Sau Khi Lìa Trần Con Người đi Về đâu?(Phần 2) - Vạn Điều Hay
Có thể bạn quan tâm
Xa rời trần thế thực chất là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người ta sẽ thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất.
Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là “Hồi quang phản chiếu” (Memory Projection) đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia…” – El Sarim Hamud.
Trong những ghi chép tại cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông, vị Tiến sĩ Vật lý người Ai Cập El Sarim Hamud sau khi chi sẻ với đoàn khảo cứu của Hội khoa học Hoàng Gia Anh do Tiến sĩ Baird T Spalding dẫn đầu về những cảnh giới sau khi con người rời xa sự sống đã khiến họ rất đỗi ngạc nhiên nhưng hoàn toàn bị thuyết phục. Hamud tiếp tục chia sẻ về những điều diễn ra sau khi con người rời khỏi dương gian.
Sự thay đổi của con người sau khi rời khỏi dương gian
Theo lời Hamud, thực ra khi sống và chết đi, con người không thay đổi bao nhiêu. Nếu khi sống họ ăn tham thì khi rời dương thế họ vẫn tham ăn, chỉ có khác ở chỗ điều này sẽ không còn được thỏa mãn vì thể xác đã hư thối, tan rã mất rồi. Sau khi trở thành những linh hồn, tìm về nhà thấy con cháu ăn uống linh đình mà họ thì không sao ăn được, lòng ham muốn gia tăng cực độ như lửa đốt gan, đốt ruột, đau khổ không sao tả được.
Khi người sống ăn ngon có các tư tưởng khoái lạc thì loài ma đói xúm quanh cũng tìm cách rung động theo tư tưởng đó nhưng không làm sao thỏa mãn cho được. Ðiều này ví như khi đói, nghĩ đến món ăn ngon ta thấy khoan khoái, ứa nước bọt nhưng điều này không thỏa mãn nhu cầu bao tử.
Các loại ma quỷ thường tụ tập nơi súc vật bị làm thịt, lò sát sinh để rung động theo những không khí thô bạo ở đó. Những người làm hại súc vật trong nhà vô tình mời gọi các vong linh này đến, sự có mặt của chúng nó có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là cho những người dễ thụ cảm.
Sự khác nhau của mỗi sinh mệnh con người khi xa rời nhân thế
Hoàn cảnh khác nhau sau khi không còn sự sống phụ thuộc vào mức độ dục vọng khi còn sống. Theo Hamud: Người chết bất đắc kỳ tử thường lưu lại cõi âm lâu hơn người ra đi khi đã già vì còn nhiều ham muốn hơn. Những kẻ sát nhân bị hành quyết vẫn sống trong cảnh tù tội, giận hờn và có ý định trả thù. Một người tự kết liễu cuộc đời để trốn nợ đời cũng thế, y sẽ hôn mê trong trạng thái khổ sở lúc quyên sinh rất lâu.
Hamud kể về việc gặp vong linh của một thương gia giàu có, ông này cứ quanh quẩn trong ngôi nhà cũ nhiều năm trong cô đơn và đau khổ, không có bạn và cũng chả cần ai. Người thương gia giàu có trở về căn nhà để sống với kỷ niệm xưa nhưng vợ con ông chả ai để ý đến. Họ tin rằng ông đã lên Thiên Ðàng vì họ đã bỏ ra những số tiền, tổ chức các nghi lễ tôn giáo rất lớn …
Những vong linh quanh quẩn bên cạnh cơ sở mà họ gây dựng nên, họ vô cùng đau khổ và tức giận vì không còn ảnh hưởng được gì, họ rất khổ sở khi người nối nghiệp, con cháu có quyết định sai lầm, tiêu phá cơ nghiệp.
Những người từng chôn cất của cải sẽ phập phồng lo sợ có kẻ tìm ra, họ vẫn quanh quẩn gần đó và đôi khi tìm cách hiện về dọa nạt những người bén mảng đến gần nơi chôn dấu.
Vong linh ghen tuông còn khổ sở hơn nữa, họ không muốn người họ yêu mến chia sẻ tình yêu với kẻ khác. Ðôi khi họ điên lên khi chứng kiến sự âu yếm của người họ yêu mến và người khác. Dĩ nhiên họ không thể làm gì được nên vô cùng khổ sở. Những nhà lãnh đạo, những vua chúa, những người hống hách quyền uy thì cảm thấy bất lực khi không còn ảnh hưởng gì được nữa, họ hết sức đau khổ.
