Séc Là Gì? Phân Loại, Thời Hạn Và Cách Sử Dụng Séc Rút Tiền Mặt?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Séc là gì?
- 2 2. Séc có những đặc điểm sau:
- 3 3. Phân loại séc:
- 4 4. Nội dung của séc:
- 5 5. Thời hạn của séc:
- 6 6. Cách rút tiền mặt từ séc:
- 7 7. Hướng dẫn cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng:
- 8 8. Người thụ hưởng và đơn vị thanh toán:
- 8.1 8.1. Người thụ hưởng:
- 8.2 8.2. Đơn vị thanh toán:
- 9 9. Nhược điểm của séc:
1. Séc là gì?
Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Trong đó:
– Người ký phát là người lập và ký phát séc.
– Người bị ký phát là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.
– Người thụ hưởng là một trong những người sau đây:
+ Người được nhận số tiền ghi trên séc theo chỉ định của người ký phát
+ Người nhận chuyển nhượng séc theo các hình thức chuyển nhượng quy định tại thông tư 22/2015
+ Người cầm giữ séc có ghi trả cho người cầm giữ
Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, do vậy nó phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định.
2. Séc có những đặc điểm sau:
– Có tính chất thời hạn: tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết (séc thương mại). Thời hạn của séc được ghi trên tờ séc và phụ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.
– Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời gian hiệu lực của séc.
– Séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý.
– Séc phải có đầy đủ các thông tin như: địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.
– Séc gồm 2 mặt: mặt trước in sẵn tiêu đề điền các thông tin bắt buộc của tờ séc, mặt sau ghi các thông tin về chuyển nhượng séc.
– Séc thường được in theo tập, gồm có phần cuống séc để người ký phát lưu các thông tin cần thiết và phần tách rời giao cho người thụ hưởng.
– Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu và có những dòng trống để người ký phát điền vào.
Séc trong tiếng Anh là “Cheque”.
3. Phân loại séc:
Có nhiều cách để phân loại séc nhưng phổ biến hiện nay có 3 cách sau:
– Căn cứ cách xác định người thụ hưởng
+ Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng.
+ Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc.
+ Séc đích danh: trả tiền cho người thụ hưởng được ghi trên séc.
– Căn cứ các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc
+ Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
+ Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
+ Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.
– Căn cứ mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng
+ Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
+ Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.
4. Nội dung của séc:
Để séc có hiệu lực thì cần phải có những nội dung sau:
– Tiêu đề séc: nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc
– Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc
– Ngân hàng trả tiền
– Tài khoản của người trả tiền
– Số tiền: ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và chữ (hai thông tin này phải thống nhất với nhau)
– Tên và địa chỉ người trả tiền
– Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có)
– Chữ ký của người phát hành séc
5. Thời hạn của séc:
Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu thông và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội địa thì ngắn hơn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế.
6. Cách rút tiền mặt từ séc:
Để tiền mặt từ séc, bạn có thể tham khảo các bước sau:
– Bước 1: Cầm séc và CMND/CCCD ra hội sở của ngân hàng để rút tiền.
– Bước 2: Nhân viên đưa bạn tờ giấy thông tin bạn điền mọi thông tin vào đó. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn.
– Bước 3: Bạn sẽ nộp phí rút tiền từ 1 đến 2 đô la tùy theo số tiền bạn rút trên Séc.
– Sau một khoảng thời gian nhất định (khoản 30 đến 45 ngày), tiền bắt đầu được chuyển đến tay người thụ hưởng hoặc cũng có thể ngân hàng liên hệ bạn đến lấy thông qua số điện thoại.
7. Hướng dẫn cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng:
Séc được ngân hàng phát hành thành cuốn theo mẫu của ngân hàng cho người sở hữu tài khoản. Trên tờ séc gồm 2 phần đó là phần thân và phần cuống séc.
– Cuống séc: Là phần nhỏ mà bạn phải giữ lại trên quyển séc để thống kê và lưu giữ thông tin bao gồm các thông tin:
– Yêu cầu trả cho: điền họ và tên của người nhận
– Số CMND/ giấy chứng nhận kinh doanh
– Số tiền
– Ký phát
– Người ký phát ký tên
– Thân séc: Đây là phần người có séc xé ra và đưa cho ngân hàng hoặc người nhận séc, ngân hàng dựa trên thông tin trên đó để trích tiền với thông tin cơ bản như:
– Yêu cầu trả cho
– Số CMND, nơi cấp
– Số tài khoản
– Số tiền bằng chữ
– Số tiền bằng số
– Họ tên người ký phát
– Số tài khoản
– Kế toán trưởng
– Người ký phát
8. Người thụ hưởng và đơn vị thanh toán:
8.1. Người thụ hưởng:
Trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc, người thụ hưởng séc có quyền trực tiếp nộp séc cho đơn vị thanh toán hoặc thông qua đơn vị thu hộ để đòi thanh toán. Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể nộp séc trong thời hạn hiệu lực thanh toán, khi hết thời gian bất khả kháng, người thụ hưởng séc phải nộp séc kịp thời cho đơn vị thành toán kèm theo xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi cư trú hoặc nơi làm việc về lý do bất khả kháng.
