Sau Tết Nguyên đán, Học Sinh Hà Nội Và TP.HCM đi Học Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Hà Nội dự kiến cho học sinh nhiều khối lớp trở lại trường sau Tết Nguyên đán
Tại Hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục do Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngày 19/1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, dự kiến, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thời gian khoảng từ 7/2-8/2, Hà Nội sẽ tổ chức dạy học trực tiếp với học sinh nhiều khối lớp từ THCS-THPT.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, trong thời gian qua, ngành giáo dục TP. Hà Nội đã phối hợp nhịp nhàng với gia đình, xã hội đảm bảo an toàn cho học sinh khi học trực tiếp và trực tuyến, phối hợp cùng các nhà mạng để đảm bảo sóng và máy tính cho học sinh.
Hiện nay, toàn TP. Hà Nội đã có 99,6% giáo viên đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Với học sinh THPT, có 99,6% học sinh đã tiêm mũi 1, 97% đã tiêm mũi 2. Với học sinh THCS, toàn thành phố có 99,5% đã tiêm mũi 1, 97,3% đã tiêm mũi 2.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, tỷ lệ tiêm vaccine này đảm bảo yên tâm dạy và học trong thời gian tới. Hiện nay, Hà Nội đang tổ chức cho học sinh lớp 9 và lớp 12 tại những quận, huyện, thị xã đủ điều kiện an toàn được đến trường học trực tiếp.
Dự kiến, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, từ khoảng 7/2-8/2, Hà Nội sẽ tổ chức dạy học trực tiếp với học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 đồng thời đưa ra phương án đảm bảo an toàn nhất cho học sinh.
"Một trong những nội dung Hà Nội chỉ đạo quyết liệt là nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền sở tại trong việc cho học sinh đi học trực tiếp, cấp ủy và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để bùng phát dịch trở lại. Nếu không có gì thay đổi, sau Tết Âm lịch, Hà Nội sẽ triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ về mở cửa trường học", ông Trần Thế Cương cho biết.
Bên cạnh đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho rằng, giống như TP.HCM, hiện nay, Hà Nội đang thiếu lượng lớn nhân viên y tế học đường. Thành phố có kế hoạch mời nhân viên y tế đã nghỉ hưu quay lại đảm nhiệm vị trí y tế trong các trường, đề nghị các xã, phường chi viện nhân viên y tế cho các trường song vẫn thiếu lượng lớn nhân viên y tế học đường. Việc đảm bảo đủ nguồn lực để chăm lo sức khỏe cho học sinh khi trở lại trường là bài toán đang đặt ra với Hà Nội.
TP.HCM xem xét cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học trở lại trường
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về đề xuất cho trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 đi học lại từ ngày 14/2 (sau Tết Nguyên đán năm 2022). Theo đó:
- Từ 7/2, các cơ sở giáo dục thực hiện công tác chuẩn bị đón trẻ trở lại trường.
- Từ 10 - 13/2, cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh để triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường nhằm chăm sóc, tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường.
Ngoài ra, các trường cũng tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch trong trường học.
- Từ 14/2, cơ sở giáo dục tổ chức đón trẻ mầm non, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường, sinh hoạt và hướng dẫn các công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trường tham gia học tập trực tiếp.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Thủ Đức và 21 quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch COVID-19 của các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức học tập trực tiếp trở lại.
Đặc biệt, đối với lứa tuổi mầm non, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT TP. HCM) cho biết, dự kiến sau Tết Nguyên đán năm 2022, các trường mầm non sẽ mở cửa đón trẻ mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) để đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh, từng bước thích ứng linh hoạt và xử lý các tình huống trước khi mở rộng đối tượng trẻ ở các nhóm tuổi khác.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo an toàn trong việc đón trẻ trở lại trường sau Tết Nguyên đán, các trường mầm non sẽ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức bữa ăn bán trú đáp ứng nhu cầu gửi con cả ngày của phụ huynh, tuy nhiên chưa tổ chức ăn sáng.
Cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phân luồng, tổ chức đón và trả trẻ tại cổng trường hoặc các khu vực phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, sử dụng tối đa diện tích phòng để bố trí các hoạt động, tránh tập trung đông trẻ cùng một thời điểm, hạn chế các hoạt động tập trung trẻ giữa các khối, lớp.
