Sau Khi đốt Viêm Họng Hạt Cần Kiêng Gì? Nên Làm Gì? - VHEA Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Đốt viêm họng hạt là cách chữa phổ biến hiện nay. Những lưu ý sau khi đốt viêm họng hạt sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu được biến chứng không mong muốn và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Sau khi đốt viêm họng hạt kiêng làm gì?
Có 2 phương pháp đốt viêm họng hạt phổ biến: Đốt laser và đốt nhiệt điện. Cả 2 đều không gây cảm giác quá đau, khó chịu trong và sau khi đốt. Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau khi thực hiện thủ thuật, không cần nằm viện.
Tuy nhiên, đốt viêm họng hạt không loại bỏ hoàn toàn các mô lympho quát phát ở thành sau họng. Có nghĩa là đốt hạt không thể điều trị viêm họng hạt dứt điểm như nhiều người lầm tưởng. Nó chỉ có hiệu quả với những hạt kích thước lớn.
Trong quá trình loại bỏ các hạt lớn, phương pháp đốt có thể kích thích những hạt nhỏ ở những vùng xung quanh phát triển nhanh hơn. Thêm vào đó, đốt viêm họng hạt có thể tiềm ẩn một số nguy cơ cho sức khỏe bệnh nhân, như:
- Bỏng trong miệng
- Sẹo họng
- Nhiễm trùng
Vì thế, sau khi đốt viêm họng hạt người bệnh cần chú ý kiêng khem đúng cách:
Về chế độ ăn uống
Sau khi đốt viêm họng, bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn cay nóng: Như ớt, hạt nhục đậu khấu, gia vị hỗn hợp… có thể làm cho tình trạng viêm phức tạp hơn. Chúng cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một trong những yếu tố rủi ro làm phát sinh bệnh viêm họng hạt.
- Đồ ăn vặt cứng: Như bỏng ngô, khoai tây chiên, bánh quy giòn… Thực phẩm cứng sẽ cọ xát vào cổ họng, đặc biệt là những nốt hạt vừa đốt, gây khó chịu và ảnh hưởng tới quá trình phục hồi.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Như thực phẩm chiên rán, da động vật, thịt mỡ, đồ ăn nhanh… Chúng có thể làm tăng viêm trong cơ thể, khiến vị trí đốt hạt bị sưng và lâu lành hơn.
- Trái cây, nước ép trái cây họ cam quýt: Như cam, bưởi, chanh… Mặc dù đây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, chúng lại có tính axit, gây kích ứng niêm mạc cổ họng.
- Thực phẩm chua và nhiều muối: Như giấm, dưa chua, cá muối, thịt muối… có thể gây khó chịu ở cổ họng.
- Nước sốt và nước ép cà chua: Có tính axit nên có thể gây kích ứng cổ họng.
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Như bánh ngọt, kẹo, một số loại nước sốt, nước ngọt… Ăn nhiều đường có thể làm giảm bạch cầu, từ đó khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Đường cũng thúc đẩy gây viêm trong cơ thể.
- Chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas: Rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas… Những thứ này có chứa các chất khiến niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó trì hoãn quá trình làm lành niêm mạc họng sau khi đốt hạt.
- Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng: Cả hai đều có thể gây tổn thương niêm mạc họng. Tốt nhất, nên ăn thực phẩm ấm hoặc ở nhiệt độ phòng.
Về thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để niêm mạc họng nhanh hồi phục, bạn cũng nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt thường ngày.
Nên lưu ý một số điều sau:
- Bỏ hút thuốc lá: Khói thuốc lá ảnh hưởng tới mọi bộ phận trên cơ thể. Ngay cả người hít phải khói thuốc lá cũng có thể gặp nhiều rủi ro cho sức khỏe.
- Tránh nơi đông người: Nên tránh tiếp xúc với nhiều người hoặc đến những nơi công cộng để ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. Không nên tiếp xúc gần với những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm…
- Tránh nói to, nói nhiều, la hét: Điều này có thể khiến cổ họng bị khô và sưng đỏ. Nếu bạn làm những công việc đặc thù phải nói nhiều, như phát thanh viên, giáo viên, hoạt náo viên… nên nghỉ ngơi vài ngày sau khi đốt viêm họng hạt.
