Sê Nô Là Gì? Tại Sao Lại Quan Trọng?
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn chúng ta còn nhiều người chưa biết Sê nô là gì? và hiểu hết cấu tạo của nó? Tính năng của nó? Bảo quản ra làm sao? Thì hôm nay cùng Kiến trúc Nội thất Tứ Gia tìm hiểu nhé.
Mục Lục
Sê nô là gì?
Sê nô hiểu đơn giản là bộ phận hứng nước của mái nhà (hệ thống thoát nước), làm từ thép và có mặt cắt ngang hình chữ U. Đây là một trong những biện pháp chống thấm cho ngôi nhà thông dụng hiện nay. Bạn đã hiểu sê nô là gì rồi chứ.
Ưu điểm của sê nô
Ngoài việc tìm hiểu sê nô là gì thì cũng có rất nhiều người thắc mắc ưu điểm của sê nô là gì? Với tác dụng chính là hứng nước, sê nô có ưu điểm lớn nhất so với các loại máng hứng thông thường là tính thẩm mỹ. Hiện nay có nhiều loại sê nô được làm ẩn, bên ngoài nhìn vào khó có thể nhận ra được. Điều này mang đến vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát cho ngôi nhà.
Chi tiết về cấu tạo sê nô
Một sê nô hoàn chỉnh bao gồm ống nhựa, tôn kẽm. Ngoài ra, thành phần quan trọng để tạo nên sê nô là bê tông cốt thép.
Kích thước của sê nô mái phụ thuộc vào kích thước của mái nhà, miễn sao cân đối và phù hợp. Sê nô có thể được xây dựng bên trong hoặc bên ngoài tùy vào nhu cầu của gia chủ.
Ngoài bộ phận chính, thì hệ thống của sản phẩm này còn bao gồm những vật dụng đi kèm như: màn chắn rác, hộp đựng nước, đai giữ ống, hộp cần thiết.
Cấu tạo của mái dốc
Nước từ mái dốc sẽ chảy về qua sê nô để đưa về ống chứa đứng và sau đó sẽ đi ra ngoài
- Cấu tạo mái đua: mái đua là bộ phận dùng để bảo vệ tường tránh ẩm ướt, tránh các tác động của thời tiết cho tường nhà, đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ cho bên ngoài ngôi nhà. Đầu mái nua có thể thiết kế thành sê nô, và bên dưới là trần. Bạn có thể để ý viên ngói chỗ sê nô sẽ làm rộng ra khoảng 49mm để nước dễ dàng chảy xuống. Trần mái đua có thể thiết kế như trần nhà hoặc đóng gỗ không trát để tiết kiệm chi phí xây dựng. Tầm diềm hoặc sê nô có độ cao từ 200-300mm, dày 25-30mm.
- Tường chắn mái: là bộ phận nhằm giúp che bớt mái cho ngôi nhà. Sê nô nằm ở đâu thì chính là nằm bên trong đoạn tường này, chạy dọc theo đoạn tường chắn mái.
Cấu tạo của mái bằng
Đối với mái bằng, hệ thống thoát nước có thể đặt ở trong hoặc ngoài. Sê nô thông dụng để dùng cho nhà cao tầng, vậy nên đối với những công trình thấp hoặc tỉ lệ mưa ít thì thậm chí có thể không cần seno. Còn nếu nhà cao sẽ có hệ thống ống thẳng đứng đưa nước từ mặt trên trần nhà qua seno đi xuống và ra ngoài.
Cấu tạo mái đua: Mái đua kết hợp với sê nô tạo thành một khối nhô ra khỏi tường 20-60cm. Vật liệu làm mái đua có thể là bê tông cốt thép khối hoặc lắp ghép. Bạn có thể xem chi tiết như hình bên dưới
Dạng seno lắp ghép đang được sử dụng rộng rãi. Có hai loại phổ biến trên thị trường đó là sê nô đúc liền và sê nô độc lập. Có một lưu ý đó là máng nước rất dễ sinh dột, vì lớp chống thấm hoạt động liên tục suốt máng nước. Vì thế để bảo quản lâu dài có thể lát gạch lá nem ở lòng máng chống nứt gây ra dột. Độ dốc tối ưu là 2%.
- Cấu tạo tường chắn mái: Nước mưa có thể dễ dàng đi vào bên trong nhà ngay chỗ tiếp giáp của tường và mái nếu như tường chắn mái không chống thấm tốt. Ở trường hợp này có thể dùng mái đua kết hợp sê nô. Hai điều cần làm tốt đó là thiết kế nhiều lỗ thoát nước ở chân tường và đảm bảo chất lượng đoạn tiếp giáp mái và tường.
Kinh nghiệm thực tế khi thi công sê nô
- Khi khẩu độ mái <6m thì nên sử dụng sê nô rộng hơn 250.
- Khi khẩu độ mái từ 6-15m thì nên sử dụng sê nô rộng hơn 300.
- Khi khẩu độ mái >15m thì nên sử dụng sê nô rộng hơn 450.
Lưu ý: Sê nô cần phải đặt dốc đều về miệng thu nước của ống thoát nước. Độ dốc thông thường là 0.1 – 0.2%
Làm thế nào để biết sê nô có tốt hay không?
Điều quyết định nên chất lượng của sê nô chính đó là kẽm. Kẽm càng tốt thì sê nô càng bền.