Trong ngày đầu tiên khi trẻ trở lại trường, giáo viên sẽ dành thời gian để làm quen trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, đeo khẩu trang, sử dụng đồ dùng ăn uống cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định, thực hiện một số quy định khi đến trường để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Vào ngày học thứ 2, cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục giáo dục trẻ ý thức giữ gìn sức khỏe, nhận biết các biểu hiện bệnh như sốt, ho, mệt, kịp thời thông báo cho giáo viên để được xử lý kịp thời. Song song đó, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi theo nhóm nhỏ giúp trẻ tăng cường vận động, gia tăng kết nối với cô và các bạn trong cùng nhóm chơi.
Sau đó, vào các ngày học thứ 3, 4, trẻ tiếp tục được củng cố các thói quen vệ sinh cá nhân, ý thức thực hiện nguyên tắc 5K, tham gia các hoạt động trò chơi theo nhóm nhỏ để nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ, nâng cao kỹ năng tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Những ngày sau đó, nhà trường giáo dục trẻ cách nhận biết các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và kỹ năng thích ứng trong mùa dịch.
Sau mỗi tuần học, phòng GD&ĐT 21 quận, huyện và TP. Thủ Đức sẽ đánh giá các điều kiện an toàn để tham mưu UBND quận, huyện và TP Thủ Đức điều chỉnh phương án theo hướng mở rộng dần đối tượng với các nhóm tuổi nhỏ hơn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trước đó, học sinh hai khối 9 và 12 đã trở lại trường học trực tiếp từ ngày 13/12/2021 và từ ngày 4/1/2022 có thêm các khối 7, 8, 10 và 11. Như vậy, thời điểm hiện tại đã có 6/12 khối lớp ở bậc phổ thông tổ chức học tập trực tiếp cho học sinh.
Tại Hội nghị về tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, một trong những việc cần làm trước khi học sinh quay trở lại trường, đó là cần chuẩn bị tinh thần, thái độ cho cả phụ huynh và học sinh; trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường cần có các hoạt động hội nhập, tương tác xã hội, kỹ năng khác. Bởi sau thời gian dài học trực tuyến, sẽ có trường hợp học sinh ngại học trực tiếp, giáo viên ngại dạy trực tiếp, do đó, cần có những hỗ trợ để học sinh hứng thú, mong muốn được học trực tiếp, giáo viên thích ứng trở lại với dạy trực tiếp.
Nguồn: SKĐS
Từ khóa » Khi Nào đi Học Lại
-
Khi Nào đi Học Lại Năm 2022-2023? Lịch đến Trường Của Học Sinh 63 ...
-
Lịch Tựu Trường Và Khai Giảng Năm Học 2022-2023 Của 63 Tỉnh Thành
-
Lịch đi Học Lại Của Học Sinh Cả Nước - Lịch Nghỉ Dịch Covid 19
-
Cập Nhật Lịch đi Học Trở Lại Của Học Sinh 63 Tỉnh Thành Trên Cả Nước
-
Chuyên Gia Nêu Câu Hỏi: 'Cứ đóng Cửa Thì Biết Bao Giờ Học Sinh Mới ...
-
Nhiều Tỉnh Thành Cho Học Sinh Trở Lại Trường Từ 21/3 - VietNamNet
-
Khi Nào Học Sinh Lớp 1 - 6 ở Hà Nội được đi Học Trở Lại?
-
Khi Nào Học Sinh Lớp 1 đến Lớp 6 Nội Thành Hà Nội đi Học Trở Lại?
-
Sở GD-ĐT Hà Nội Bác Thông Tin Dự Kiến Cho Học Sinh đi Học Từ 1/3
-
Khi Nào Học Sinh đi Học Lại? - Luật Hoàng Phi
-
Học Sinh Tiểu Học đi Học Lại Tại Hà Nội Và TP.HCM Thế Nào?
-
Lịch Trở Lại Trường Học Của Học Sinh Các Cấp Tại 63 Tỉnh, Thành Phố
-
TP HCM: Từ Ngày 7-2, Học Sinh Khối Nào Trở Lại Học Trực Tiếp?
-
Khi Nào Học Sinh đi Học Lại