Sẽ Có 5 Doanh Nghiệp Nhà Nước Quy Mô Lớn, Tầm Cỡ Khu Vực
Có thể bạn quan tâm
- Đầu tư kinh doanh đặt cược, 8 năm trầm lắng
- Cú hích quan trọng thúc giải ngân đầu tư công
- Thủ tướng dự chuỗi sự kiện đầu tư các dự án năng lượng hàng tỷ USD
- Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu
- Lối thoát cho tuyến tránh TP. Bảo Lộc
- Tập đoàn Nexif Ratch Energy nghiên cứu đầu tư điện gió tại Khánh Hòa
- Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn: Chọn doanh nghiệp làm sếu đầu đàn
- Chấm dứt thời kỳ mất mát của doanh nghiệp nhà nước - Bài 2: Chuyện gì đang xảy ra?
- Chấm dứt thời kỳ mất mát của doanh nghiệp nhà nước - Bài 3: Chìa khóa trong tay chủ sở hữu
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị các doanh nghiệp trực thuộc hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong năm 2021. Ảnh: Đức Thanh |
Mục tiêu lớn
Theo Tờ trình về Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 vừa được ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban trình Thủ tướng Chính phủ, trong số 19 tập đoàn, tổng công ty do mình quản lý, Ủy ban đã đưa ra danh sách các đơn vị có tiềm năng, lợi thế phát triển thành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, có tính tự chủ, khả năng cạnh tranh khu vực cao.
Đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Từ những doanh nghiệp này, Ủy ban đặt mục tiêu có ít nhất 5 tập đoàn, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, tầm cỡ khu vực và quốc tế theo các tiêu chí quốc tế.
Ba nhiệm vụ chiến lược khác trong Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 là tập trung nguồn lực các doanh nghiệp để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cùng nghiên cứu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực có thể mạnh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Ủy ban đã đưa ra 3 giải pháp chung với nhiều gạch đầu dòng. Đáng chú ý trong số này, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 là 1.523.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Nhu cầu vốn này được chờ đợi từ việc đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn. Ngoài ra, Ủy ban sẽ thực hiện điều tiết, hỗ trợ doanh nghiệp.
Đối với các dự án trọng điểm quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các nhà máy điện khí, hệ thống đường ống dẫn khí…, phương hướng đề ra là xây dựng cơ chế hợp vốn, hợp tác phù hợp với nguồn lực, thế mạnh của các tập đoàn, tổng công ty.
Ủy ban cũng đặt ra kế hoạch nghiên cứu nguồn tài chính để thực hiện việc cấp vốn thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bổ sung vốn điều lệ, thực hiện đầu tư tăng vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần…
Theo hướng này, nguồn vốn đầu tư sẽ được bố trí từ cân đối trong khoản thu ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước và từ tích lũy cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Ủy ban và SCIC làm đại diện chủ sở hữu.
Lấy đà từ đâu?
Trong giai đoạn 2017-2020, Ủy ban có 6 tập đoàn, tổng công ty và 41 doanh nghiệp cấp 2 phải tiến hành cổ phần hóa, nhưng tiến độ thực tế rất chậm khi chỉ có 6 doanh nghiệp cấp 2 hoàn thành cổ phần hóa. Nguyên nhân được cho là do trình tự, thủ tục, nội dung phương án sử dụng đất, việc xác định giá trị lợi thế chưa rõ ràng và cụ thể.
Công tác rà soát, phân loại xây dựng, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất, kiểm kê tài sản hay xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa mất nhiều thời gian, do các doanh nghiệp có quy mô lớn, đất đai nhiều và phải chờ Kiểm toán Nhà nước kiểm toán lại trước khi công bố.
Việc xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án trong ngành công thương cũng rất chơi vơi, khi tiến độ xử lý không đạt mục tiêu đề ra, dù Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã có nhiều cuộc họp liên quan.
Tới nay, cũng mới chỉ có duy nhất Chiến lược phát triển EVN đến năm 2030 được phê duyệt, còn lại các tập đoàn, tổng công ty đang trong giai đoạn dự thảo, hoàn thiện.
Để Chiến lược trên được hiện thực, Ủy ban đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan như hoàn thiện các quy định về pháp luật đầu tư cho đầy đủ và đồng bộ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, phân quyền chủ động và cơ chế chịu trách nhiệm của chủ đầu tư, chuyển từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm.
