Sau Khi Bị Thủy đậu Làm Sao để Tránh Sẹo? - YouMed

Nội dung bài viết

  • I. Tổng quan về bệnh Thủy đậu
  • II. Tại sao tình trạng nhiễm thủy đậu (trái ra) lại phổ biến?
  • III. Cách chăm sóc da khi bị nhiễm bệnh
  • IV. Phải làm gì nếu đã lỡ bị sẹo?
  • V. Phòng chống thủy đậu

Các kinh nghiệm xưa truyền lại bệnh thủy đậu (trái rạ) chỉ bị một lần trong đời. Ai cũng phải trải qua. Điều đó có đúng? Sau khi bị có phải đều để lại sẹo xấu hay không? Hãy theo dõi bài viết bên dưới.

Sẹo lõm do thủy đậu
Sẹo lõm do thủy đậu

I. Tổng quan về bệnh Thủy đậu

  • Thủy đậu là một bệnh nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra.
  • Bệnh không quá nguy hiểm, phần lớn sẽ khỏi mà không để lại biến chứng.
  • Tuy nhiên, có một điều dễ thấy đó là trong quá trình phát bệnh, da xuất hiện các nốt mụn nước trong khoảng 3 ngày đầu tiên. Từ ngày thứ 4 đến thứ 7, nốt thủy đậu sẽ đóng vảy, sậm màu lại và dần dần bong ra.
  • Thường thì những nốt mụn nước này sẽ không để lại sẹo. Thế nhưng nếu nốt nước thủy đậu bị vỡ và bội nhiễm thì khả năng cao sẽ gây ra sẹo. 

II. Tại sao tình trạng nhiễm thủy đậu (trái ra) lại phổ biến?

Hiện nay tình trạng thủy đậu phổ biến trở lại.

Một khi đã nhiễm virus Varicella Zoster, sẽ diễn ra hai tình trạng: tình trạng nhiễm cấp và tình trạng nhiễm mạn.

  • Đối với tình trạng nhiễm cấp, bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh thủy đậu – mà dân gian gọi là bệnh trái rạ. Tức các nốt phồng mọng nước khắp người.
  • Sau khi đã diễn ra thủy đậu, bệnh nhân sẽ có miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như thế. Virus không hề bị biến mất mà một số sẽ ẩn vào hệ thần kinh trung ương tủy sống. Nếu cơ thể suy giảm miễn dịch, bệnh sẽ tái phát, được gọi là nhiễm mạn. 
  • Nhiễm mạn sẽ có hai hình thái bệnh: diễn ra thủy đậu lần 2, 3,… hoặc sẽ diễn tiến thành bệnh viêm thần kinh ngoại biên trong bệnh cảnh zona (trời leo hay giời leo).

Cả hai tình trạng nhiễm cấp và mạn đều tạo ra các sang thương bóng nước trên da, khả năng bội nhiễm. Sau đó dễ diễn tiến thành sẹo.

Vấn đề phổ biến của bệnh là do:

  • Vấn đề anti-vaccine trong cộng đồng. Đây là một vấn đề không phải mới. Nhiều nhóm anti-vaccine với chủ trương không tiêm ngừa đã khiến chủng virus này càng dễ lây nhiễm trong cộng đồng.
  • Việc ỷ y về sức khỏe. Những người lớn nhiễm bệnh hoặc bị zona vô tình lây nhiễm trong cộng đồng.
Hình ảnh nhiễm zona
Hình ảnh nhiễm zona

III. Cách chăm sóc da khi bị nhiễm bệnh

  • Dù người lớn hay trẻ em bị thì đều có nguy cơ để lại sẹo như nhau. Tuy nhiên, ở trẻ em, sẹo sẽ lành nhanh hơn vì da trẻ tái tạo nhanh. 
  • Nên biết rằng, các nốt bóng nước do bệnh gây ra là các bóng nước vô trùng. Chúng sẽ không tạo sẹo trừ phi bị bội nhiễm từ bên ngoài.
  • Các nguyên tắc phòng tránh sẹo da khi mắc bệnh nhiễm virus Varicella Zoster:

Không gãi, sờ và không động đến những vùng bị thủy đậu

  • Quy tắc này thì hầu như ai cũng biết, nhưng thực hiện nó không phải điều dễ dàng.
  • Đặc biệt nếu người bệnh bị nhiễm trong mùa nắng ở Việt Nam, thời tiết nóng ẩm. Việc sốt nhẹ và lý do thời tiết khiến cơ thể khó chịu và ngứa ngáy. Việc lành da cũng tiết ra các yếu tố kích thích cảm giác ngứa ở vùng da đang hồi phục. 
  • Khi gãi, những vết bẩn từ móng tay chứa nhiều vi trùng. Ngoài việc tạo các vết xước trên da do móng tay thì vi trùng từ móng sẽ gây bội nhiễm các mụn nước. 

