Sâu Răng Là Gì? Cách điều Trị Sâu Răng Như Thế Nào?

Danh Mục

Toggle
  • Sâu răng là gì?
    • Nguyên nhân gây sâu răng là gì?
    • Các giai đoạn của sâu răng là gì?
  • Cách điều trị sâu răng như thế nào?
  • Những thói quen tốt giúp hạn chế sâu răng
    • Nha Khoa Tân Định – địa chỉ nha khoa chuyên sâu hàng đầu

Sâu răng là một dạng bệnh lý về răng miệng rất phổ biến ở cả người lớn và đặc biệt là trẻ em. Nếu được chữa trị sớm, sâu răng sẽ không còn là vấn đề đáng lo. Tuy nhiên, bạn cũng không nên có suy nghĩ: Điều trị sâu răng để chậm một chút cũng không sao. Để có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh lý sâu răng, hãy cùng Nha Khoa Tân Định tìm hiểu bài viết: Sâu răng là gì? cùng những cách trị sâu răng nhé!

Sâu răng là gì?

sau-rang

Sâu răng là gì? (Ảnh: Internet)

Vậy sâu răng là gì? Sâu răng được hiểu theo cách đơn giản nhất là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng. Hay còn được gọi là quá trình hủy khoáng. Những tổn thương này do kết quả quá trình hoạt động và phát triển của vi khuẩn gây ra. Sâu răng là một dạng bệnh lý phổ biến về răng miệng ở cả Việt Nam và trên thế giới. Tỷ lệ sâu răng thường cao nhất ở trẻ em. Ai cũng có khả năng mắc bệnh sâu răng kể cả trẻ sơ sinh.

Sâu răng nặng sẽ gây ảnh hưởng như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết: “Dấu hiệu và hậu quả khi sâu răng nặng? 3 cách trị dứt điểm sâu răng nặng

Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Mặc dù sâu răng là bệnh lý phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa có hiểu biết chính xác về vấn đề này. Thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng sâu răng là do “sâu” đục và kí sinh trong răng. Đây là một hiểu lầm không hiếm người mắc phải. Vậy thực chất sâu răng là gì?

Mảng bám là những lớp màng trên răng được hình thành bởi đường và tinh bột. Chúng được hình thành và bám trên bề mặt sau khi ăn từ 15-20 phút. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ kết hợp với những enzyme có trong nước bọt và tạo nên những mảng bám trên bề mặt răng. Lâu dài mảng bám sẽ tạo thành vôi răng, chúng bám lên viền nướu và trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn.

Nguyên nhân gây sâu răng là do đâu? (Ảnh: Internet)

  • Mảng bám là những lớp màng trên răng được hình thành bởi đường và tinh bột. Chúng được hình thành và bám trên bề mặt sau khi ăn từ 15-20 phút. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ kết hợp với những enzyme có trong nước bọt và tạo nên những mảng bám trên bề mặt răng. Lâu dài mảng bám sẽ tạo thành vôi răng, chúng bám lên viền nướu và trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn.
  • Vi khuẩn gây trú ngụ trong vôi răng và tiêu hóa phần mảng bám. Chúng tạo ra axit và ăn mòn lớp khoáng chất ở men răng. Sau đó ăn dần vào tới ngà và tủy răng. Lúc này chúng ta sẽ cảm nhận được sự ê buốt.
  • Khi vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh. Chúng sẽ gây viêm và sưng buồng tủy.

Các giai đoạn của sâu răng là gì?

