Sáu Kiểu Lừa 'làm Giàu Cấp Tốc' - VnExpress

Và hầu như trên mọi nền tảng mạng xã hội, tivi, radio, internet... bạn có thể tìm thấy cùng một kiểu người, cùng một kiểu kể chuyện...

"Tôi không bán 'cá' cho bạn, tôi dạy bạn cách dùng 'cần câu'. Để trở thành doanh nhân, tiếp thị, marketing... bộc lộ hết tiềm năng của bạn". "Tôi cũng làm giờ hành chính như bạn, bị ánh đèn huỳnh quang hút sạch sức sống. Nhưng tôi có thể hứa là... không gì bằng những sản phẩm thiết thực. Nếu bạn gọi tôi trong 15 phút nữa, tôi sẽ tặng bạn bí kíp làm giàu nhanh chóng miễn phí. Vâng là miễn phí".

"Trong 5 qua tôi đã hướng dẫn cho hàng nghìn học viên tăng thu nhập lên ít nhất gấp đôi, gấp ba lần số họ có thể tự kiếm. Mới đây thôi, tháng vừa rồi tôi đã giúp hai học viên của tôi tăng thu nhập lên gấp hai lần.". "Còn chờ gì nữa, sự trì hoãn chính là cách nhanh nhất để trở nên tầm thường. Lời cảnh tỉnh dành cho bạn đấy!".

"Tôi chưa bao giờ coi bạn là kẻ ngốc. Tôi biết là bạn rất thông minh. Và tận sâu bên trong bạn biết đây không phải là trò lừa bịp. Nhưng đây là cơ hội vàng của bạn"...

Mỗi thế hệ đều có những phiên bản khác nhau của những "gã chăn lừa" ấy. Sau tất cả chúng ta vẫn thường bị lừa. Lịch sử đã có nhiều bài học, nhưng vì lý do nào đó đây vẫn là một ngoại lệ không thể cản. Trước khi cả "Adam ăn táo", các vụ lừa đảo đã biến người ta thành triệu phú.

Tại sao chúng ta lại cứ liên tục bị lừa bởi những trò cũ mèm như vậy? Các trang web nói chúng ta phải trả tiền để nhận miễn phí thì đó chính là lừa đảo.

Phần lớn con người ta kém trong việc phát hiện được dối trá. Nhưng hầu hết ta nghĩ ta là người giỏi phát hiện dối trá. Đó là lý do ta thường bị lừa.

Xét về mặt tiến hóa, thì chúng ta được lập trình để tin tưởng lẫn nhau. Nhưng điều đó cũng tức là chúng ta dễ bị lừa khi gặp người có ý xấu, gặp người lợi dụng ta vì mục đích cá nhân và độc hại nào đó.

>> Những 'chuyên gia' tài chính ở trọ, ăn mì gói

Các hình thức lừa đảo:

- Lừa đảo nuôi con bằng sữa mẹ: Vào năm 1821, nhà thám hiểm người Scotland, tướng Greor Macgregor, đã ra khơi đến bờ biển Trung Mỹ từ Vương quốc Anh. Qua chuyến đi ông ta đã nhận được tước hiệu hoàng gia - Hoàng tử Gregor Cazique của Poyais. Ông ta đến London với một cơ hội hiếm có.

Ông ta phát hiện một vùng đất hứa mới, đó là đất nước Poyais. "Phác thảo bờ biển Mosquito", cuốn sách bao gồm lãnh thổ Poyais, do Thomas Strangeways, một thuyền trưởng bí ẩn viết ra, mô tả các dòng sông rải đầy vàng nguyên chất và đất đai màu mỡ đến mức mỗi năm thu được ba vụ. Gregor Macgregor mở văn phòng ở London, treo cờ Poyais và sáng tác bản ballad "Người di cư Poyais".

Trong đó có đoạn: "Vùng đất thân tiên giàu có và vui vẻ, quê nhà để dùng chân, ban phúc kẻ rã rời. Chúng ta sẽ cùng nhau đến Poyais". Mọi người có thể đổi Bảng Anh sang đô la Poyais và mua một phần đất ở Poyais như hàng trăm người đã làm. Quy ra tiền ngày nay, Macgregor đã kiếm hơn 20 triệu đô.

