Sau Sinh Bao Lâu Thì Tử Cung Co Lại? - Bệnh Viện Thu Cúc

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại như kích cỡ  trước lúc mang thai là băn khoăn của nhiều chị em. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của mẹ sau sinh đã dần trở về trạng thái bình thường.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?
  • 2. Sau sinh, làm thế nào để tử cung co lại nhanh chóng?
    • 2.1. Nằm sấp với gối kê dưới hông
    • 2.2. Xuống giường vận động khi có thể
    • 2.3. Hãy cố gắng tập luyện các bài tập sàn khung chậu sau sinh
    • 2.4. Hãy đi tiểu đúng lúc khi có nhu cầu
    • 2.5. Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau sinh
    • 2.6. Hãy xoa bóp tử cung nhẹ nhàng
    • 2.7. Cho con bú kích thích vú để tử cung co lại nhanh chóng

1. Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?

Khi mang thai, ở thời điểm sắp sinh, dạ con của mẹ rất to. Khi sinh xong, mẹ sờ sẽ thấy một khối cứng dưới rốn, đó chính là dạ con chưa co hồi như ban đầu. Thường sau khoảng 3 tuần sau sinh, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường, ở những mẹ sinh mổ thì thời gian này có thể kéo dài hơn. Nếu dạ con không co lại thì rất nguy hiểm, dễ khiến cho sản phụ bị băng huyết, rong máu.

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại như kích cỡ  trước lúc mang thai là băn khoăn của nhiều chị em

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại như kích cỡ  trước lúc mang thai là băn khoăn của nhiều chị em

2. Sau sinh, làm thế nào để tử cung co lại nhanh chóng?

2.1. Nằm sấp với gối kê dưới hông

Ngay trước khi ra khỏi giường, sản phụ có thể áp dụng cách này với mục đích tập trung vào khung chậu và các cơ bắp thành bụng. Hãy nằm sấp với gối kê dưới hông, đây cũng là cách sẽ giúp các cơ quan trong vùng chậu bình thường.

2.2. Xuống giường vận động khi có thể

Để giảm mệt mỏi, hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng. Đây là cách phục hồi sinh lý, thể chất tốt nhất, giúp phục hồi tử cung và thải sản dịch tốt hơn. Thường 6 giờ sau sinh, sản phụ có thể vận động được. Nếu sinh mổ thì cần vận động sau 24 giờ tránh nằm nhiều liệt ruột và bí tiểu. Ban đầu, mẹ ngồi dậy từ từ, hít thở sâu rồi đưa chân chậm rãi xuống đất trước khi đứng dậy. Nếu thấy chóng mặt thì hãy nằm xuồng để máu lưu thông lên não, tránh bị choáng, ngã.

Sau sinh hãy cố gắng ngồi dậy từ từ, và xuống giường vận động nhẹ nhàng

Sau sinh hãy cố gắng ngồi dậy từ từ, và xuống giường vận động nhẹ nhàng

2.3. Hãy cố gắng tập luyện các bài tập sàn khung chậu sau sinh

Đơn giản là mỗi khi đi tiểu hãy tự ngắt quãng dòng nước tiểu để củng cố cho sàn khung chậu mạnh hơn, và phòng sa tử cung.

2.4. Hãy đi tiểu đúng lúc khi có nhu cầu

Sau sinh mẹ thường bị đau nên ngại đi tiểu nhưng đây là một sai lầm. Các bác sĩ thường khuyên mẹ nên đi tiểu ngay sau sinh thường là 4 tiếng. Nhịn tiểu khiến mẹ dễ bị  bí tiểu, sưng bàng quang, làm ngăn chặn quá trình tử cung co lại.

2.5. Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau sinh

Việc tắm rửa sau khi sinh hoàn toàn tốt cho người mẹ, đây là điều mà khoa học đã chứng minh. Nếu không tắm mồ hôi ra nhiều, cơ thể càng bẩn và dễ nhiễm khuẩn. Sau khi sinh, tử cung co bóp đẩy sản dịch ra ngoài, vì vậy vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng. Các phương tiện vệ sinh cần sạch, vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc ấm.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau sinh

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau sinh

2.6. Hãy xoa bóp tử cung nhẹ nhàng

Thực hiện xoa bóp tử cung nhẹ nhàng, liên tục. Dùng 1 bàn tay để vào phần bụng dưới, xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn để kích thích tử cung, giúp tử cung nhanh phục hồi.

2.7. Cho con bú kích thích vú để tử cung co lại nhanh chóng

Kích thích núm vú có thể giúp dạ con co lại nhanh hơn. Em bé bú sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh sẽ có tác dụng này. Em bé bú mẹ thường xuyên sẽ kích thích phản xạ co, đẩy nhanh thời gian phục hồi tử cung. Nếu không cho bé bú mẹ, hãy massage vú kích thích núm vú của mẹ thường xuyên. Đặc biệt sau sinh mẹ nên tranh thủ thời gian đi khám hậu sản, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể của mẹ. Riêng với bộ phận tử cung, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem đã hoàn toàn bình phục lại như trạng thái ban đầu chưa, quan đó sẽ tư vấn cách giúp sản phụ chăm sóc, phòng sa tử cung.

Từ khóa » Tử Cung Cứng Sau Khi Sinh