Sâu răng không phát sinh “một sớm một chiều”, chúng có biểu hiện riêng ở từng giai đoạn. Vì vậy, nếu quan sát một cách kỹ càng, bạn hoàn toàn có thể nhận biết sâu răng sớm. Sâu răng phát triển theo 4 giai đoạn:

Các giai đoạn phát triển của sâu răng: Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát ở sâu răng. Quan sát kỹ trên bề mặt răng bạn sẽ thấy những đốm trắng màu vàng ngả ố hoặc màu trắng đục. Đây chính là mảng bám và cao răng. Thường ở giai đoạn này chúng ta sẽ khó có thể phát hiện sâu răng nếu không chăm sóc và kiểm tra răng miệng thường xuyên. Giai đoạn 2: Vi khuẩn Mutans Streptococci sẽ lợi dụng những mảng bám và cao răng làm nơi trú ngụ và chuyển hóa. Quá trình này của chúng sẽ tạo ra một loại axit. Chúng tấn công và ăn mòn men răng. Những vùng bị ăn mòn sẽ chuyển thành màu đen. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ cảm nhận răng dễ bị kích ứng hơn khi ăn đồ nóng, lạnh, chua… Giai đoạn 3: Lỗ sâu sẽ phát triển rộng và sâu hơn. Vi khuẩn tấn công vào lớp ngà và tủy răng khiến răng bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm gây đau đớn và có mùi hôi miệng. Giai đoạn 4 - Viêm tủy. Vi khuẩn sẽ ăn tới tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời phần vi khuẩn sẽ tấn công vào các dây thần kinh và xương hàm gây sưng và viêm xương hàm.

Các giai đoạn phát triển của sâu răng? (Ảnh: Internet)

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát ở sâu răng. Quan sát kỹ trên bề mặt răng bạn sẽ thấy những đốm trắng màu vàng ngả ố hoặc màu trắng đục. Đây chính là mảng bám và cao răng. Thường ở giai đoạn này chúng ta sẽ khó có thể phát hiện sâu răng nếu không chăm sóc và kiểm tra răng miệng thường xuyên.
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn Mutans Streptococci sẽ lợi dụng những mảng bám và cao răng làm nơi trú ngụ và chuyển hóa. Quá trình này của chúng sẽ tạo ra một loại axit. Chúng tấn công và ăn mòn men răng. Những vùng bị ăn mòn sẽ chuyển thành màu đen. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ cảm nhận răng dễ bị kích ứng hơn khi ăn đồ nóng, lạnh, chua…
  • Giai đoạn 3: Lỗ sâu sẽ phát triển rộng và sâu hơn. Vi khuẩn tấn công vào lớp ngà và tủy răng khiến răng bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm gây đau đớn và có mùi hôi miệng.
  • Giai đoạn 4 – Viêm tủy. Vi khuẩn sẽ ăn tới tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời phần vi khuẩn sẽ tấn công vào các dây thần kinh và xương hàm gây sưng và viêm xương hàm.

Cách điều trị sâu răng như thế nào?

Tùy thuộc tình trạng sâu của răng, các nha sĩ sẽ có những phương pháp điều trị riêng cho từng trường hợp. Dưới đây là 4 phương pháp điều trị răng sâu phổ biến nhất hiện nay:

Trám răng là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến nhất. Nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh loại bỏ răng hư hỏng và trám lỗ sâu với vật liệu trám

Trám răng là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến nhất (Ảnh: Internet)

  • Điều trị sâu răng bằng Florua: Ở giai đoạn khởi phát và giai đoạn sâu men răng nhẹ, các nha sĩ sẽ sử dụng Florua để khôi phục lại lớp men răng đã bị tổn thương. Phương pháp này sử dụng Florua dạng gel, bọt hoặc lỏng để phủ lên bề mặt răng.
  • Trám: Với trường hợp sâu răng đã ăn mòn men răng một lượng tương đối. Trong trường hợp này việc sử dụng Florua sẽ không còn khả quan. Vì vậy, các nha sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần men bị hư hỏng. Sau đó làm sạch và thực hiện trám lại lỗ sâu bằng các vật liệu trám được dùng trong nha khoa.
  • Bọc răng sứ: Được chỉ định trong trường hợp chân răng yếu hoặc lỗ sâu rộng nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy răng. Các nha sĩ sẽ sử dụng mão răng sứ để bọc bên ngoài phần răng bị sâu. Bọc răng sứ sẽ giúp phục hình lại răng sâu và bảo vệ phần chân và tủy răng phía trong.
  • Nhổ răng: Đây là trường hợp xấu nhất khi sâu răng đã tấn công và làm chết tủy. Đồng thời chúng khiến phần hàm bao bọc quanh chân răng bị viêm và xương. Trong trường hợp này các nha sĩ buộc phải loại bỏ răng, nạo vét và làm sạch ổ sâu.