Nhưng có một vấn đề là không có Poyais nào cả. Đó là Honduras, là Nicaragua. Thuyền trưởng Strangeways chính là Gregor Macgregor, ông ta đã tự bịa ra mọi chuyện. Đó chỉ là một trong số những vụ lừa đảo quái gở nhất trong lịch sử, và không phải là vụ đầu tiên hay vụ cuối cùng.

- Lừa đảo tạm ứng: Có thể bạn đã xem những quảng cáo na ná như: chúc mừng bạn đã trúng số. Bạn chỉ cần trả thuế để nhận giải thưởng. Hoặc chỉ cần nhắn tin là bạn đã được chấp thuận cho vay.

Ngay khi bạn tin rằng họ sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bạn, đó là lúc họ yêu cầu bạn trả trước một khoản phí nhất định. Đây chính là trò lừa đảo tạm ứng. Bạn phải trả tiền bây giờ để đổi lấy rất nhiều tiền sau này, số tiền mà cả trời cũng không biết khi nào nó tới.

Bản thành công nhất của chiêu lừa đảo này đã có từ hàng trăm năm trước. Bạn nhận được thư từ người rất giàu mà đang cần ít tiền để thoát khỏi tình huống tồi tệ nào đó. Khi hết gặp khó khăn, họ sẽ gửi bạn phần thưởng tuyệt vời.

Mấy lá thư này thường đến từ các phạm nhân, nhưng gần đây, chúng lại đến từ các "hoàng tử Nigeria". Mô hình lừa đảo nối tiếng liên quan đến "hoàng tử Nigeria" đã diễn ra từ trước khi internet phổ biến. Ở Lousiana, một người đã bị bắt, bị cáo buộc lừa đảo bằng thư điện tử "Hoàng tử Nigeria". Người ta hay nói đùa về hoàng tử Nigeria nhưng thực sự gã này không tồn tại. Gã sẽ không đưa bạn tiền đâu dù bạn có đưa gã toàn bộ tài khoản của bạn. Nhưng trò lừa đảo tạm ứng này đang lừa được hàng triệu đôla mỗi năm.

- Lừa đảo bơm và bán: Đây là một trò lừa đảo rất phổ biến và nổi tiếng. Bơm và bán là mô hình lừa đảo không liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nó hoạt động theo kiểu: bạn thuyết phục người mua đầu tư vào thứ vô giá trị, và làm tăng giá nó rồi bán nó, bán giá cổ phiếu... ở thời điểm nó đắt nhất. Sau đó giá trị nó sẽ sụp xuống, lại tiếp tục lặp lại kiểu bơm và thổi này.

Ngày nay trò này vô cùng nổi tiếng với các loại tiền ảo. Sẽ có các chủ mưu gửi tin nhắn ở các ứng dụng nhắn tin kiểu như Telegram. Đám trong cuộc sẽ vội vã mua để đẩy giá lên cao. Rồi những kẻ khác lại tưởng đó là cổ phiếu rất quan trọng nên vội vàng mua nó. Thế rồi các người trong cuộc liền bán ra. Toàn bộ chu trình chỉ mất tầm vài phút.

>> Mất 200 triệu cho khóa học kiếm tiền giữa mùa dịch

- Lừa đảo Ponzi: Mô hình lừa đảo đầu tư lâu dài hơn, có thể lên tới hàng thập kỷ. Trò này được đặt tên theo Charles Ponzi, một người Ý di cư tới Mỹ. Đầu những năm 1920, gã đã tạo ra lời hứa hẹn tuyệt vời. Gã đảm bảo cho bạn rằng sẽ tăng gấp đôi số tiền trong 90 ngày.

Nhưng thực sự gã chỉ trả tiền nhà đầu tư cũ bằng tiền của nhà đầu tư mới. Chỉ có một vấn đề duy nhất là nếu cùng một lúc có đủ số nhà đầu tư yêu cầu trả lại tiền thì toàn bộ hệ mô hình sẽ sụp đổ. Điều tương tự đã xẩy ra vào năm 2008, khi kiểu mô hình khét tiếng này lại trở thành tâm điểm.

Trong nhiều thập kỷ, Bernie Madoff đã rửa số tiền cỡ hàng tỉ đô là thu được từ trò Ponzi. Về cơ bản là qua một tài khoản JPMorgan, ông ta đã có ý định chiếm 10-15% tiền lãi của họ dù thực tế là ông ta mất sạch và vờ trả tiền cho người cũ bằng tiền của người mới.