- Tránh các chất gây dị ứng: Nếu bạn đã xác định bản thân bị dị ứng với thứ gì, hãy tránh xa thứ đó. Ngoài ra, bạn có thể hạn chế với các chất gây dị ứng tiềm năng, như lông vật nuôi, mạt bụi, phấn hoa…
- Tránh dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
Tuy nhiên, viêm họng là bệnh lý tái phát rất thường xuyên khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường. Do đó ngoài dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt, người bệnh nên tìm hiểu phương pháp đặc trị không cần cắt đốt, đã được chứng minh an toàn với mọi người bệnh.
Sau khi đốt viêm họng hạt nên làm gì?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt điều độ là chiến lược tốt giúp phục hồi nhanh sau khi đốt viêm họng hạt. Điều này còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa viêm họng hạt tái phát.
Chế độ ăn uống khoa học
Nên tích cực tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh sau:
- Đồ ăn mềm: Như khoai tây nghiền, thịt ninh nhừ, cháo, trứng khuấy, sữa chua, chuối… Những thực phẩm này không gây khó khăn khi nuốt và dễ dàng tiêu hóa.
- Soup gà: Cả canh gà, soup gà, bún hay phở gà đều rất phù hợp với những người vừa đốt viêm họng hạt và những người cần phục hồi sau ốm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng soup gà có thể chống viêm hiệu quả và giảm lượng bạch cầu.
- Mật ong: Mật ong có mặt trong rất nhiều phương thuốc chữa bệnh ngay từ thời cổ đại. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh mật ong có đặc tính chống nhiễm trùng mạnh mẽ.
- Nước hầm xương: Nước hầm xương được coi là “siêu đồ uống” thế hệ mới. Nó chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết để phục hồi cơ thể và kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể tự hầm xương gà trong vòng 10 – 24 tiếng, hoặc hầm xương bò trong 12 – 48 tiếng. Sau đó dự trữ trong hũ thủy tinh đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Tự chăm sóc tại nhà
Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau khi đốt viêm họng hạt và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh:
- Giữ nước: Cổ họng bị khô có thể gây đau đớn, khó chịu. Bạn nên giữ ẩm cho cổ họng bằng cách uống nhiều nước hơn. Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, mức độ hoạt động… bạn có thể uống từ 1,5 – 2,5 lít nước/ngày.
- Độ ẩm thích hợp: Không khí khô có thể gây kích ứng cổ họng. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí, từ đó giúp giảm đau.
- Súc miệng: Súc họng và súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể làm giảm viêm. Ngoài ra có thể dùng dung dịch SMC và chấm họng bằng Betadin 5%.
- Thuốc giảm đau: Sau khi đốt viêm họng hạt, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc Ibuprofen, Acetaminophen hoặc Naproxen để giảm các triệu chứng khó chịu. Trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng Aspirin, vì thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề sau khi đốt viêm họng. Đốt hạt là phương pháp điều trị viêm họng hạt đầy hứa hẹn. Song, người bệnh không nên lạm dụng đốt viêm họng hạt, vì nó không thể chữa khỏi viêm họng hạt hoàn toàn. Tốt nhất, khi phát hiện dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa, xác định nguyên nhân gây bệnh, được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » đốt Viêm Họng Hạt Kiêng Gì
-
Đốt Viêm Họng Hạt Nên Kiêng Gì ? - Thuốc Dân Tộc
-
Bị Viêm Họng Hạt Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Nên Kiêng Gì Trước Và Sau Khi đốt Viêm Họng Hạt
-
Lưu ý Sau Khi đốt Viêm Họng Hạt: Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân ...
-
Viêm Họng Hạt Kiêng Gì, Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
-
Viêm Họng Hạt Kiêng Gì để Khỏi Hoàn Toàn, Không Gây Biến Chứng?
-
Có Nên đốt Viêm Họng Hạt Không, Sao Báo Nói Nguy Hiểm?
-
Viêm Họng Hạt Nên Kiêng Gì Và ăn Gì để Hết đau Rát Nhanh Nhất?
-
Viêm Họng Hạt Kiêng Gì? Lưu Ý Trong Ăn Uống Và Sinh Hoạt
-
Đốt Viêm Họng Hạt Kiêng Gì để Bệnh Không Tái Phát - Blog Home
-
Viêm Họng Hạt Kiêng Gì, Ăn Gì? Các Lưu Ý Trong Ăn Uống Và Sinh ...
-
Viêm Họng Hạt Kiêng Gì? Nên Ăn Gì Giúp Bệnh Nhanh Khỏi?
-
Viêm Họng Hạt Nên Kiêng Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết
-
Viêm Họng Hạt Kiêng ăn Gì để Mau Khỏi Bệnh?