Sau Khi Tiêm Vắc Xin Bị Sốt Hay Không Sốt Thì Tốt Hơn? - Phòng Chống ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra là: Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?”
TIN LIÊN QUANSốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.
Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.
Sốt từ đâu đến?
Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.
Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.
Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.
Vì sao có người sốt, có người không?
Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.
Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vắc-xin là như nhau.
Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.
Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.
Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.
Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.
Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.
Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vắc-xin - đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.
Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan?
https://suckhoedoisong.vn/sau-khi-tiem-vac-xin-bi-sot-hay-khong-sot-thi-tot-hon-n195999.html
Đỗ Hương (Theo Suckhoedoisong.vn)
Đỗ Thị Hương
Các tin khác- Sinh hoạt khoa học về tình hình dịch bệnh Covid-19 và cách ứng phó
- Tăng cường công tác thu dung, điều trị ca bệnh Covid-19
- Hà Nội yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện công cộng
- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thu dung điều trị ca bệnh Covid-19
- Số ca mắc Covid-19 trong tuần qua tiếp tục gia tăng
- Các đơn vị đảm bảo công tác sàng lọc, thu dung, điều trị ca bệnh Covid-19
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Tiêm Vắc Xin Sau Bao Lâu Thì Bị Sốt
-
Vaccine Ngừa Covid-19 Sau Khi Tiêm Bao Lâu Thì Sốt Và Cách Xử Trí
-
Sốt 2 Ngày Sau Tiêm Phòng Covid Có Sao Không? | Medlatec
-
Các Tác Dụng Phụ Có Thể Xảy Ra Sau Khi Tiêm Vắc-xin Ngừa COVID-19
-
Bị Sốt Sau Khi Tiêm Vắc Xin Cúm | Vinmec
-
Trẻ Bị Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Vắc-xin 5 Trong 1: Khi Nào Là Bất Thường?
-
Những điều Cần Biết Sau Khi Tiêm Chủng - VNVC
-
Tránh Sai Lầm Khi Chăm Sóc Trẻ Sau Tiêm Chủng
-
Phản ứng Sau Tiêm Vaccine COVID-19, Làm Sao để Giảm Rủi Ro?
-
Phản ứng Phụ Của Vắc Xin Corona Chủng Mới「新型コロナワクチン ...
-
Tác Dụng Phụ Của Vắc Xin COVID-19 - HCDC
-
Hỏi Và đáp Về Tiêm Vắc Xin Phòng COVID-19 Cho Trẻ Từ 5 đến Dưới ...
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Vắc Xin Cho Trẻ
-
Cách Phân Biệt Sốt Sau Tiêm Vaccine COVID-19 Với Các Bệnh Khác?
-
Cách Giảm đau Hạ Sốt Cho Trẻ Sau Tiêm Phòng | Hapacol