đoạn đầu của cây lúa, nếu mật số cao có thể sử dụng cácloại thuốc cũng như các biện pháp phòng trị giống như đối với Rầy Nâu. Đặc biệt nênchú ý phân biệt với rầy nâu để xác định rõ tầm quan trọng trong việc quyết định chiếnlược phòng trị.CÁC LOÀI RẦY XANHTrên lúa, tại châu Á thường có 4 loài rầy xanh gây hại quan trọng là:1. Nephotettix cinticeps (Uhler)2. Nephotettix nigropictus (Stal) còn có tên là Nephotettix apicalis(Motschulsky)3. Nephotettix virescens (Distant) còn có tên là Nephotettix impicticepsIshiwara4. Nephotettix malayanus Ishihara và KawaseCả 4 loài trên thuộc họ Rầy Lá (Cicadellidae), bộ Cánh Đều (Homoptera).1. Phân bố.Các loài rầy xanh hiện diện ở khắp các quốc gia trồng lúa trên thế giới như Ấn Độ,Đài Loan, Nhật, MaLaysia, Philippines, Sri - Lanka, Trung Quốc, Triều Tiên và ViệtNam.2. Ký chủ.Ngoài cây lúa, rầy xanh còn có thể sinh sống trên lúa mì, bắp, lúa hoang, các loại cỏnhư cỏ lồng vực, cỏ Hordenium vulgarae, Triticum aestivum, Echinochloa, Leersia,41Chương I.. Sâu hại cây lương thực – lúa, bắp, khoaiPoa.3. Đặc điểm hình thái và sinh họcThành trùng các loài rầy xanh có hình dáng và kích thước tương đối giống nhaulà hình thoi dài, màu xanh lục hơi vàng, chỉ có một dạng cánh dài, cơ thể dài từ 4,5đến 5,5 mm. Đốt chày chân sau có hai hàng gai đều đặn ở hai bên. Thành trùng cái cóbộ phận đẻ trứng bén nhọn hình răng cưa ở dưới bụng. Thời gian sống của thành trùngtừ 10-25 ngày. Một thành trùng cái đẻ từ 20-200 trứng. Số trứng mỗi ổ thay đổi từ 816 cái. Đặc điểm hình thái của từng loài như sau:1- N. cinticeps: đỉnh đầu có một băng đen ngang, phần giáp giữa đầu và ngựckhông đậm, cánh không có đốm đen.2- N. nigropictus: đỉnh đầu có một băng ngang màu đen, phần giáp giữa đầu vàngực có một vạch ngang màu đen, trên cánh có đốm đen.3- N. virescens: đỉnh đầu nhọn, có đốm đen giữa cánh hay không.4- N. malayanus: đỉnh đầu tròn hơn Nephotettix virescens, cuối đỉnh đầu cóbăng đen, cánh không có đốm đen.Các loài rầy xanh thường gặp (đặc điểm của đầu và cánh của từng loài)(Theo Reissig và ctv., 1986)42
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Tài liệu CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY TRỒNG CHÍNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG docx
- 233
- 10,887
- 119
- Qui trình sản xuất cá tra đông lạnh
- 13
- 693
- 11
- Quy trình sản xuất nước mắm
- 47
- 10
- 91
- Thành phần dinh dưỡng trong rau ăn lá
- 29
- 1
- 4
- Thành phần dinh dưỡng trong rau luộc
- 31
- 1
- 4
- Rượu vang trái cây trong gia đình
- 62
- 420
- 3
- Quản lý chất lượng sữa
- 25
- 315
- 0
- Công nghệ sản xuất bơ từ sữa - butte
- 67
- 4
- 32
- Sinh học phân tử Southern blot
- 36
- 0
- 0
- Simon Lake (1867 - 1945) Simon Lake , nhà phát minh tàu ngầm
- 6
- 299
- 1
- Sinh học đại cương 2 -Biologia geral 2
- 49
- 1
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(11.4 MB) - Tài liệu CÔN TRÙNG GÂY HẠI CÂY TRỒNG CHÍNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG docx-233 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm Sâu Cuốn Lá Lớn
-
Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Bài 57: SÂU CUỐN LÁ LỚN - Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam
-
Những điều Cần Biết Về Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa
-
Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Sâu Cuốn Lá Lớn - Sundat Vietnam
-
Sâu Cuốn Lá
-
Chi Tiết Về Sâu Cuốn Lá Và 3 Loại Thuốc đặc Trị Hiệu Quả Nhất
-
Sâu Cuốn Lá Hại Lúa đặc điểm Sinh Học & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa
-
Sâu Cuốn Lá Hại Lúa - Cách Nhận Biết Và Phòng Trị - AZ Farming
-
Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ Hiệu Quả
-
Sâu Bệnh Hại Lúa
-
Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa - Hợp Trí
-
SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA - Công Ty Tnhh Thuốc Bvtv đồng Vàng