Sảy Thai: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Sảy thai là gì?
- 2. Sảy thai có thường gặp hay không?
- 3. Nguyên nhân gây ra sảy thai
- 4. Dấu hiệu nguy cơ sảy thai
- 5. Cách nhận biết sảy thai
- 6. Doạ sảy thai, sảy thai tái diễn là gì?
- 7. Điều trị, phòng ngừa doạ sảy thai và sảy thai thực sự
- 8. Có thể ngăn ngừa doạ sảy thai/sảy thai thực sự hay không?
- 9. Xét nghiệm nguyên nhân gây sảy thai liên tục
- 10. Vấn đề cần lưu ý sau khi sảy thai xảy ra
Sảy thai hay còn được gọi với một cái tên chuyên ngành hơn là “chấm dứt thai kỳ sớm” là một vấn đề không còn mới mẻ gì với chúng ta. Tuy nhiên, đây vẫn là mối lo âu canh cánh trong lòng của nhiều người phụ nữ với ước mong trở thành người mẹ, người bà. Sảy thai là gì? Nguyên nhân nào gây ra? Dấu hiệu gợi ý xảy ra là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa? Cũng như một số vấn đề cần lưu ý sau khi sảy thai?
1. Sảy thai là gì?
Sảy thai là khi thai kỳ kết thúc trước khi người phụ nữ mang thai được 20 tuần. Ta biết một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (38 tuần), hay theo quan niệm y học hiện đại có thể lên đến 42 tuần.
2. Sảy thai có thường gặp hay không?
Một sự thật mà không phải ai cũng biết, đó là có rất rất nhiều trường hợp sảy thai đã xảy ra. Hiện nay, mỗi giây có khoảng 130 triệu trẻ em được sinh ra trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với mỗi giây có gần 33 triệu trường hợp xảy ra.
Đa số trường hợp sảy thai xảy ra khi chưa phát hiện được thai nhi trên siêu âm. Điều này được lý giải là do thai nhi bị sảy khi còn quá bé nhỏ, tuy nhiên đã đủ để làm mẹ trễ kinh, que thử thai của mẹ “2 vạch” hoặc xét nghiệm máu dương tính.
Hơn 80% trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu tiên trong thai kỳ của mẹ. Vì vậy, hãy giữ an toàn cho thai phụ một cách đối đa ở thời điểm này nhé.
3. Nguyên nhân gây ra sảy thai
Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra khi thai nhi có vấn đề về di truyền, chủ yếu là đột biến gene. Do đó sảy thai ít khi hoặc không liên quan gì đến mẹ.
Các nguyên nhân khác gây sảy thai bao gồm:
- Bệnh lý nhiễm trùng ở mẹ hoặc thai.
- Bệnh lý ở mẹ không được kiểm soát tốt, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp.
- Vấn đề về hoocmon – nội tiết tố.
- Có những phản ứng miễn dịch bất thường giữa mẹ và con.
- Hình dạng tử cung của mẹ bất thường.
Một phụ nữ có nguy cơ sảy thai cao hơn nếu thai phụ:
- Trên 35 tuổi.
- Có một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
- Đã có ba hoặc nhiều lần sảy thai.
Như vậy, hầu hết trường hợp không liên quan đến thai phụ. Nguyên nhân chủ yếu được ghi nhận là thai nhi có đột biến gene, thậm chí là dị tật trong quá trình hình thành và phát triển.
4. Dấu hiệu nguy cơ sảy thai
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Chảy máu từ âm đạo.
- Đau bụng ở vùng quanh rốn.
- Đau trằn vùng thắt lưng và bụng dưới.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị sảy thai dù không có một triệu chứng bất thường. Nếu bạn không chắc chắn mình có thai hay không, hãy làm thử que bằng nước tiểu (Quickstick) để chắc chắn.
Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn đang mang thai và có:
- Sốt từ 37,8 °C trở lên.
- Bất cứ thứ gì đi ra ngoài âm đạo.
- Chất lỏng nhầy có mùi hôi chảy từ âm đạo.
Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đang bị sảy thai. Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có các triệu chứng này nhé.
