Sâu Gạo (superworm) – Thức ăn Tuyệt Hảo Dành Do Chim Cảnh
Có thể bạn quan tâm
Sâu gạo (superworm) hay còn là sâu quy, tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm. Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời dành cho chim cảnh không còn xa lạ với người có thú vui nuôi chim. Việc hiểu rõ về sâu quy và quy trình nuôi trồng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc nuôi chim và đảm bảo được sự phát triển khỏe mạnh của những chú chim xinh xắn.
Nội dung chính
- Một số thông tin cơ bản về sâu gạo
- Sâu gạo ăn gì?
- Nhóm thức ăn ướt
- Nhóm thức ăn khô
- Hướng dẫn nuôi sâu gạo đúng cách
- 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết
- 2. Hướng dẫn thực hiện
- Một số vấn đề cần chú ý khi nuôi sâu gạo
- Kinh nghiệm gây giống sâu gạo
- Video cách nuôi sâu gạo Superworm
Một số thông tin cơ bản về sâu gạo
Sâu gạo có hình dáng bên ngoài tương tự như sâu bột, tuy nhiên nó có kích thước lớn hơn khoảng từ 2 đến 5cm. Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi trồng sâu gạo cũng khác hẳn so với sâu bột.
Kỹ thuật nuôi sâu gạo rất đơn giản, ở giai đoạn ấu trùng của sâu gạo có thể kéo dài đến 5 tháng. Đến khi trưởng thành, chúng có thể dài khoảng 8cm và sống đến 6 – 7 tháng nếu được chăm sóc đầy đủ trong môi trường sống thuận lợi.
Để loại sâu này có thể sống lâu, phục vụ được tối đa mục đích của mình bạn cần nắm rõ về cách thức chăm sóc. Khi đó bạn sẽ tự cung tự cấp được nguồn thực phẩm cần thiết để phục vụ thú vui nuôi chim của mình.
Sâu gạo ăn gì?
Trong môi trường thuận lợi sống và được cung cấp đúng loại thức ăn, sâu gạo sẽ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn không cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau để đảm bảo độ ẩm cho cơ thể.
Thức ăn cho sâu gạo được chia thành 2 loại là thức ăn khô và thức ăn ướt. Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi sâu gạo để làm thức ăn cho chim cảnh thì có thể tham khảo một số thực phẩm chính cho loài sâu này như sau:
Nhóm thức ăn ướt
Thức ăn ướt sẽ giúp giữ nước và cân bằng độ ẩm cho sâu gạo. Nếu không có đủ nguồn dinh dưỡng này, chúng sẽ ăn lẫn nhau để sinh tồn, khi đó việc nuôi sâu gạo sẽ không đảm bảo năng suất như mong đợi.
Vì thế, để cung cấp đủ độ ẩm cho sâu gạo, bạn cần cho chúng ăn nhiều thức ăn ướt như cà rốt, táo, ớt, dưa chuột,… Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh cho sâu gạo ăn các thực phẩm có tính axit như cà chua, cam, quýt, hành tây,… Vì tính axit trong các thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Trong quá trình cho sâu gạo ăn thức ăn ướt, bạn nên thay 2 ngày 1 lần. Nếu thức ăn có dấu hiệu bị thối rữa hay ẩm, mốc thì phải thay thế thức ăn mới ngay.
Nhóm thức ăn khô
Bên cạnh thức ăn ướt thì thực phẩm khô cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng bình thường của sâu gạo. Các thức ăn khô dành cho sâu gạo là cỏ, lá, ngũ cốc, yến mạch,… Đây là nhóm thức ăn thuộc dạng bổ sung, bạn nên cho chúng ăn đa dạng và thường xuyên thay đổi để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng. Như vậy việc chăm sóc sâu gạo sẽ chất lượng, hiệu quả hơn.
Hướng dẫn nuôi sâu gạo đúng cách
Thông thường, quá trình nuôi sâu gạo sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Ban đầu là nuôi sâu gạo thành con nhộng, sau đó chúng sẽ phát triển thành bọ cánh cứng. Cuối cùng lại phát triển thành thế hệ sâu gạo mới.
Quy trình nuôi sâu gạo cơ bản như sau:
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết
- Sâu gạo (mua ở các cửa hàng chim cảnh)
- Khay để nuôi sâu. Bạn có thể đóng khay bằng gỗ, làm khay nhựa hay khay bằng tôn đều được. Kích thước tiêu chuẩn là 40 x 60cm đủ để sâu không thể bò ra ngoài và tiết kiệm được tối đa không gian khi nuôi nhiều
- Chuẩn bị 1 khay nhựa có các lỗ nhỏ hoặc thiết kế dạng lưới để tạo chỗ sinh sống cho bọ màu đen
- Chuẩn bị 1 khay nhựa để đựng thức ăn cho bọ. Khi bọ sinh sản ra sâu con sẽ lọt xuống khay theo lỗ hoặc mắt lưới
- Bắt 4 ốc vít có độ dài khoảng 3cm vào khay có lỗ. Sau đó lồng vào khay đựng thức ăn. Điều này sẽ tạo ra khoảng tiếp xúc giữa thức ăn và khay lỗ. Như vậy việc thu hoạch sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn.