Bộ Tài chính được giao xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; có cơ chế loại trừ với các hoạt động mang tính công ích của doanh nghiệp, các dự án đầu tư trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; hướng dẫn Ủy ban về nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư.
Các doanh nghiệp trực thuộc cũng được Ủy ban đề nghị hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm trong năm 2021. Đồng thời, phải tập trung tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn có hiệu quả; đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp; xử lý dứt điểm các tồn tại, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đang dở dang, chậm tiến độ đã kéo dài nhiều năm.
Các nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpCho phép và chỉ đạo các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của Ủy ban, trong đó nâng cao quyền, trách nhiệm của Ủy ban trong việc điều phối các hoạt động đầu tư phát triển, định hướng phát triển; cơ chế hợp tác, hợp vốn đầu tư các dự án lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, các dự án trọng điểm quốc gia giữa các tập đoàn, tổng công ty.Nghiên cứu đề xuất nguồn tài chính để thực hiện việc cấp vốn thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện đầu tư tăng vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần… Nguồn vốn đầu tư được bố trí từ: cân đối trong khoản thu ngân sách nhà nước từ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước với các doanh nghiệp do Ủy ban và SCIC làm đại diện chủ sở hữu. Tích lũy từ cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về Quỹ tập trung tại Ủy ban để tạo nguồn.Nguồn: Tờ trình về Chiến lược Tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 gửi Thủ tướng Chính phủ Chấm dứt thời kỳ mất mát của doanh nghiệp nhà nước - Bài 1: Doanh nghiệp nhà nước đang nhỏ đi, mờ đi Doanh nghiệp nhà nước liệu đã hết thời? Câu hỏi đặt ra bởi những chậm trễ trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, mà còn bởi những gánh... #doanh nghiệp nhà nước # doanh nghiệp nhà nước lớn # EVN # PVN # TKV # Petrolimex # VNA # Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Kiên Giang thu hút vốn đầu tư 29.877 tỷ đồng trong năm 2024
- Đầu tư kinh doanh đặt cược, 8 năm trầm lắng
- Cú hích quan trọng thúc giải ngân đầu tư công
- Thủ tướng dự chuỗi sự kiện đầu tư các dự án năng lượng hàng tỷ USD
- Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu
- Lối thoát cho tuyến tránh TP. Bảo Lộc
- Đầu tư khu thương mại tự do, điểm nghẽn lớn nhất là pháp lý
- Tập đoàn Nexif Ratch Energy nghiên cứu đầu tư điện gió tại Khánh Hòa
- Nhà đầu tư ngoại quan tâm ngành thực phẩm chế biến
- Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam
- Ninh Thuận tháo gỡ mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ 2 công trình trọng điểm
- 1 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém
- 2 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng"
- 3 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam
- 4 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
Từ khóa » Các Công Ty Có Vốn Nhà Nước
-
Quản Lý Thông Tin Công Bố Doanh Nghiệp
-
DANH MỤC QUẢN LÝ - SCIC
-
Danh Mục Các Doanh Nghiệp Nhà Nước, Doanh Nghiệp Có Vốn Góp ...
-
Thông Tin Doanh Nghiệp Nhà Nước
-
Hết Năm 2025 Có 10 Doanh Nghiệp Nhà Nước Vốn Hóa Hơn 5 Tỷ USD
-
Xác định Doanh Nghiệp Nhà Nước Theo Luật Doanh Nghiệp Số 59 ...
-
Doanh Nghiệp Nào Sẽ Do Nhà Nước Nắm Giữ 100% Vốn điều Lệ Hoạt ...
-
Công Bố Danh Sách 21 Tập đoàn, Tổng Công Ty Nhà Nước Sở Hữu ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Cơ Chế Quản Lý Tài Chính đối Với Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
-
Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì? Khái Niệm, đặc điểm, Phân Loại?
-
Doanh Nghiệp Nhà Nước - .vn
-
"Săn" Cổ Phiếu Tốt Của Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước - Báo Lao Động
-
Bán Tài Sản Của Công Ty Có Vốn Nhà Nước Trên 51% Thì Có Cần Thông ...