5. Cách nhận biết sảy thai
Siêu âm phụ khoa
Một số dấu hiệu trên hình ảnh siêu âm thai có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chắc chắn bạn đã sảy thai hay không.
Xét nghiệm máu
Trong trường hợp thai quá nhỏ, chưa thể phát hiện trên siêu âm thì xét nghiệm máu định kỳ có thể xác nhận.
Thăm khám
Khi bác sĩ thấy khối thai đã/đang lọt ra ngoài tử cung của mẹ.
6. Doạ sảy thai, sảy thai tái diễn là gì?
Doạ sảy thai là khi một người phụ nữ bị chảy máu từ âm đạo, nhưng thai vẫn chưa thực sự sảy. Hầu hết trường hợp, chảy máu sẽ tự dừng lại và thai sẽ tiếp tục bình thường. Nhưng đôi khi, sảy thai bị đe dọa sẽ trở thành sảy thai thực sự.
Như vậy, dễ thấy rằng, doạ sảy thai thường là dấu hiệu báo hiệu cho sảy thai thực sự. Sảy thai liên tục (sảy thai tái phát) là khi sảy thai xảy ra liên tục, từ 3 lần trở lên.
7. Điều trị, phòng ngừa doạ sảy thai và sảy thai thực sự
Doạ sảy thai
Không có cách nào được chứng minh để điều trị doạ sảy thai. Đôi khi, các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ bị chảy máu âm đạo nằm trên giường, tránh nâng vật nặng hoặc tránh quan hệ tình dục. Nhưng những phương pháp điều trị này chưa được chứng minh là giúp ngăn ngừa sảy thai.
Nếu bạn bị chảy máu từ âm đạo, bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng của bạn cho đến khi một trong những điều sau đây xảy ra:
- Tình trạng chảy máu ngừng lại. Cũng như bác sĩ đảm bảo rằng thai kỳ của bạn đang phát triển bình thường.
- Bạn bị sảy thai hoàn toàn hoặc có vấn đề khác với thai kỳ.
Sảy thai
Bạn không thể ngăn chặn sảy thai đã bắt đầu. Nếu bạn đã bị sảy thai, thai nhi trong tử cung cần phải rời khỏi cơ thể người mẹ.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn chỉ chờ đợi và để thai tự thoát ra ngoài.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng 1 trong 2 loại phương pháp:
- Dùng thuốc giúp tử cung tống xuất hoàn toàn thai nhi và các sản phẩm thụ thai khác.
- Phẫu thuật để loại bỏ phần thai trong tử cung còn sót lại.
8. Có thể ngăn ngừa doạ sảy thai/sảy thai thực sự hay không?
Không có cách nào để đảm bảo rằng bạn sẽ không bị sảy thai. Nhưng bạn có thể giảm cơ hội có được bằng cách tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện và hạn chế tối đa các chấn thương bụng.
Uống rượu, bia hay các thức uống có cồn có thể làm hại đến thai nhi.
Bị sốt hoặc mắc phải một số loại bệnh nhiễm trùng khiến bạn có nguy cơ bị sảy thai. Vì vậy bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về cách tránh bị nhiễm trùng. Tất nhiên, vấn đề này đã được bao gồm khi thực hiện các xét nghiệm tiền sản (trước khi mang thai).
Tuân thủ điều trị tuyệt đối khi thai phụ mắc phải một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp.
Một số xét nghiệm để kiểm tra dị tật thai nhi mắc phải trong khi mang thai có thể gây sảy thai dù rất ít gặp (0.4%). Do đó, nếu bác sĩ đề nghị kiểm tra thai nhi của bạn, hãy hỏi xem xét nghiệm có thể gây sảy thai không.
Bạn hãy hỏi bác sĩ xem các vấn đề có thể làm tổn thương thai nhi như:
- Dùng bất kỳ loại thuốc nào (dù là thảo dược, hoặc thuốc tây).
