Sau Gỗ Sưa đến Lượt Gỗ Lội Bị Săn Lùng | Con Người Và Thiên Nhiên

ThienNhien.Net – Thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Nam liêp tiếp phát hiện nhiều vụ lâm tặc săn trộm gỗ lội cổ thụ trong rừng rồi thuê người vận chuyển ra Quảng Ninh, bán cho các lái buôn người Trung Quốc. Như vậy sau thời gỗ sưa ở Hà Nội bị uy hiếp, chặt trộm, thì giờ đây, những cây lội cổ thụ hàng trăm năm tuổi nơi rừng thẳm Quảng Nam cũng đang phải chịu chung cảnh ngộ.

Theo báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/2/2010, chi phí mà những kẻ buôn lậu gỗ lội thuê lâm tặc vào rừng đào rồi kéo ra đường ô tô, có giá lên đến 100 triệu đồng. Vận chuyển ra được Quảng Ninh, con số trên tăng gấp 2 – 3 lần. Xuất sang Trung Quốc, giá trị của cây lội càng tăng thêm nữa.

Vì lợi nhuận do buôn lậu gỗ lội cổ thụ cao như vậy, nên rất nhiều kẻ bất chấp pháp luật, liều lĩnh chi tiền thuê người vào rừng săn tìm và triệt hạ những cây gỗ lội cổ thụ.

Cuối tháng 1 vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã phát hiện trong khu rừng sâu thuộc thôn Vầu dưới chân núi Chúa – Bà Nà, lâm tặc đã đào bật gốc 3 cây gỗ lội khỏi mặt đất, nhưng chưa kịp vận chuyển ra ngoài rừng, đường kính gốc cây chừng 1m.

Cũng thời gian đó, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt quả tang một nhóm người đang chuyển hai cây lội cổ thụ lên xe container tại huyện Đông Giang. Mỗi cây dài hơn 12 mét, đường kính hơn 1 mét.

Được biết, gỗ lội tuy không thuộc diện nhóm gỗ qu‎ý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng có giá trị kinh tế cao, dùng để làm cây cảnh.

Bài liên quan:

  1. Chuyển nhượng carbon rừng: Thách thức và khuyến nghị
  2. Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp
  3. Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang
  4. Loay hoay phát triển rừng gỗ lớn có chứng chỉ rừng bền vững
  5. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  6. Suy thoái tài nguyên rừng trên thế giới – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
  7. Gia Lai: “Lâm tặc” ngang nhiên vào rừng đốn hạ gỗ rồi đốt gốc phi tang
  8. Gắn trồng rừng gỗ lớn với cây bản địa

Từ khóa » Cây Lội Cổ Thụ