Con người phải đối diện với hành động và suy nghĩ của chính mình
Bình thường khi ta phát ra một tư tưởng thì ở cõi trung giới ( 7 cảnh giới sau khi qua đời) một hình tư tưởng được tạo ra. Khi ghen ghét oán hận ai, ta cũng tạo các hình tư tưởng bao quanh người đó. Vì khả năng tập trung tư tưởng của con người rất yếu nên hình tư tưởng cũng chỉ phất phơ rồi tan biến, không để lại dấu vết. Tuy nhiên, khi đã có thành kiến với ai, ta tạo nên một hình tư tưởng có thể sống lâu hơn và tư tưởng này bao quanh kẻ đó…Một kẻ xấu xa sẽ trở nên xấu xa hơn, nhưng tư tưởng xấu không thể hại người lương thiện. Do đó, vấn đề kiểm soát tư tưởng, tránh các thành kiến là một vấn đề quan trọng vì ta có trách nhiệm với tư tưởng của mình.
Lời tiên tri
Sau khi giải thích thêm các khái niệm mới lạ về không gian thời gian cũng như nói về nguyên nhân tiêu vong của nền văn minh Ai Cập cổ đại, về việc các giáo sĩ đã thực hành tà thuật tối đa với bí thuật ướp xác, Hamud tiếp tục đưa ra những lời tiên tri về xã hội nhân loại hiện đại như sau:
Ông cho rằng đó sẽ là một giai đoạn cực kỳ tiến bộ về tri thức nhưng thoái bộ về tâm linh. Moi sự hiểu biết chỉ nhằm vào hiện tượng (Phenomenon) thay vì nguyên nhân, bản chất do đó, nền khoa học không thể chuyển biến được lòng người hoặc giúp cho họ một cái nhìn sáng suốt, một tâm hồn bình an.
Nền “khoa học hiện tượng” chỉ kích thích giác quan, cảm xúc hướng ngoại sẽ khiến con người cực kỳ bất mãn, lo âu và trở nên hoang mang phiêu bạt.
Những lời tiên tri của Hamud vào đầu thế kỉ 20 nay đã ứng nghiệm khi sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ song hành với sự suy đồi các giá trị đạo đức. Sự truy cầu vật chất, báng bổ thần thánh, các chất ma túy tràn ngập và đang hủy hoại xã hội. Lời cảnh báo
Hamud cảnh báo về việc một số pháp sư vốn là sứ giả cõi âm sẽ đầu thai trở lại hoặc nhập xác để tác oai, tác quái tái tạo một xã hội tối tăm, sa đọa đi ngược lại sự an bài của đấng Sáng thế…Chiến tranh, đau khổ, bất an cùng các kích thích cảm giác mới lạ do nền “khoa học hiện tượng” mang lại sẽ thúc đẩy con người vào các cùng cực của cuộc sống.
Hamud chỉ ra cách để nhận diện những thế lực đen tối này “Dù các pháp sư … thời cổ này có khéo léo dẫn dụ con người bằng những danh từ hoa mỹ, những chủ thuyết đẹp đẽ thế đâu đi nữa thì họ vẫn chỉ có thể sống như một con người. Dù thế nào họ cũng không thể bỏ qua các thói quen cũ của quá khứ, … họ sẽ đặt ra các giáo điều mới thay thế các chân lý cao đẹp để lôi kéo con người từ bỏ Thượng Ðế. Họ sẽ sử dụng danh từ, ngôn ngữ để đánh lạc hướng mọi người, tuy nhiên trước sau gì họ cũng phải rời xa cuộc sống và trước khi chết họ sẽ di chúc yêu cầu ướp cơ thể của họ và xây dựng những nhà mồ vĩ đại bằng đá như họ đã từng làm trong quá khứ…”
Hamud ám chỉ về những học thuyết dùng lời lẽ hoa mỹ nhưng thực chất khiến con người ngày càng xa rời đạo đức, xa rời sự bảo hộ của thần linh và sa đoạ vào trong mê lạc rồi tự đi đến sự hủy diệt. Ông cũng chỉ ra rằng trong thời buổi này, khối óc lý trí không giúp được gì mà chỉ có sự hiểu biết và ý thức bản chất thầm lặng của nội tâm mới đáp ứng được. Ðó là lối thoát duy nhất mà thôi.
15/7/21
Nam Vũ biên tập
Từ khóa » Khi Lìa Trần
-
Bài Không Tên Số 4 - Lệ Quyên
-
Lời Bài Hát Bài Không Tên Số 04 (Vũ Thành An) [có Nhạc Nghe]
-
Bài Ca Không Tên Số 4 - Tuấn Ngọc - NhacCuaTui
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Và ý Nghĩa Của "Bài Không Tên Số 4" (Vũ Thành ...
-
'lìa Trần' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Triệu Người Quen Có Mấy Người Thân, Khi Lìa Trần Có Mấy Người đưa...
-
TRƯỚC KHI LÌA TRẦN
-
Lien Khuc Bai Khong Ten So 3 (Vu Thanh An) - Lời Bài Hát Việt
-
Lìa Trần Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe
-
Lời Bài Hát Bài Không Tên Số 4 - Hồ Trung Dũng
-
Lời Bài Hát Bài Không Tên Số 4 (lyrics) - Trình Bày: Hồ Trung Dũng
-
Xác Định Cảnh Giới Tái Sanh Sau Khi Lìa Trần - Đường Về Cõi Tịnh