Sau Mưa Lớn, Tường Nhà, Trần Nhà Thấm Nước Dẫn đến Bong Tróc ...
Có thể bạn quan tâm
Chiều tối 5/7, trên địa bàn thủ đô Hà Nội xuất hiện mưa lớn, khiến nhiều tuyến phố rơi vào tình trạng ngập úng. Theo thông tin từ công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, nhiều địa điểm có lượng mưa tích lũy lên tới gần 250mm.
Ngập úng diễn ra trong một thời gian dài khiến nhiều ngôi nhà, đặc biệt là những công trình có chất liệu thi công kém, bắt đầu có dấu hiệu bị thấm nước. Biểu hiện rõ nhất là qua sàn nhà, tường nhà và trần nhà.
Trần nhà bị dột, chảy nước khi bị thấm. (Ảnh minh họa)
Đối với sàn nhà và tường nhà, bong tróc lâu ngày không xử lý sẽ dẫn tới ẩm mốc, gây bất tiện trong sinh hoạt cũng như sức khỏe các thành viên trong gia đình. Còn đối với trần nhà, có thể dẫn đến tình trạng dột, chảy nước.
Vậy phải xử lý như thế nào khi sàn, tường và trần nhà bị thấm nước?
Với sàn nhà
Khi sàn nhà bị thấm nước, cấu trúc xi măng bên dưới sẽ bị ảnh hưởng một phần cho đến toàn bộ, từ đó gây ra tình trạng sụt lún, phồng rộp hay nghiêm trọng hơn là nứt vỡ.
Hiện nay, các công trình từ nhà ở đến văn phòng thường sử dụng các loại chất liệu sàn là gạch, đá hoa hay gỗ. Tùy theo chất liệu bề mặt sàn mà ta sẽ có những phương pháp giải quyết khác nhau.
Đối với gạch, đá hoa, để khắc phục tình trạng bị thấm nước, trước tiên cần dùng chổi hoặc bàn chải để làm sạch bề mặt sàn. Sau đó, sử dụng các loại keo kết dính chuyên dụng để hàn lại các mạch gạch.
Cuối cùng, lau lại sàn bằng nước sạch và để khô trong điều kiện tự nhiên. Lưu ý, trong quá trình lau sàn nên vắt kiệt nước và hạn chế làm đổ nước ra sàn để tránh khỏi tình trạng sàn bị thấm ngược trở lại.
Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, bạn sẽ phải thay mới toàn bộ phần sàn bị nứt vỡ.
Khi sàn nhà bị thấm nước, cấu trúc xi măng bên dưới sẽ bị ảnh hưởng một phần cho đến toàn bộ, từ đó gây ra tình trạng sụt lún, phồng rộp hay nghiêm trọng hơn là nứt vỡ. (Ảnh minh họa)
Đối với sàn gỗ, đây là loại sàn có thể phải chịu hậu quả nặng nề nhất, hơn hẳn loại sàn gạch và đá nếu như bị thấm nước.
Nguyên nhân là vì chính bản thân chất liệu gỗ đã có tính thấm nước cao hơn, vì vậy sàn dễ bị ẩm hơn, dẫn tới cong vênh, phồng rộp.
Để tránh bị thấm nước cho sàn gỗ, tốt hơn hết hãy hạn chế đối đa việc nước bị đổ ra sàn hay để sàn bị ngập trong nước mưa. Nếu có xảy ra, hãy nhanh chóng loại bỏ nước ra khỏi sàn, lau bằng khăn và kết hợp với các biện pháp làm khô như máy hút ẩm, điều hòa ở chế độ dry…
Sàn gỗ là loại sàn có thể phải chịu hậu quả nặng nề nhất, hơn hẳn loại sàn gạch và đá nếu như bị thấm nước. (Ảnh minh họa)
Nếu như sàn gỗ bị thấm nước quá lâu và quá nhiều, rủi ro sẽ rất cao, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là phải thay toàn bộ bề mặt sàn gỗ.
Ngoài ra, bên cạnh các cách khắc phục khi sự cố đã xảy ra, bạn có thể phòng tránh việc sàn nhà bị thấm nước bằng cách dùng màng chống thấm. Phương pháp này giúp hạn chế phần nào tác động của nước lên bề mặt, làm hư hại sàn nhà.
Với tường nhà
Tường nhà bị thấm nước gây phồng rộp, ẩm mốc hay bong tróc thành từng mảng là tình trạng dễ bắt gặp ở nhiều gia đình. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện để các loại nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Để giải quyết, trước tiên bạn cần cạo sạch lớp sơn bong tróc, phồng rộp bằng bàn chải. Đảm bảo cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ đen trắng.