Hãy để các bóng nước đóng vảy tự rụng

  • Sau khi các nốt thủy đậu se lại sẽ đóng vảy.
  • Lúc này quá trình lành sẹo da đang phục hồi. Việc phục hồi da sẽ gây ngứa. Người bệnh sẽ có xu hướng đưa tay lên gãi. Hoặc thậm chí dùng tay, gỡ gãi, bóc các vẩy. Qua đó, lớp da non bên dưới chưa lành, sẽ bị bội nhiễm và tạo sẹo. 
  • Ở trường hợp nhẹ hơn, việc bong vẩy quá sớm nếu không bị bội nhiễm, thì việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nguồn nhiệt sẽ làm vết sẹo bị thâm nhiễm. Lý do là các yếu đó đó làm kích thích tăng sản xuất melanin ở lớp biểu bì đang tái tạo. 
bóng nước nhiễm thủy đậu
Các bóng nước nhiễm thủy đậu đơn thuần không gây sẹo. Nếu bóng nước chuyển sang đục và hóa mủ là do đã nhiễm khuẩn

Vệ sinh cơ thế sạch sẽ thường xuyên

  • Nhiều quan điểm: thủy đậu kiêng gió và nước. 
  • Sự thật là trong thời gian bị thủy đậu, nếu thời tiết không nóng bức làm người bệnh ra nhiều mồ hôi thì có thể lau người. Nếu không thì phải tắm bằng xà phòng trung tính (có độ tẩy nhẹ) hoặc nước muối pha loãng.
  • Không khuyến khích tắm nước lá
  • Công đoạn này đòi hỏi phải thật cẩn thận và tỉ mỉ. Việc tắm rửa giúp cho rửa trôi lớp vi khuẩn thường trú trên da. Đặc biệt, nếu tắm bằng nước ấm, sẽ giảm cảm giác ngứa do tái tạo da.

Giai đoạn sau khi rụng vảy

  • Lúc này, bạn đối diện với toàn thân đầy những chấm hồng nhạt của phần da đang lên da non.
  • Việc bôi các thuốc hay tắm nước lá nếu không vệ sinh có thể làm lớp da non bị dị ứng. Thậm chí loét da và nhiễm trùng chính là các nguyên nhân gây bệnh sẹo xấu.

Các loại thức ăn nên kiêng

  • Quan điểm dân gian cho rằng khi bệnh thì phải kiêng. Thịt gà, thịt chó, hải sản, đồ chua, rau muống, nếp,… bị xem là các thức ăn “độc” gây ngứa ngáy, sẹo lồi hoặc sinh mủ.
  • Điều này thực sự không đúng. Điều quan trọng là ăn đầy đủ các nhóm thức ăn, trái cây,… Có sức khỏe thì việc phục hồi sẽ nhanh chóng hơn. 
  • Nếu gây ngứa là những món thức ăn đó đã chứa các yếu tố dị ứng từ trước khi bị bệnh. Bạn chỉ cần nhớ các món ăn đó để tránh mà thôi.

Hạn chế ra nắng

  • Đây gần như là việc tối kị đối với chăm sóc da mới phục hồi. Lớp da non đang chứa nhiều dưỡng chất và lớp sừng mỏng. Khi gặp ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao, phần biểu bì này sẽ gia tăng sản sinh melanin. Điều đó sẽ làm thâm da.
  • Việc thâm da sẽ gần như vĩnh viễn.
Bị thủy đậu cần che chắn và đeo khẩu trang khi ra ngoài đường
Bị thủy đậu cần che chắn và đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

Sẹo lồi hay sẹo lõm?

  • Thường sẽ tạo ra sẹo lõm nếu đã bị bội nhiễm da khi mắc bệnh.
  • Nếu cơ địa di truyền là sẹo lồi thì các bạn sẽ bị sẹo lồi. Sẹo lồi là do yếu tố di truyền chứ không phải do thức ăn.

Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, trái cây

  • Khi nhiễm virus, sẽ diễn ra hiện tượng sốt. Thường bệnh nhân sẽ sốt 38-38.5 độ C. Hiếm khi sốt cao hơn.
  • Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ chể hạn chế mất nước và dễ chịu hơn khi sốt. Đồng thời việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp làn da căng mịn.
  • Dùng các rau củ, hoa quả nhiều sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt các loại rau cũ có màu sắc sẫm, đậm sẽ chứa nhiều vitamin hơn.
  • Cam, thanh long, dưa hấu, mận, chuối… đều là các sản phẩm tuyệt vời thiên nhiên ban tặng cho mùa hè. việc dùng các sản phẩm này vằ bổ sung sức khỏe, vừa giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.

IV. Phải làm gì nếu đã lỡ bị sẹo?

Nếu đã lỡ bị sẹo rồi thì phải làm sao? Rất may là đã có các phương pháp hiện đại để điều trị vấn đề này.

