Sau Khi Có Quyết định Mở Thủ Tục Phá Sản, Doanh Nghiệp Bị Yêu Cầu ...
Có thể bạn quan tâm
- Doanh nghiệp bị ra quyết định mở thủ tục phá sản được hiểu như thế nào?
- Khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có được tiếp tục hoạt động kinh doanh không?
- Doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hoạt động nào khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Doanh nghiệp bị ra quyết định mở thủ tục phá sản được hiểu như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, những người có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 sẽ nộp đơn để yêu cầu mở thủ tục phá sản. Và Tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản nếu thỏa các điều kiện cần thiết.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bị yêu cầu phá sản có được tiếp tục hoạt động kinh doanh không?
Khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp có được tiếp tục hoạt động kinh doanh không?
Căn cứ Điều 47 Luật Phá sản 2014, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong trường hợp này vẫn có quyền được tiếp tục hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để tránh phát sinh lỗ hoặc kinh doanh phi pháp nhằm tẩu tán tài sản thì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Theo Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định về việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
+ Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
+ Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
- Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bị cấm thực hiện những hoạt động nào khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Căn cứ Điều 48 Luật Phá sản 2014 quy định về những hoạt động của doanh nghiệp bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cụ thể:
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau:
+ Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
+ Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;
+ Từ bỏ quyền đòi nợ;
+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này là vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 của Luật này.
Tóm lại, doanh nghiệp vẫn được thực hiện kinh doanh dưới sự giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan, người có thẩm quyền sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
Từ khóa » Mở Thủ Tục Phá Sản
-
Hướng Dẫn Tuyên Bố Phá Sản - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Tuyên Bố Phá Sản - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Điều Kiện Và Trình Tự Mở Thủ Tục Phá Sản Theo Quy định Mới Nhất
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp Hiện Nay - LuatVietnam
-
Điều Kiện Và Trình Tự, Thủ Tục Nộp đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản
-
Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Phá Sản Công Ty - Luật Long Phan
-
Trình Tự Và Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp - Luật Thái An
-
Người Lao động Có Quyền Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản Công Ty Không?
-
Benchbook Online >> 9. Thụ Lý đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp | Luật Hùng Thắng
-
Nộp đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản Của Người Lao động - Luat 3s
-
ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC PHÁ SẢN
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp Mới Nhất Hiện Nay - FBLAW
-
TRÌNH TỰ MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. - LUẬT SƯ