Savimbi - Người Phải Trả Giá Cho 30 Năm Nội Chiến - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Jonas Savimbi. |
Đó là hồi ức của Richard Dowden, phóng viên tờ Sunday Times, về Savimbi, người lãnh đạo UNITA (Liên minh Quốc gia vì Độc lập Hoàn toàn của Angola). Thủ lĩnh phiến quân xuất thân là con trai của một trưởng ga. Ông sinh ở Bie, một miền quê có những ngọn đồi, dòng sông trải dài, và sống thời thơ ấu tại thành phố Abdulo. Ông thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, Pháp và Anh, thường dùng những ngôn ngữ đó để trao đổi với các đối thủ chính trị, các nhà ngoại giao và phóng viên. Còn ở quê, ông dùng thổ ngữ Ovimbundu của dân địa phương để nói chuyện với tư cách là đại diện, nhà lãnh đạo của họ.
Có nhiều chi tiết nghi vấn về cuộc đời Savimbi. Người ta thường gọi ông là “tiến sĩ”. Nhưng có khả năng ông chưa bao giờ nhận học vị tiến sĩ tại Đại học Lausane cả.
Lực lượng UNITA. |
Savimbi tham gia các phong trào chống thực dân, rồi thành lập UNITA năm 1966 và được Trung Quốc hậu thuẫn. Trong khi đó, Nga lại ủng hộ MPLA (phe sau này nắm chính quyền ở Angola). Còn Mỹ và Nam Phi đứng đằng sau lực lượng thứ ba - FNLA. Khi chế độ thực dân Bồ Đào Nha sụp đổ vào năm 1974, MPLA vào thủ đô Luanda trước tiên và nhanh chóng giành thế thượng phong.
Nhưng Savimbi không đầu hàng. Ông tập trung những người ủng hộ và bắt đầu một cuộc chiến tranh du kích chống lại chính phủ. Mỹ và Nam Phi tìm cách gây thiệt hại cho Cuba và Nga ở Angola. Savimbi trở thành một quân cờ hữu hiệu. Ông dùng ngôn ngữ chống cộng làm giọng điệu của mình. Trong khi Nam Phi huấn luyện quân UNITA và cung cấp vũ khí, thì Savimbi được tổng thống George Bush (cha) tiếp tại Nhà Trắng. Mỹ và Israel cũng bắt đầu hỗ trợ vũ khí UNITA, còn Zambia cùng Congo thì công khai đứng về phía ông.
Tổng thống Angola, ông dos Santos. |
Những sự thật không hay sau đó rò rỉ từ Jamba, căn cứ chính của Savimbi, gần biên giới với Namibia. Có tin một loạt chỉ huy cao cấp của UNITA lần lượt bị chính Savimbi sát hại, trong đó phải kể đến Tito Chingunji (bị giết cùng nhiều họ hàng của mình năm 1991). Ông Chingunji là đại sứ của Savimbi và có công lớn trong việc vận động sự ủng hộ cho UNITA. Ngoài ra, lực lượng này còn tra tấn và thiêu chết nhiều người bị gán tội phù thủy. Savimbi bắt đầu lãnh đạo theo lối độc tài, giết cả gia đình của những người cấp dưới dám thách thức ông hay từ bỏ hàng ngũ. Một người trốn thoát tâm sự: “Ông ta biến thành con cú và bay tới mọi ngõ ngách trên thế gian này”.
Năm 1988, Nam Phi quyết định giảng hòa với Angola. Họ không còn cần đến Savimbi nữa. Mỹ cũng vậy. Washington xui thủ lĩnh phiến quân tham gia bầu cử năm 1992, khẳng định rằng ông sẽ chiến thắng. Nhưng rút cục, Savimbi và UNITA thua sát nút.
Không thừa nhận kết quả, Savimbi rút về thành phố Huambo để tiếp tục nội chiến. Hàng nghìn dân thường thiệt mạng, trong khi các thành phố Huambo, Kuito và Malange bị hai bên giằng co quyết liệt.
Có điều khác là giờ đây, Savimbi đã trở nên cô lập, nhất là sau khi ông hủy bỏ cuộc đàm phán kéo dài 6 tuần ở Bờ Biển Ngà. Trong lúc Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm vận dầu mỏ, vũ khí đối với UNITA và tổng thống Bill Clinton chính thức công nhận chính quyền của ông José Eduardo dos Santos ở Luanda, thì Savimbi cười nhạo trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ông tự thành lập một thủ đô riêng ở Huambo.
Nhưng số phận không mỉm cười với ông. Quân chính phủ tái tổ chức và chiếm lại từng vùng lãnh thổ. Thất bại quân sự khiến UNITA phải ký một thỏa thuận hòa bình ở Lusaka hồi tháng 11/1994. Tiếp đó, Liên Hợp Quốc cử 7.000 lính gìn giữ hòa bình tới khu vực. UNITA đồng ý giải giáp, nhưng mọi việc rút cục chẳng đi đến đâu.
Savimbi đã vài lần gặp Tổng thống dos Santos, đáng chú ý nhất là ở Brussels hồi tháng 9/1995. Khi đó, ông cam kết sẽ không quay lại chiến tranh. Nói thì nói vậy, nhưng Savimbi vẫn không chịu chấp nhận vị trí phó tổng thống (cương vị theo như lời ông chỉ có nhiệm vụ “ngồi chơi xơi nước”) và không nhận ngôi nhà ở thủ đô Luanda.
Ngày 22/2/02. Bị 15 phát đạn vào người, Savimbi đã chết ở tuổi 67, trên vùng đất cằn cỗi miền đông Angola. Cho đến lúc từ giã cõi đời, ông vẫn là Savimbi của 40 năm qua - một thủ lĩnh phiến quân quyết làm vua bằng mọi giá.
Minh Châu (theo Sunday Times, BBC)
Theo dòng sự kiện:
Xác thủ lĩnh phiến quân bị trưng trên truyền hình (24/2)
Thủ lĩnh phiến quân bị giết (23/2)
Từ khóa » Nội Chiến Angola
-
Nội Chiến Angola – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Nội Chiến Angola – Wikipedia Tiếng Việt
-
Angolan Civil War - Vietnam Missionary War In Africa - YouTube
-
Nguyên Nhân Nội Chiến ở Angola Và Hậu Quả Chính - Thpanorama
-
Nội Chiến Angola - Wiko
-
Nội Chiến Angola – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Nội_chiến_Angola - Tieng Wiki
-
Angola - Độc Lập Và Nội Chiến - Páginas De Delphi
-
Cuộc Chiến ở Angola: Nhiều Năm, Quá Trình Sự Kiện Và Kết Quả ... - Ad
-
10/01/1989: Cuba Bắt đầu Rút Quân Khỏi Angola - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
“Huyền Thoại” Về Savimbi - Báo Người Lao động
-
Trung Quốc Viện Trợ Angola 2 Tỷ USD Vì Dầu? (26/07/2005 09:14)
-
Tân Tổng Thống Angola Và Cuộc Chiến Chống Tham Nhũng
-
Những Chuyên Gia Việt Tại Angola .CÔNG AN B?C LI U