- Các xét nghiệm hình ảnh học như CT Scan hoặc X-quang…
Như đã kể đến từ trước, nguyên nhân sảy thai chủ yếu là do đột biến gene trong quá trình thai nhi hình thành. Do đó, không có biện pháp nào chắc chắn rằng thai kỳ của bạn sẽ tiến triển một cách bình thường.
9. Xét nghiệm nguyên nhân gây sảy thai liên tục
- Hỏi bệnh và thăm khám: luôn là việc bắt buộc để tìm kiếm vấn đề ở một đối tượng nghi ngờ có bệnh lý.
- Xét nghiệm máu: Bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra hệ thống miễn dịch, hệ thống đông máu và nồng độ hormone. Chúng cũng bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm hình ảnh: để kiểm tra tử cung của bạn. Bác sĩ có thể thực hiện các loại xét nghiệm hình ảnh khác nhau để kiểm tra tử cung của bạn. Trong đó, siêu âm phụ khoa là phương tiện thường được sử dụng, ngoài ra còn có CT scan và MRI khi cần thiết.
- Xét nghiệm gene: cho cả người cha và mẹ. Trước và sau khi xét nghiệm, bạn sẽ được tư vấn với một chuyên gia về di truyền – Có thể là bác sĩ sản phụ khoa.
Như bạn đã biết, nguyên nhân chủ yếu gây ra sảy thai là đột biến gen. Một đột biến nhỏ, không biểu hiện ra bên ngoài ở người cha hoặc mẹ có thể gây ra sảy thai.
10. Vấn đề cần lưu ý sau khi sảy thai xảy ra
Sau khi sảy thai, phụ nữ nên tránh quan hệ tình dục hoặc đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo, chẳng hạn như dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ trong hai tuần.
Theo truyền thống, phụ nữ được khuyên phải chờ đợi từ hai đến ba tháng trước khi cố gắng mang thai lần nữa. Mặc dù một số nghiên cứu ngày nay cho thấy không tăng nguy cơ sảy thai cho lần tiếp theo dù cặp vợ chồng cố gắng mang thai trong thời gian ngắn hơn.
Bất kỳ phương pháp ngừa thai nào (bao gồm cả dụng cụ tử cung – đặt vòng) cũng có thể được bắt đầu ngay lập tức.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp giảm chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Vấn đề về cảm xúc
Phụ nữ trải qua một loạt các cảm xúc sau sảy thai. Mất thai có thể gây ra cảm giác đau buồn, đôi khi là rất lớn với họ. Trong một vài trường hợp, những phản ứng này sẽ rất mạnh mẽ và kéo dài.
Người phụ nữ nên cho bác sĩ của mình biết nếu cô ấy cảm thấy buồn bã hoặc trầm cảm sau khi mang thai, đặc biệt là nếu nó kéo dài hơn vài tuần.
Sảy thai là tình trạng thai kỳ kết thúc trước 20 tuần thai. Trước 12 tuần, hầu hết tình trạng sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể. Các vấn đề sức khỏe của người mẹ như huyết áp cao, béo phì và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Sảy Thai Tự Nhiên
-
Sảy Thai Tự Nhiên - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Tự Nhiên - Mẹ Cần Biết!
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Và Dọa Sảy Thai Mẹ Bầu Nào Cũng Cần “nằm Lòng”
-
Nhận Diện Các Triệu Chứng Sảy Thai | Vinmec
-
Các Dấu Hiệu Sảy Thai Thường Gặp - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Sảy Thai Tự Nhiên Là Gì? Các Dấu Hiệu Thường Gặp Chị Em Phải Biết
-
Chi Tiết Các Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Theo Từng Tuần Mẹ Có Thể Nhận Biết
-
Sảy Thai - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Tự Nhiên Và Những điều Không Nên Bỏ Qua
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Tự Nhiên Sớm & Dọa Sảy Thai Cần Lưu ý | Huggies
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Bà Mẹ Mang Thai Cần Biết
-
10 Dấu Hiệu Sảy Thai Phụ Nữ Cần Biết | VOV.VN
-
[ Tổng Hợp ] 7 Dấu Hiệu Sảy Thai 2 Tuần Tuổi Phổ Biến Nhất
-
Những Dấu Hiệu Sảy Thai