Sau Sinh Bao Lâu Chu Kì Kinh Nguyệt Sẽ Trở Lại? - FaGoMom
Có thể bạn quan tâm
1. Phụ nữ sau khi sinh bao lâu thì có kinh lại?
Kinh nguyệt của bạn thường sẽ trở lại khoảng 6-8 tuần sau sinh, nhưng chỉ diễn ra khi bé có dấu hiệu ngừng bú nếu mẹ cho con bú hoàn toàn. Nếu bạn cho con bú, thời gian để có kinh trở lại có thể khác nhau tùy từng người. Trường hợp cho bú mẹ hoàn toàn, liên tục, thời gian vô kinh có thể từ 4 – 6 tháng. Ngoài ra, để trả lời câu hỏi sau sinh bao lâu có kinh lại còn được phụ thuộc vào các yếu tố:
-
Cảm xúc của người mẹ.
-
Chế độ dinh dưỡng.
-
Cường độ sinh hoạt, làm việc và tập luyện thể lực.
Nếu kinh nguyệt của bạn trở lại nhanh chóng sau khi sinh và bạn đã sinh thường qua đường âm đạo, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh sử dụng tampons trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể quay lại sử dụng tampons khi khám sức khỏe.
Xem thêm: Triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ sau sinh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh
2. Kinh nguyệt sau sinh không đều
Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của bạn có thể sẽ gặp những thay đổi so với trước. Chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, cũng có thể chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường. Đặc biệt là khi đang trong giai đoạn cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó là một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú. Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này.
Các biểu hiện có thể bao gồm:
-
Các chu kỳ kinh thưa thớt. Đặc biệt ở những trường hợp cho con bú không đều đặn.
-
Số ngày hành kinh không đều giữa các chu kỳ.
-
Máu kinh thay đổi về tính chất, màu sắc và số lượng.
-
Các triệu chứng tiền kinh hay khi hành kinh đổi khác: đau bụng, đau lưng, căng tức ngực…
Kinh nguyệt không đều sau sinh được xem là một tình trạng bình thường
Bạn không cần quá lo lắng, vì đây được xem như tình trạng bình thường sau sinh. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều từ trước khi sinh. Thường gặp là các rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.
3. Kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Khi có kinh trở lại, bạn có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của con bạn với sữa mẹ. Sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể của bạn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Trước khi mẹ có kinh trở lại, nhiều bé sẽ nhận thấy những sự thay đổi rất nhỏ trong hương vị của sữa mẹ. Bé sẽ báo hiệu cho bạn biết điều này bằng cách không chịu ngậm núm vú hoặc một số hành động khác. Bé rất nhạy cảm khi nhận ra sự thay đổi nhưng sẽ rất nhanh thích ứng với hương vị mới. Tuy nhiên, những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cho con bú của bạn.
Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà
Sau khi sinh nguồn sữa có thể giảm
Kinh nguyệt xuất hiện không đồng nghĩa với việc bạn không được nuôi con bằng sữa mẹ. Thực tế, sữa mẹ không bị chua, thiếu dưỡng chất… khi bạn có kinh trở lại như nhiều lời đồn thổi. Khi chu kỳ kinh nguyệt sau sinh xuất hiện trở lại, lượng sữa tiết ra sẽ giảm. Bạn sẽ thấy rằng bé đói bụng nhanh hơn trước. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ giảm trong vài ngày trước khi kỳ nguyệt san bắt đầu hoặc trong vài ngày đầu tiên có kinh. Nếu bạn rơi vào tình huống này, không có gì phải lo lắng. Sự thay đổi này chỉ là tạm thời và chỉ xảy ra trong vài ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Lý do của sự thay đổi là do nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi khi kinh nguyệt xuất hiện. Khi cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng hormone prolactin. Hormone này sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra.
4. Kinh nguyệt sau sinh khác thế nào so với trước kia?
Khi kinh nguyệt của bạn bắt đầu trở lại, rất có thể kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh sẽ khác kỳ kinh trước khi bạn mang thai. Cơ thể của bạn một lần nữa đang thích nghi với kinh nguyệt. Bạn có thể gặp một số thay đổi như sau:
-
Chuột rút có thể mạnh hơn hoặc nhẹ hơn bình thường
-
Có máu đông lẫn trong máu kinh
-
Chảy máu kinh nặng hơn
-
Mức độ đau bụng tăng hoặc giảm hơn bình thường
-
Độ dài chu kỳ không đều
Mức độ ra máu vào kỳ kinh đầu tiên sau sinh thường sẽ nặng hơn so với trước đây. Bên cạnh đó có thể đi kèm với hiện tượng đau bụng dữ dội do lớp niêm mạc tử cung tích tụ và bong ra.
Kinh nguyệt sau sinh khiến nhiều chị em đau đầu
Ngoài ra, dù bạn sinh thường hay sinh mổ thì bạn vẫn sẽ bị chảy máu và tiết dịch âm đạo sau sinh, do cơ thể đào thải máu và lớp niêm mạc tử cung đã được hình thành trong suốt thời gian mang thai. Trong vài tuần đầu, máu chảy ra có thể nặng hơn và xuất hiện thành cục. Sau một thời gian, lượng máu sẽ giảm và nhường chỗ cho dịch tiết âm đạo được gọi là sản dịch.