2. Hướng dẫn thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên bạn mua sâu gạo về rồi cho ăn cám, yến mạch, bột ngô hoặc các loại rau củ. Chú ý chăm sóc và nuôi trồng sâu ở nơi thoáng mát nhưng đủ bóng tối cần thiết trong khoảng 1 tuần. Sau đó sâu sẽ phát triển thành nhộng
- Bước 2: Chuyển sâu vào khay khác để nuôi, tiếp tục cho thức ăn vào và chăm sóc sâu ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. 7 ngày tiếp theo nhộng sẽ phát triển thành bọ cánh cứng có màu đen
- Bước 3: Tiếp tục cho bọ sang một khay khác Giai đoạn này bạn cần tích cực bổ sung các thức ăn ướt để cung cấp nước cho bọ. Điều này sẽ kích thích sự sinh sản của chúng và đảm bảo năng suất cho việc thu hoạch sau này.
- Bước 4: Cho bọ vào khay khác để chúng bắt cặp và bắt đầu quá trình sinh sản. Thông thường sau 1 tuần chúng sẽ đẻ ra ấu trùng mới. Quan sát ở dưới đáy khay bạn sẽ thấy có những con sâu gạo nhỏ cỡ cây kim may quần áo
- Bước 5: Chuyển khay chứa bọ sang khay thức ăn khác để chúng tiếp tục sinh sản lứa mới. Khi nào đẻ hết trứng, lứa bọ này sẽ chết.
- Bước 6: Sau khoảng 1 tháng bạn sẽ bắt đầu thu hoạch được lứa sâu gạo đầu tiên. Nếu không được sử dụng chúng sẽ tiếp tục hóa thành nhộng, rồi thành bọ và cứ lặp lại vòng đời như vậy trong khoảng 3 tháng là sẽ chết.
Một số vấn đề cần chú ý khi nuôi sâu gạo
Để đảm bảo việc “tăng gia sản xuất” phục vụ cho thú nuôi chim cảnh của mình đảm bảo hiệu quả, năng suất. Mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Duy trì nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của sâu gạo trong khoảng 21 – 26 độ C. Nếu nhiệt độ xuống thấp quá 17 độ C thì lứa sâu non rất nhanh chết, kế hoạch nuôi trồng của bạn sẽ bị thất bại thảm hại.
- Sâu gạo ưa bóng tối và yên tĩnh. Vì thế mọi người cần lưu ý tạo môi trường sống tối, tránh ánh nắng trực tiếp nhưng vẫn thông thoáng để sâu sinh trưởng và phát triển nhanh chóng
- Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, tuổi thọ của sâu quy có thể kéo dài đến 7 tháng. Do đó khi đã quyết định nuôi, chăm sóc loài sâu này thì mọi người nên chú ý chế độ dinh dưỡng, điều kiện phát triển của chúng để thu hoạch được những lứa sâu mũm mĩm, béo mầm để phục vụ thú vui chơi chim cảnh của mình.
Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc sâu gạo. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc các bạn thành công!
Kinh nghiệm gây giống sâu gạo
Nếu bạn muốn nuôi để lấy giống , thì mọi chuyện lại khác, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẩn, và nắm bắt vài quyết để kích thích giống sâu này từ sâu —> con nhộng —-> con bọ —> giao cấu và đẻ trứng —>sâu .
Nếu bạn nào có ý định gây giống xin đọc kỷ phần này, bí quyết rất đơn giản .
Nếu bạn chỉ nuôi mà không kích thích giống sâu này, thì bọn chúng sẻ chẳng bao giờ thành con nhộng cả, vì chúng sẻ ăn, ăn và sau 6-7 tháng thì lăn ra mà chết . Muốn kích thích chúng thành con nhộng, bạn nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu superworm vào, và đậy nấp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Trong trường hợp của tôi, tôi dùng các hộp đưng film chup ảnh loại 25mm (35mm film canister) . Nấp đậy nên khoét lổ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở .
Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối như vừa miêu tả trên, chúng sẻ bị “stress” trầm trọng, và sẻ biến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần . Khi bắt đầu, bạn nên chọn 50-100 con sâu superworms để biết chắc trong 50-100 con này, bạn sẻ có đủ sâu đực và sâu cái .
Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần , sâu vì bị bắt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẻ trở thành con nhộng . Con nhộng trong thời gian 2-3 tuần sẻ không ăn uống chi cả, mà sẻ từ từ biến dạng thành con bo.
Sau khi biến dạng thành con bọ, sau khoảng 24-48 tiếng, chúng sẻ cứng cáp, lúc này bạn có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra anh sắng (không bao giờ để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẻ chết trong khoảng 1/2 tiêng), nơi chúng sẻ giao hợp và sinh sản . Bên trong thùng, như đã miêu tả ở trên là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3 cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các con bọ, không nên để chung các con bọ đen với đám sâu superworms .
