Sẽ Có Lúc Con Người đạt 'siêu Miễn Dịch' đối Với COVID-19?
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, cách thức miễn dịch - nhiễm trùng đột phá sau khi tiêm chủng hoặc nhiễm trùng tự nhiên - có thể cung cấp mức độ bảo vệ tăng gần như ngang nhau.
Phó giáo sư về vi sinh phân tử và miễn dịch học Fikadu Tafesse thuộc Trường OHSU – đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Không có gì khác biệt cho dù bạn bị nhiễm và sau đó tiêm chủng, hoặc nếu bạn được tiêm phòng và sau đó bị nhiễm trùng. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ nhận được phản ứng miễn dịch thực sự, cao một cách đáng kinh ngạc".
Xuất hiện dòng biến thể phụ Omicron
Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên đồ nhựa và 21 giờ trên da người
Chuyên gia Trung Quốc: Biến thể Omicron có thể có nguồn gốc từ chuột
WHO: Omicron ít nghiêm trọng hơn nhưng không phải 'vaccine tự nhiên'
Nghiên cứu này đã mô tả mức độ phản ứng miễn dịch cực cao sau các đợt nhiễm trùng đột phá - được gọi là "siêu miễn dịch". Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng nhiều biến thể SARS-CoV-2 sống để đo sự trung hòa chéo của huyết thanh từ các trường hợp đột phá.
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng việc một người nào đó bị nhiễm trùng hay được tiêm phòng sau khi bị nhiễm trùng tự nhiên không quan trọng. Trong cả hai trường hợp, phản ứng miễn dịch được đo cho thấy các kháng thể dồi dào hơn và mạnh hơn - ít nhất là gấp 10 lần - so với khả năng miễn dịch được tạo ra bằng cách tiêm chủng đơn thuần.
Nghiên cứu được thực hiện trước khi xuất hiện biến thể Omicron, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng các phản ứng miễn dịch lai sẽ tương tự.
"Khả năng bị lây nhiễm đột phá là rất cao vì có rất nhiều virus xung quanh chúng ta. Nhưng chúng ta bảo vệ bản thân tốt hơn bằng cách tiêm chủng. Và nếu virus xuất hiện, chúng ta chỉ bị bệnh nhẹ và mang siêu miễn dịch sau khi khỏi bệnh " – PGS Tafesse cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã tuyển tổng cộng 104 người, tất cả đã được tiêm vaccine Pfizer, sau đó chia họ thành 3 nhóm: 42 người được tiêm phòng không bị nhiễm trùng, 31 người được tiêm phòng sau khi bị nhiễm và 31 người bị nhiễm trùng đột phá sau khi tiêm phòng.
Kiểm soát độ tuổi, giới tính và thời gian kể từ khi tiêm phòng và lây nhiễm, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu của mỗi người tham gia và cho các mẫu này tiếp xúc với 3 biến thể của virus SARS-CoV-2 sống. Các nhà khoa học nhận thấy cả hai nhóm có "miễn dịch lai" đều tạo ra mức độ miễn dịch cao.
Các nhà khoa học kỳ vọng rằng với biến thể Omicron có khả năng lây lan dữ dội hiện đang lưu hành trên toàn cầu, mỗi lần lây nhiễm đột phá mới có khả năng đưa đại dịch đến gần hồi kết. Theo thời gian, virus sẽ đi vào vùng miễn dịch ngày càng mở rộng của con người.
"Những kết quả này, cùng với các nghiên cứu trước đây, chỉ ra rằng sẽ có thời điểm khi SARS-CoV-2 có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng lưu hành nhẹ như nhiễm trùng đường hô hấp theo mùa, thay vì một đại dịch trên toàn thế giới" – PGS Tafesse cho hay.
Chủ quan trước những triệu chứng Hậu Covid, người bệnh tái nhập viện cận Tết
Từ khóa » Siêu Miễn Dịch Là Gì
-
02 Con đường Tiến đến “siêu Miễn Dịch” đối Với COVID-19? | BvNTP
-
Trường Hợp Nào Có 'siêu Miễn Dịch'? - VnExpress Sức Khỏe
-
Phát Hiện Bất Ngờ Về Siêu Miễn Dịch Do Nhiễm Biến Thể Omicron
-
Miễn Dịch Thụ động - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Nhiễm Covid-19 Trước Hay Sau Tiêm Chủng đều Tạo 'siêu Miễn Dịch ...
-
Khám Phá Cách đạt được 'siêu Miễn Dịch' Trước Biến Thể Mới
-
Phát Hiện đột Phá: Khả Năng Miễn Dịch Với Coronavirus Có Thể Tồn Tại ...
-
Người Có Siêu Kháng Thể Diệt Virus SARS-CoV-2 Dù Pha Loãng Máu ...
-
Hệ Miễn Dịch Hoạt động Thế Nào? | Vinmec
-
Evusheld: Thuốc Kháng Thể đơn Dòng Dự Phòng Covid-19 Giá Bao ...
-
Cảnh Báo Tâm Lý 'ai Rồi Cũng Trở Thành F0' Và Lý Giải Của Chuyên Gia Vì ...
-
Miễn Dịch Học - COVID Reference
-
Đáp ứng Miễn Dịch Là Gì? | Vinmec
-
Khi Nào Con Người Miễn Dịch Với COVID-19?