Quá trình tiết dịch này có thể tiếp tục trong khoảng 6 tuần, đó là khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn có thể trở lại nếu bạn không cho con bú. Nếu sản dịch ngừng một thời gian và sau đó bạn bị chảy máu trở lại, thì đấy có thể là kỳ kinh của bạn. Nếu bạn không chắc hiện tượng mình gặp là sản dịch hay máu kinh thì có thể phân biệt bằng một số dấu hiệu sau:
-
Sản dịch thường không có màu đỏ tươi sau tuần đầu tiên sau sinh. Nó thường có màu nhạt hơn và có thể chảy nước hoặc có màu trắng. Nếu là máu đỏ tươi xuất hiện từ sáu tuần trở lên sau khi sinh thì có nhiều khả năng là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
-
Chảy máu liên quan đến thai nghén có thể tăng lên khi gắng sức hoặc hoạt động nhiều hơn. Nếu dịch tiết của bạn tăng lên khi gắng sức và giảm khi bạn nghỉ ngơi, thì nhiều khả năng đó là sản dịch.
-
Sản dịch cũng có xu hướng có mùi khác với mùi của kinh nguyệt.
Trong trường hợp, kinh nguyệt xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường dưới đây cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán kịp thời.
5. Nên làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, các mẹ sau sinh nên:
- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý - Tích cực tập thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, giảm cân sau sinh - Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để giúp sản phụ phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh - Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tránh thai vì nó có nhiều tác dụng phụ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh của bạn - Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… - Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. - Đi khám phụ khoa: Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu diễn ra quá lâu có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất các bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hoặc các phòng khám phụ khoa để được khám và tư vấn đầy đủ.
6. Khi nào nên đến bác sĩ thăm khám?
Nhiều mẹ sau sinh sẽ cảm thấy lo lắng khi kinh nguyệt xuất hiện trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, bạn cũng có thể hoảng sợ nếu nhận thấy những thay đổi như màu sắc của máu kinh hoặc nếu lượng máu chảy ra quá nhiều. Đa số các triệu chứng này đều bình thường. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng như sau thì cần lập tức đi bệnh viện ngay:
- Máu có màu đỏ tươi và kéo dài hơn 1 tuần
- Trong 12 tuần đầu, nếu huyết ra ướt đẫm 2 băng vệ sinh/ 1 tiếng thì đó là dấu hiệu băng huyết, cần lập tức đến viện cấp cứu
- Những cục máu đông xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cục máu quá lớn hoặc kéo dài quá lâu, hãy đến bác sĩ khám.
- Thông thường, máu kinh sẽ có mùi hôi nhẹ, nhưng nếu mùi quá nồng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
- Nếu thấy đau ở tử cung hoặc những vùng xung quanh, hãy đi khám ngay.
7. Nên xài sản phẩm trong thời gian này?
Khi biết sau sinh xong bao lâucó kinh lại, mẹ cần suy xét đến việc dùng sản phẩm gì cho những ngày “đèn đỏ”. Thông thường nếu đang cho con bú mà kinh nguyệt lại xuất hiện, một số người có xu hướng lựa chọn biện pháp dễ kiểm soát hơn là dùng tampon hay cốc nguyệt san. Tuy nhiên, tampon hay cốc nguyệt san không được khuyến khích sử dụng trong thời gian này. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn băng vệ sinh vì những lý do sau:
- Lượng máu chảy ra bị cản trở nếu dùng tampon, tạo môi trường cho vi khuẩn dễ phát triển.
- Hệ miễn dịch của cơ thể mẹ còn khá yếu và dễ bị nhiễm trùng nếu đưa vật khác vào âm đạo.
- Vi khuẩn phát triển gây ra nhiều biến chứng khác nhau.
- Nếu cảm thấy không an tâm khi dùng băng vệ sinh thông thường, bạn hãy dùng băng vệ sinh dành cho sản phụ. Loại băng vệ sinh này thường dày hơn và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn so với băng vệ sinh thông thường.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » Sinh Xong Bao Lâu Thì Có Kinh Nguyệt Lại
-
Sau Sinh Con: Khi Nào Chu Kỳ Kinh Nguyệt Sẽ Trở Lại? | Vinmec
-
Đẻ Xong Bao Lâu Có Kinh Nguyệt Lại? Biết để Canh Ngày Quan Hệ!
-
Sau Khi Sinh Bao Lâu Thì Có Kinh Trở Lại? | Huggies
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Có Kinh Nguyệt? Bị Bất Thường Có Sao Không
-
Kinh Nguyệt Sau Sinh Cần Chú ý Gì? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Sau Sinh Mấy Tháng Thì Có Kinh? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Kinh Lại Và Những Lưu ý Dành Cho Mẹ
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Có Kinh Nguyệt Trở Lại? - MarryBaby
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Có Kinh Nguyệt Trở Lại [Góc Hỏi Đáp]
-
Khi Nào Kinh Nguyệt Trở Lại Sau Sinh Con? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những điều Mẹ Cần Biết Kinh Nguyệt Sau Khi Sinh
-
VỠ KẾ HOẠCH SAU SINH, DO ĐÂU?
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì 'đèn đỏ' Quay Lại? - PLO
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Và Cách Khắc Phục