Trong khoảng 2 tuần đầu, con bọ sẻ không làm chi cả, mà chỉ hút nước từ các miếng táo được lát mỏng . Đây là một bí quyết thứ hai, vì con bọ sẻ không làm chi cả cho đến khi chúng uống đầy đủ nước, vì thế trong thời gian 2 tuần này, bạn nên thay táo hay khoai tây mổi 2- 3 ngày . Sau khoảng 2 tuần, chúng sẻ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trúng gà đả được đặc sẳn cho chúng . Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẻ giao hợp và đẻ trứng . Phần lớn chúng làm chuyện truyền giống phần nhiều về đêm .
Trứng sẻ rất nhỏ li ti, khó lòng mà thấy được, nhưng bạn hảy vững tin là trứng sâu nằm trên các vỉ trứng . Trứng sẻ nở ở nhiệt độ từ 22-27 độ C. Trong thời gian này, không nên đụng cham, di chuyển bất ky mọi vật gì trong thùng, cứ để cho các em nó được tư nhiên mà làm chuyện ấy, bạn mà tay máy tay chân, thì hỏng hết mọi chuyện đấy Không nên để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, vì nếu trường hợp đó xảy ra, trứng sẻ khó lòng mà nở được . Mổi mọt con bọ cái có thể đẻ được 500-800 trứng .
Các con bọ đen, sau sẻ chết đi khoảng 4-6 tuần sau khi biến dạng thành con bọ . Nhưng lúc này bạn đã có cả hàng vạn con sâu superworms, hay nhiều hơn thế nửa cho cá rồng hay chim ăn, nên các con bọ này có chết đi, thì chúng ta lại gầy bầy mới
Video cách nuôi sâu gạo Superworm
https://www.youtube.com/watch?v=yzByjr3DTXI
Nguồn: Sưu tầm
Ngày đăng: 19/08/2016. Người đăng: Ngo Huong Chuyên mục: Kĩ thuật chăm sóc vật nuôi Tags: sâu superwormBài viết liên quan
-
Cách phòng và trị bệnh cho sâu gạo (Superworm)
Thẻ:sâu superworm
Bài viết cùng chuyên mục
-
Nuôi bò cạp: Những bước cơ bản đầu tiên
Thẻ:bọ cạp
-
Kinh nghiệm nuôi rắn ri voi (rắn ri tượng) sinh sản – đẻ
Thẻ:rắn ri tượng, rắn ri voi
-
Nuôi vịt trên cạn
Thẻ:kĩ thuật nuôi vịt
-
Phòng trị bệnh và nuôi chim bồ câu
Thẻ:kĩ thuật nuôi chim bồ câu
-
Thức ăn giúp giảm lượng khí thải Amoniac trong chuồng chăn nuôi gà đẻ
Thẻ:kĩ thuật nuôi gà, kĩ thuật nuôi gà đông tảo
-
Kỹ thuật nuôi vịt CV Super M2 Và M2 (i)
Thẻ:kĩ thuật nuôi vịt
-
Phòng trừ nấm mốc độc hại trong chăn nuôi gia cầm
Thẻ:Quy trình vệ sinh chuồng trại
-
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi ngỗng thả đồng – Phần 2
Thẻ:kĩ thuật nuôi ngỗng
Thảo luận cho bài: Sâu gạo (superworm) – thức ăn tuyệt hảo dành do chim cảnh
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Từ khóa » Sóc ăn Sâu Gạo
-
Sóc ăn Sâu Gạo - YouTube
-
Cách Chọn Thức ăn Cho Sóc Đất - Nhím Kiểng Hamster ...
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Lựa Chọn Thức ăn Cho Sóc đất | Pet Mart
-
Sâu Gạo Là Gì? Thức ăn Chủ Yếu Của Sâu Gạo Là Gì?
-
Nuôi Sâu Gạo, Lợi Trước Mắt, Hại Lâu Dài
-
Sâu Gạo - Thức Ăn Cho Hamster, Nhím, Sóc Và Thú Nhỏ (100g)
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Sâu Quy (sâu Gạo) Thức ăn ... - Dogily Petshop
-
Sâu Gạo - Thức Ăn Cho Hamster, Nhím, Sóc Và Thú Nhỏ - Shopee
-
Sâu Gạo Tươi 50gram Thức ăn Dinh Dưỡng Cho ốc, Sóc, Chuột, Chim ...
-
Sâu Gạo Sấy Khô Bổ Dưỡng [hàng đẹp] -thức ăn ... - Thú Cưng Mall
-
Hướng Dẫn Cách Nuôi Sâu Quy (sâu Gạo) Thức ăn Dành Cho Chim Cảnh
-
Cách Nuôi Sâu Gạo Khỏe Mạnh, Không Bị Chết
-
Sâu Gạo Sấy Khô, Thức ăn Yêu Thích Cho Hamster, Chim, Gà đá, Cá ...