Người thụ hưởng séc có quyền chuyển nhượng tờ séc cho người khác bằng cách ký tên vào nơi quy định cho việc chuyển nhượng ở mặt sau của tờ séc, trừ trưởng hợp người phát hành séc đã ghi cụm từ “không được phép chuyển nhượng”. Đối với séc ký danh khi chuyển nhượng phải ghi rõ họ, tên người được chuyển nhượng. Người chuyển nhượng séc có quyền chấm dứt việc chuyển nhượng tiếp theo bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ “không tiếp tục chuyển nhượng”.
– Sau khi ký chuyển nhượng séc, nếu người chuyển nhượng séc là cá nhân bị chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tờ séc vẫn có giá trị đòi thanh toán.
– Trường hợp người chuyển nhượng séc là đại diện pháp nhân, nếu pháp nhân đó bị giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc bị phong toả tài khoản thì tờ séc được chi trả theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Khi ký chuyển nhượng séc phải chuyển nhượng toàn bộ số tiền trên séc.
Đối với séc ký danh, người nhận chuyển nhượng khi nhận séc phải kiểm tra tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng.
Khi séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng séc có quyền yêu cầu đơn vị thanh toán xác nhận lý do.
Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền ghi trên séc theo quy định, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiên, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyên nhượng.
Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.
8.2. Đơn vị thanh toán:
Đơn vị thanh toán khi nhận séc phải kiểm tra:
– Tính hợp lệ của tờ séc;
– Chữ ký của người phát hành séc;
– Tính liên tục của dãy chữ ký đối với tờ séc ký danh.
Đơn vị thanh toán có quyền từ chối thanh toán séc trong các trờng hợp sau:
– Tài khoản tiền gửi thanh toán không đủ tiền để thanh toán tờ séc;
– Séc không hợp lệ;
– Séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán;
– Séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán;
– Séc phát hành vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản uỷ quyền.
Đơn vị thanh toán phải lập phiếu từ chối thanh toán, ghi rõ lý do, trao cho người nộp séc cùng tờ séc bị từ chối thanh toán.
9. Nhược điểm của séc:
Là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, được sử dụng phổ biến trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Séc cũng có nhược điểm là từ khi người trả tiền ký phát đến khi người thụ hưởng trình séc để thanh toán thì có thể tài khoản của người trả không đủ số dư để thanh toán (trừ trường hợp Séc bảo chi). Do đó, trên thực tế, séc bảo chi được sử dụng phổ biến hơn cả.
Một vấn đề nữa khách hàng cần lưu ý đó là thời gian séc có hiệu lực hay thời gian sử dụng séc. Thông thường trên mỗi tờ séc sẽ được in thời hạn ngay trên bề mặt của séc đó, nhưng đối với một số loại séc quốc tế thì các thông tin sẽ được in bằng tiếng anh nên người dùng cần phải biết đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động cung ứng và sử dụng séc.
Từ khóa » Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt
-
Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Vietcombank Chi Tiết A-Z
-
Hướng Dẫn Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Vietcombank
-
Cách Viết Mẫu Séc Rút Tiền Mặt Vietcombank Chi Tiết Từ A - Z
-
Cách Viết Mẫu Séc Rút Tiền Mặt Mới Nhất Tại Ngân Hàng 2022
-
Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Vietcombank đúng Nhất
-
Cách Ghi Séc Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Vietcombank Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Viết Séc Ngân Hàng
-
Hướng Dẫn Cách Viết Séc Vietcombank để Rút Tiền Mặt
-
Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Agribank Chi Tiết - Bank Của Tôi
-
Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt Của Các Ngân Hàng 2022
-
Cách Ghi Sec Vietcombank - Mẫu Séc Rút Tiền Mặt Vietcombank - MHBS
-
[PDF] HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÉC VÀ GHI THÔNG TIN TRÊN SÉC
-
Hướng Dẫn Cách Viết Séc Rút Tiền Mặt Ngân Hàng Agribank