Thứ hai là quy trình lắp đặt cần được đảm bảo đúng. Vì là hệ thống thoát nước, nên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ thời tiết, tác động về va đập, lực chịu. Vì thế cấu tạo thành phẩm phải chắc chắn để đảm bảo sử dụng được trong thời gian dài.
Sê nô không chiếm quá nhiều diện tích và không làm ảnh hưởng tới hình thức ngôi nhà, vì vậy nên, rất nhiều gia đình sử dụng. Phải kể đến đó là khả năng hứng nước gần như tuyệt đối của sản phẩm này.
Một sản phẩm tốt hay không ngoài cấu tạo, lắp đặt chuẩn thì còn cần con người bảo quản thật nghiêm ngặt.
Có bao nhiêu loại sê nô hiện nay?
Hiện nay trên thị trường chủ yếu có 2 loại sê nô chính:
Sê nô âm tường
Là loại được thiết kế bên trong tường, đường ống sẽ đi trong thân tường, không lộ ra bên ngoài để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ưu điểm của loại này là không tiếp xúc với điều kiện thời tiết bên ngoài. Người ngoài sẽ không biết là nhà bạn có hệ thống này hay không.
Sê nô lộ tường
Với kiểu nhà tầng thì hay sử dụng loại này. Ưu điểm của nó chính là nằm bên ngoài chính vì thế mà dễ sửa chữa khi gặp vấn đề. Tuy nhiên, vì để ở ngoài nên muốn đảm bảo tuổi thọ thì cần quét dầu hắc để chống thấm.
Xét về 2 loại thì Sê nô lộ tường vẫn được ưa chuộng hiện nay hơn, dù không có tính thẩm mỹ cao như sê nô âm tường nhưng quan trọng là nó dễ dàng bảo trì và khắc phục sự cố hơn.
Nhưng lưu ý khi bảo quản sê nô
Tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng sê nô lại đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó đảm bảo tính chống thấm cho ngôi nhà. Vì vậy, yêu cầu các đơn vị thi công cần đưa ra các tiêu chí kỹ thuật chính xác để vừa nâng cao hiệu quả vừa bảo quản được lâu.
Những bước cần làm khi thi công xây dựng hệ thống này bao gồm: đo đạc vị trí khe co giãn, khe lún, vị trí mái thấp, tường trượt,…
Muốn biện pháp chống thấm sê nô đạt hiệu quả cao thì cần lưu ý một số điểm sau:
- Tỷ lệ nước và Sikaproof Membrane đúng chuẩn 20-50%
- Dung hỗn hợp này để làm lớp chống thấm cho sê nô và mái nhà
- Tiến hành quét 2-3 lượt để đảm bảo tính chống thấm đạt hiệu quả cao nhất
- Sau khi quét hết các lớp thì đợi hỗn hợp khô từ 3-4 tiếng
- Hết lớp Sikaproof, tiếp tục quét 1 lớp bên ngoài có tên SikaLatex
- Ở khâu trát vữa, khi trát xong cần phun một lớp màng để đảm bảo tính bền cho sản phẩm
Một sản phẩm hoàn hảo là khi cấu tạo, thành phần và quy trình chế tác được đảm bảo đúng quy chuẩn. Vừa tăng công năng vừa lâu bền. Ngoài ra, việc 1 sê nô bền cũng giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, thời gian sửa chữa sau này.
Xem thêm:
- Trấn trạch là gì? Các cách trấn trạch hiệu quả
- Tân gia là gì? Cách tổ chức tiệc tân gia ý nghĩa
Trên đây là những thông tin về sê nô, để được tư vấn thêm về giá cũng như mẫu sê nô phù hợp với căn nhà của mình bạn có thể liên hệ với Kiến trúc Nội thất Tứ Gia với hơn 10 năm làm trong lĩnh vực nội thất chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được những mẫu ưng ý nhất.
Hotline: 082.5550555
Địa chỉ: Số 24, Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Dương nội, Hà Đông, Hà Nội
Từ khóa » Tính Thép Sê Nô
-
Bố Trí Thép Trong Sê Nô - Giá Xây Dựng
-
Hỏi Bố Trí Thép Cho Sêno Và ô Văng - KETCAU.COM
-
Cách Bố Trí Thép Sàn Sê Nô
-
Cách Bố Trí Thép Sàn Sê Nô Mới Nhất - Ý Nghĩa Là Gì ?
-
[Kết Cấu] [Hỏi] Bố Trí Thiếu Thép Trong Sàn Sê Nô - Xaydung360
-
Cách Bố Trí Thép Sàn Sê Nô Mới Nhất 2022 - Auto Thả Tim Điện Thoại
-
Thuyet Minh Tinh Toan Se No Kt1 | PDF - Scribd
-
HƯỚNG DẪN CÁCH BỐ TRÍ THÉP CỘT, DẦM, SÀN, SÊ NÔ MÁI ...
-
Cách Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp, 1 Lớp đúng Thực Tế TCVN - Vnbuilder
-
Sê Nô Là Gì ? Chi Tiết Cấu Tạo Sê Nô Mái Nhà Dân Dụng
-
Sênô Là Gì? Cấu Tạo - Bản Vẽ & Kích Thước Tiêu Chuẩn 2022