Tường nhà bị thấm nước lâu ngày gây ra tình trạng phồng rộp, bong tróc kém thẩm mỹ. (Ảnh minh họa)
Sau đó, dùng hóa chất tẩy rửa, diệt rêu mốc chà lên khu vực cần làm sạch. Đây là bước rất quan trọng, nếu bạn bỏ qua, vi khuẩn nấm mốc có thể quay lại nếu mưa hay thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Tiếp đến là làm nhẵn, đánh bóng mảng tường vừa cạo bằng giấy nhám mịn. Cuối cùng là sơn đè lớp sơn mới lên, lần lượt là sơn lót rồi đến sơn phủ.
Nếu vết phồng rộp, bong tróc trên tường nhà bạn có diện tích lớn thì sau khi cạo hết, hãy đợi đến khi tường liền lại, khô ráo rồi tiến hành trát lại toàn bộ.
Bên cạnh việc sơn trát lại, bạn cũng có tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng những miếng nhựa, miếng xốp dán tường để thay thế. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, giúp giải quyết về phần nhìn chứ không giải quyết được vấn đề sâu trong bản chất.
Với trần nhà
Biểu hiện rõ rệt nhất của việc trần nhà bị thấm nước nghiêm trọng chính là xảy ra tình trạng dột, chảy nước, gây bất tiện trong sinh hoạt của gia đình.
Trần nhà bị dột, chảy nước là hậu quả từ việc bị thấm nước lâu ngày. (Ảnh minh họa)
Nếu trần nhà chỉ mới bị ố vàng, bạn có thể dùng các loại sơn chống thấm tường có đặc tính khô nhanh trong vòng 1 – 2 giờ để khắc phục.
Trường hợp trần nhà bị thấm nước nhiều gây dột thì bắt buộc phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của khu vực bị thấm. Sau đó phủ lên bề mặt một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm, cuối cùng là trát một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Bên cạnh việc khắc phục khi xảy ra thấm, dột, bạn cần phòng tránh bằng cách thiết kế kết cấu mái sao cho phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước.
Khi thiết kế và thi công mái nhà, cần đảm bảo hướng phân thủy và độ dốc để thoát nước mưa phù hợp. (Ảnh minh họa)
Đồng thời, cũng nên chú trọng việc cố định kết cấu mái (sử dụng vật liệu bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như lợp, dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm che (với mái bằng).
Tường nhà, sàn nhà hay trần nhà đều là những phần quan trọng trong cấu trúc nhà ở. Vì vậy tốt hơn hết để tránh khỏi các trường hợp bị thấm nước, hãy lựa chọn những phương pháp chống thấm hiệu quả, mang tính bền vững trong tương lai. Có thể kể tới như sử dụng các loại sơn chống thấm, thi công chống ẩm đúng cách và chọn đơn vị uy tín, đảm bảo.
Để tránh các trường hợp bị thấm nước, ngay từ khi thi công hãy lựa chọn những phương pháp chống thấm hiệu quả, mang tính bền vững trong tương lai. (Ảnh minh họa)
Từ khóa » Gỗ Tự Nhiên Bị Cong Vênh
-
Có Nên Sử Dụng Gạch Giả Gỗ Thay Thế Cho Sàn Gỗ? - CafeLand.Vn
-
Top 5 Loại Sàn Nhựa Giả Gỗ được ưa Chuộng Nhất Năm 2022
-
Nội Thất Lạc Gia Ra Mắt Bộ Sưu Tập 2022 - Reno Collection
-
Nội Thất Lạc Gia Ra Mắt Bộ Sưu Tập Mới
-
Mẫu Cổng đẹp Cho Nhà Vườn ở Nông Thôn đơn Giản được ưa ...
-
Giữ Hương Hoàng đàn Cho Thế Hệ Mai Sau
-
Tôi đã Nhận Ra Nhiều điều Sau Nửa Năm Sử Dụng Bộ Bàn Nâng Hạ Và ...
-
Cận Cảnh Biệt Phủ Gỗ Hương 4.000m2 Của đại Gia Xứ Nghệ
-
SaiGonDoor - Đơn Vị Sản Xuất Và Cung Cấp Cửa Gỗ Uy Tín, Chất Lượng
-
Thớt Gỗ Teak Chef Studio: Đi đầu Khẳng định Vị Thế Sản Phẩm Việt
-
Quảng Nam: Hai Bãi Vàng Trái Phép Hoạt động Trong Rừng Tự Nhiên
-
Vụ Phá Rừng Trường Sơn Tại Quảng Bình: Ghi Nhận Từ Hiện Trường
-
Hộp Nhựa Cho Vào Máy Rửa Bát Nhưng Vẫn Không Sạch: Nguyên ...
-
Sai Lầm Thường Gặp Trong Quá Trình Xây Dựng Nhà ở