Sâu đục Thân Gây Hại Trên Cây Hoa Hồng

Bệnh và trị bệnh

Trong số các sâu bệnh hại cây hoa hồng, nguy hiểm nhất vẫn là sâu đục thân. Cùng xem cơ chế hoạt động của chúng và biện pháp diệt trừ nhé

Trong số các sâu bệnh hại cây hoa hồng, nguy hiểm nhất vẫn là sâu đục thân. Bởi vì một khi chúng tấn công thì cành hồng đang tươi tốt chuẩn bị ra hoa sẽ trở nên héo rũ, suy kiệt tới chết, thậm chí nhanh chóng lây lan sang những cành hồng khác.

Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân hại hoa hồng

phần ngọn, đọt non, hoặc một phần thân cây bỗng nhiên héo rũ. Sau đó vài ngày sẽ khô hẳn.

Cành hồng to lớn chuyển từ màu vàng sang nâu nhanh chóng, trong khi các cành còn lại vẫn khỏe mạnh. Có thể sâu đục thân đã cắn hư cành hồng này đến phần gần gốc

Dị dạng như sưng và nứt trên thân cây hồng già (đã chuyển sang thân gỗ)

Sâu đục thân làm thân cây hồng chết khô, trên thân xuất hiện các lỗ nhỏ như chân nhang

Thời điểm gây hại

Sâu đục thân có thể xuất hiện sau khi cắt tỉa cành nhánh, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm

Cơ chế hoạt động của sâu đục thân

Sâu trưởng thành đẻ trứng bên dưới mặt lá. Trong khoảng từ 5 đến 7 ngày trứng bắt đầu nở và hình thành sâu non. Từ 2-3 ngày sâu non bắt đầu tấn công từ mặt dưới của lá. Biểu hiện tấn công thay đổi chỉ diễn ra bên dưới mặt lá, phần mặt trên của lá vẫn xanh tươi. Chính vì vậy rất khó phát hiện ra nếu không quan sát kỹ khi chăm sóc cây.

Từ ngày thứ 2 trở đi sâu non có thể tìm đến những ngọn hồng non, đọt non, lá non của cây hoa hồng. Bắt đầu tấn công xâm nhập vào cây hoa hồng. Nếu vẫn chưa bị phát hiện sâu non tiếp tục phát triển bên trong thân cây hoa hồng từ trên xuống dưới.

Một cách khác sâu đục thân xâm nhập vào cây hoa hồng là từ những vết cắt cành để lại. Hoặc từ những vết bệnh trước đó

Biện pháp diệt trừ

Cắt tỉa thân cây hồng tại cành bị sâu gây hại. Cắt dần xuống, bỏ hết phần thân bọng rỗng. Cắt thấp xuống đến điểm có phần lõi đặc, vững chắc.

Có thể tiêm thuốc trừ sâu vào thân cây hoa hồng để diệt sâu đục thân rồi sau đó bít lỗ mà sâu đã đục bằng keo liền sẹo. Việc tiêm thuốc, dán keo có thể hữu ích trong một số trường hợp: sâu chỉ mới gây hại, mới chui vào cây.

Sâu đục thân không chỉ là mối lo của những người trồng hoa hồng mà còn là mối nguy của những loại cây trồng khác. Hãy hiểu cơ chế hoạt động của nó để áp dụng những biện pháp phòng trừ phù hợp nhé!

Xem thêm

  • Mẹo diệt tận gốc Bọ trĩ gây hại hoa hồng
  • 4 loại sâu bệnh hại trên cây hoa hồng và cách phòng trừ

sellbệnh trên hoa hồng selldiệt trừ sâu bệnh sellsâu bệnh hại hoa hồng sellsâu đục thân

Từ khóa » Cách Trị Sâu đục Thân Trên Cây Hoa Hồng