Say Xỉn Lái Xe Gây Tai Nạn Chết Người Thì Bao Nhiêu Năm Tù? Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Việc “say xỉn lái xe gây tai nạn chết người” diễn ra rất thường xuyên, gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe, ảnh hưởng kinh tế rất lớn. Vậy, chế tài dành cho người say xỉn mà gây tai nạn chết người được quy định như thế nào? Công ty Luật Long Phan sẽ tư vấn qua bài viết sau.
Mục Lục
- 1 Hình phạt khi say xỉn gây tai nạn giao thông
- 2 Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
- 3 Cách hưởng tình tiết giảm nhẹ tội khi gây tai nạn chết người.
Hình phạt khi say xỉn gây tai nạn giao thông
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định trách nhiệm của người tham gia giao thông khi gây tai nạn tại Điều 260, quy định khung hình phạt gây tai nạn giao thông như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ (01 năm đến 05 năm), đối với người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 03 đến 10 năm:
- Không có giấy phép lái xe theo quy định;
- Trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 07 đến 15 năm
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trong trường hợp làm chết người khi vi phạm giao thông thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 15 năm.
>> Xem thêm: Nhân Viên Lái Xe Gây Tai Nạn, Công Ty Có Phải Bồi Thường Không?
Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
Hành vi say rượu lái xe gây tai nạn chết người là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật bảo vệ. Hành vi của người phạm tội còn gây mất trật tự trị an xã hội và tâm lý lo ngại cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
- Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
- Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự. Người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông được xác định như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường nhưng hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường. Người gây ra thiệt hại sẽ không phải bồi thường phần thiệt hại do người bị thiệt hại gây ra.
- Các bên có thể thỏa thuận về: Mức, hình thức, phương thức bồi thường, …
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận…
>>> Xem thêm: Gây tai nạn giao thông cho trẻ em bị xử phạt như thế nào?
Cách hưởng tình tiết giảm nhẹ tội khi gây tai nạn chết người.
Để được hưởng tình tiết giảm nhẹ tội khi tông chết người, người phạm tội phải thuộc các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Phạm tội do lạc hậu;
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung trên, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm:
- Cho vay với lãi suất cao thì phạm tội gì?
- Chở thuê hàng cấm có bị xem là phạm tội không?
- Dùng giấy tờ giả cầm cố thì có xem phạm tội không?
Từ khóa » Người Nhậu Say
-
Say Nguội Nên Làm Gì? 7 Cách Giải Say Nguội Hiệu Quả Tại Nhà
-
Chăm Soc Người Say Rượu Nên Làm Gì?
-
Những "di Chứng" Thường Gặp Sau Say Rượu | Vinmec
-
Vì Sao Bạn Nôn Sau Khi Say Rượu? | Vinmec
-
Cách Xử Lý Khi Bị “say Nguội” Ngày Tết - Báo Lao Động
-
Những đồ Uống Giúp Người Say Rượu Nhanh Tỉnh
-
Những Cách Giải Rượu Thần Tốc Lại Cực Dễ Cho Người Say
-
Say Rượu Có Thể Dẫn đến Dư Chứng Gì? Làm Thế Nào để Khắc Phục?
-
Các Cách Uống Rượu Bia Không Say, Không đỏ Mặt Trong Ngày Tết
-
Say Rượu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cần Phải Làm Gì Khi Trong Gia đình Có Bố Là Người Nghiện Rượu?
-
Cà Mau: Ba Phụ Nữ Tử Vong Sau Khi Nhậu Liên Tục Trong 2 Ngày | Xã Hội
-
Cách Giải Rượu, Giảm Say Xỉn - VnExpress