Điều trị sẹo lõm do thủy đậu bằng công nghệ Laser CO2 kết hợp tế bào gốc PRP

  • Bằng cách lấy máu, cho vào máy quay li tâm PRP, lọc li tâm lấy tiểu cầu. Sau đó tiêm trực tiếp vào vùng da bị sẹo lõm. Các phân tử collagen dưới da sẽ được kích thích phát triển.
  • Còn công nghệ Laser Co2 phát ra ánh sáng hồng ngoại có bước sóng 10600nm sẽ tác động sâu vào lớp hạ bị của da. Qua đó bóc tách, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới. Các vết sẹo lõm sẽ nhanh chóng được làm đầy, đồng màu với màu da tự nhiên.

Chăm sóc da bằng công nghệ tế bào gốc P’cell kết hợp lăn vi kim

  • Tế bào gốc P’cell được chiết xuất từ niêm mạc miệng chim yến sẽ phát huy tác dụng sửa chữa, tái tạo tế bào da mới.
  • Vùng da bị sẹo lõm nhanh chóng hồi phục và trở nên láng mịn hơn.
  • Để sản phẩm tế bào gốc này thẩm thấu tốt nhất vào da và đem lại hiệu quả tối ưu nhất thì cần sự trợ giúp của thiết bị lăn vi kim. Thiết bị lăn vi kim sẽ tạo vi tổn thương giả trên da, khi thoa dưỡng chất lên sẽ thấm sâu xuống lớp thượng bì, trung bì của da và tái tạo vùng da bị tổn thương.

Công nghệ cấy da siêu vi điểm – Cách trị sẹo lõm không tốn thời gian

  • Cấy da siêu vi điểm là cách trị sẹo lõm mới và hiệu quả cao hiện nay.
  • Dựa trên khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể, công nghệ cấy da siêu vi điểm hỗ trợ thúc đẩy quá trình tăng trưởng các tế bào collagen và elastin. Đồng thời, một nguồn dưỡng chất được chiết tách từ chính cơ thể khách hàng, hoàn toàn tương thích và đảm bảo an toàn cho cơ thể cũng như vùng sẹo lõm.
  • Quá trình tạo tổn thương giúp đẩy mạnh tăng sản nguyên bào sợi và mạng lưới Collagen sâu dưới bề mặt da. Đây cũng chính là nền tảng của mọi công nghệ làm đẹp da và trẻ hóa đa tầng đang hiện hành.
  • Ngoài tác dụng trị sẹo lõm, cấy da siêu vi điểm có khả năng hỗ trợ tái cấu trúc toàn bộ bề mặt da, nâng cao độ đàn hồi.

Chữa sẹo hiệu quả với vitamin E

  • Nhiều nơi dùng ngay chính viên vitamin E uống để lấy dầu, đắp mặt. Có một chút sai lầm vì các chế phẩm trong viên nang được đặc chế dành cho đường uống. Việc dùng sai mục đích sẽ không mang được hiệu quả mong muốn.
  • Phần da nhận vitamin và khoáng chất qua việc thẩm thấu từ mạch máu. Vì vậy biện pháp bôi, đắp sẽ có hiệu quả. Nên dùng các phương pháp đặc chế cho việc bôi, dùng ngoài da thì hiệu quả mới tốt.
Các viên vitamin E được điều chế thường là loại dùng cho đường uống
Các viên vitamin E được điều chế thường là loại dùng cho đường uống. Nên uống đúng thuốc và cách sử dụng đúng mới có hiệu quả

V. Phòng chống thủy đậu

  • Một lần nữa cần nhắc đến căn nguyên của bệnh. Nhiễm virus Varicella Zoster không phải là việc mà mọi người đều phải trải qua trong đời.
  • Việc tiêm chủng từ nhỏ, đúng theo phác đồ tiêm chủng sẽ giúp ngăn chặn việc nhiễm bệnh. Không nhiễm bệnh thì sẽ không có bệnh và sẽ không có sẹo.
  • Nếu đã mắc bệnh thì nên tự cách ly, mặc áo dài tay và nên tự cách ly. Việc đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc sẽ giảm bớt sự lây lan bệnh trong cộng đồng. 
  • Các bà mẹ bầu cũng cần tiêm ngừa để đảm bảo không nhiễm thủy đậu trong thai kì, tránh các biến chứng biến dị ở thai nhi. 

Nếu bạn chưa nhiễm Varicella Zoster thì tốt nhất nên xem lại vấn đề tiêm chủng. Nếu đã lỡ nhiễm bệnh và đang phát bệnh thì hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức để ngừa sẹo. Nếu bạn đã lỡ có sẹo thì các phương pháp tiên tiến sẽ giúp cải thiện làn da và nhan sắc của bạn.

Từ khóa » Nốt Thuỷ đậu Bị Vỡ Có để Lại Sẹo Không