SBT Vật Lí 9 Bài 11: Bài Tập Vận Dụng định Luật Ôm Và ...

Bài 11.4 trang 32 SBT Vật lí 9: Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức là UĐ=6V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ là IĐ=0,75A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16Ω vào hiệu điện thế U=12V.

SBT Vật lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn | Giải SBT Vật lí lớp 9 (ảnh 3)

a. Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc bóng đèn nối tiếp với điện trở vào hiệu điện thế U đã cho trên đây?

b. Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo sơ đồ hình 11.1 thì phần điện trở R1 của biến trở là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song: Rtđ=R1R2R1+R2

+ Sử dụng biểu thức định luật ôm: I=UR

Lời giải:

Tóm tắt:

Đèn: Uđm1 = UĐ = 6V; IĐ = 0,75A; Biến trở: Rbmax = 16Ω; U = 12V;

a) Đèn nối tiếp biế trở, đèn sáng bình thường khi Rb = ?

b) Đèn sáng bình thường khi R1 = ?

Lời giải:

a. Mắc đèn nối tiếp với biến trở : IĐ=Ib=I

Điện trở của biến trở khi đó là:

Rb=UbI=U−UDID=12−60,75=8Ω

b. Gọi phần còn lại của biến trở là R2 : R2=Rb−R1=16−R1

Mạch gồm: Đèn được mắc song song với phần R1 của biến trở và đoạn mạch song song này được mắc nối tiếp với phần còn lại R2 của biến trở .

Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch song song là UĐ = 6V và do đó hiệu điện thế ở hai đầu R2 của biến trở làU2=U–UĐ=12−6=6V.

Từ đó suy ra điện trở của hai đoạn mạch này bằng nhau, nghĩa là:RD.R1RD+R1=R2=16−R1 (*) với RD=60,75=8Ω

=> từ (*) ta tính được R1≈11,3Ω

Từ khóa » Giải Vật Lý 9 Bài 11 Sbt