Lí do chính là họ quá tin ông ta, ông ta là một trụ cột của cộng đồng người Do Thái ở Mỹ, và họ nghĩ: "Bernie tốt bụng, không đáng nghi". Hóa ra ông ta lại là lừa đảo. Mô hình lừa đảo Ponzi là một hình lừa đảo liên kết, vì các mô hình này có xu hướng lừa những người có cùng điểm chung với kẻ chủ mưu như là tôn giáo hay bản sắc dân tộc.

- Lừa đảo kim tự tháp Mô hình Ponzi: thường bị nhầm với mô hình kim tự tháp, nhưng chúng lại hoàn toàn khác nhau. Ở đây, bạn không mượn tiền của người sau để trả cho người trước, mà là nếu người trong hệ thống thuyết phục được người ngoài hệ thống tham gia, và người mới tham gia này thuyết phục được người ngoài hệ thống khác tham gia thì cả người trong hệ thống ban đầu và người mới tham gia đều được nhận chút tiền (trích xuất % lợi nhuận).

Các công ty đa cấp cũng dựa vào mô hình tuyển dụng này. Có thể các bạn đã thấy bạn bè trên mạng cố bán sản phẩm nào đó cho bạn rồi lại tuyển chính bạn bán những sản phẩm đó. Bán hàng đa cấp là kinh doanh hợp pháp khi phần lớn tiền đến từ khách hàng ngoài hệ thống mua sản phẩm của họ (hệ thống ổn định, và tiền từ khách hàng ngoài hệ thống).

Mô hình lừa đảo kim tự tháp khác với mô hình hợp pháp đa cấp một điểm chính là sản phẩm của mô hình lừa đảo thì vô dụng nên phần lớn tiền họ có được là đến từ tuyển dụng. Các bạn lưu ý dùm, tiền đến từ sản phẩm có giá trị, từ khách hàng ngoài hệ thống là hợp pháp; tiền đến từ mô hình tuyển dụng vào hệ thống là lừa đảo. Và khi hệ thống không thể tuyển dụng được thêm người vào đáp ứng đủ thì sẽ sụp đổ.

>> 'Lan đột biến hạ giá trăm triệu chẳng ai mua'

- Lừa đảo huấn luyện (coaching): Chúng tương tự trò lừa đảo tạm ứng, nhưng mồi câu đã thay đổi từ "hứa chuyển tiền" (từ tiền của họ) thành "hứa tiền sẽ về" (từ nguồn khác như công việc, ngoại giao... của bạn - kiểu tự làm tăng thu nhập của bạn). Tức là bạn trả tiền cho kiến thức của họ, còn họ hứa kiến thức của họ sẽ giúp bạn kiếm tiền.

Kiểu như: "Bạn có muốn học cách làm giàu từ bất động sản mà không cần xu nào không?..." Nhưng những thứ đó toàn là bịa đặt. Các chương trình kiếm tiền gần như không hiệu quả và bạn thường bị dẫn dắt để trả tiền cho những khóa học phát triển bản thân đắt tiền hơn.

Vì họ giỏi việc bán hàng, sử dụng mọi chiến thuật trong sách bắt đầu với lời hứa hẹn tuyệt vời kiểu: "Tôi đảm bảo với bạn việc đó là có thật và khá dễ dàng nếu bạn làm từng bước theo hệ thống của tôi...". Họ có các câu truyện hấp dẫn về làm giàu, lời làm chứng từ những vị khách được cho là rất hạnh phúc. Và họ tạo ra cảm giác rất khẩn trương, kiểu: "Bạn phải thật nhanh chân, vì tôi chỉ còn tìm thêm vài người, vài người có động lực để chăm chỉ nhất ở lĩnh vực của bạn."

Tuệ

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

  • Em gái tôi vay 26 triệu đồng để 'nhận quà từ Mỹ'
  • Nghệ sĩ quảng cáo tạo niềm tin mù quáng
  • Những lần tôi bị lừa trong 10 năm khởi nghiệp
  • App lừa đảo trăm tỷ: Cá trích ảo tưởng làm cá mập
  • Ác mộng 'làm giàu nhanh'

Từ khóa » Các Khóa Học Làm Giàu Lừa đảo