Trong những phương pháp trên, đâu là phương pháp điều trị sâu răng tận gốc? Tìm hiểu ngay bài viết: “5 thắc mắc thường trực về điều trị răng sâu tận gốc”

Những thói quen tốt giúp hạn chế sâu răng

Phần lớn nguyên nhân gây sâu răng tới từ yếu tố cá nhân. Vì vậy, chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống và sinh hoạt đã giúp bạn có thể ngăn ngừa sâu răng. Vậy những thói quen tốt giúp hạn chế sâu răng là gì?

Việc chăm sóc răng hiện nay ngày càng được ý thức cao. Ai cũng vệ sinh răng miệng hàng ngày để có thể tự tin trong hoạt động đời sống cũng như giữ gìn sức khỏe cá nhân. Tuy nhiên, bạn có đang đánh răng đúng cách hay không? Việc làm sạch răng cũng cần có những “kỹ thuật” nhất định để đảm bảo hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết sau để biết liệu bạn có phạm sai lầm nào trong việc đánh răng cũng như làm sạch răng không.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách hữu hiệu nhất giúp bạn ngăn ngừa sâu răng (Ảnh: Internet)

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó, việc dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sẽ giúp bạn vệ sinh tối ưu.
  • Chế độ ăn giàu canxi: trứng, sữa, hải sản.
  • Hạn chế đồ ăn giàu tinh bột, đường và nước có ga.
  • Tránh ăn những đồ ăn quá cứng sẽ gây mẻ và tổn thương men răng.
  • Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra răng định kỳ tại các địa chỉ nha khoa uy tín 6 tháng/lần.

Nha Khoa Tân Định – địa chỉ nha khoa chuyên sâu hàng đầu

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, hãy tham khảo Nha Khoa Tân Định. Được thành lập từ năm 2003, Nha Khoa Tân Định đã có trên 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nha Khoa – Răng Hàm Mặt. Các bác sĩ tại Nha Khoa Tân Định là những chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nha khoa và chỉnh hình răng hàm mặt.

Nha khoa Tân Định thành lập từ Tháng 10/2003 do Bác sĩ Tôn Thất Ngọc đứng tên và làm chủ đã phục vụ khách hàng xuyên suốt hơn 16 năm qua tại một địa chỉ duy nhất. Nay đã là Nha Khoa chuyên sâu (Dental Specialists), với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm trên 20 năm trong nghề, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo liên tục sau Đại học về các lĩnh vực chuyên sâu trong và ngoài nước.

Nha Khoa Tân Định – chuyên khoa Nha Khoa – Răng Hàm Mặt uy tín(Ảnh: Internet)

Đến với chúng tôi bạn hoàn toàn có thể yên tâm về cơ sở vật chất đạt chuẩn, trang thiết bị hiện đại, sự tận tâm và chuyên nghiệp. Với Nha Khoa Tân Định, sự hài lòng của khách hàng chính là phương hướng mục tiêu được chúng tôi chú trọng và hướng tới. Để được tư vấn tận tình, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 0932.678.648.

Với những kiến thức trong bài viết kỳ này, Nha Khoa Tân Định hy vọng bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về sâu răng là gì? Cũng như cách phòng ngừa và điều trị sâu răng sớm và kịp thời. Chúc các độc giả của Nha Khoa Tân Định luôn có một sức khỏe răng miệng tốt!

Vì nằm sâu trong cùng khoang hàm nên răng khôn rất dễ bị sâu. Vậy chúng ta cần làm gì để giải quyết tình trạng này? Hãy đón đọc bài viết: “Tại sao bị sâu răng khôn? Hệ quả của sâu răng khôn là gì?

Tác giả: Nha Khoa Tân Định

Từ khóa » Khái Niệm Về Bệnh Sâu Răng