Senior Là Gì? Tất Tần Tật Về Senior - Tino Group

Senior là gì? Đây là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong môi trường làm việc quy mô lớn hay trên các thông tin tuyển dụng. Dù Senior khá phổ biến trên nhưng chưa chắc bạn đã hiểu chi tiết về chức vụ này trong doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được TinoHost bật mí đến bạn ngay bài viết bên dưới đây.

Giới thiệu về Senior

Senior là gì?

Senior được hiểu là những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong một lĩnh vực mà họ đang làm việc. Họ có khả năng, đủ trình độ để nắm bắt sâu sắc, tự mình khắc phục và giải quyết những vấn đề tư bản đến chuyên sâu. Đồng thời, họ sở hữu khả năng làm việc độc lập tốt với những thành quả nổi bật. Trong công ty, Senior bao gồm rất nhiều cấp bậc tương ứng với từng nội dung công việc. Hơn nữa, năng lực của cá nhân sẽ là yếu tố quyết định cấp độ Senior cao hay thấp.

senior-la-gi

Những khái niệm liên quan đến Senior

Senior Manager là gì?

Senior được biết đến là những người giỏi về năng lực, trình độ cùng khả năng xử lý tốt công việc cao hơn những nhân viên bình thường. Sau vài năm rèn luyện, họ có thể chứng minh thành tích vượt trội của bản thân trong công việc. Lúc này, học có thể được nâng lên vị trí Senior Manager. Thông thường, chúng ta có thể hiểu đây là những cán bộ quản lý cấp hay trưởng ngành, trưởng phòng ban nào đó trong công ty. Họ có chức vụ tương tự như quản lý, nhưng phạm vi công việc cũng như quyền hạn có thể thấp hơn hoặc chưa cao bằng những người làm Manager.

Nếu đặt lên bàn cân so sánh, Senior Manager giữ chức vụ cao hơn Senior và thấp hơn Manager.

Junior là gì?

Junior là cấp bậc gồm những người có ít kinh nghiệm cũng như số năm làm việc thấp hơn Senior. Họ thường là người mới đi làm sau khi trải qua quá trình thực tập, tiếp xúc công việc. Ở vị trí Junior, họ có thể giải quyết những vấn đề nhỏ, ít phức tạp và cần phải học hỏi rất nhiều từ Senior để có thể nâng cấp trình độ theo thời gian.

senior-la-gi

Fresher là gì?

Fresher là những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng đảm bảo kiến thức nền tảng. Dù Fresher sở hữu một khối lượng kiến thức nền tảng trên giảng đường đại học nhưng họ chưa bao giờ áp dụng thực tế. Fresher là các đối tượng có sự năng động, nhiệt huyết và không ngừng học hỏi để phát triển năng lực.

Intern là gì?

Intern là những bạn sinh viên đang còn đi học, thường là năm 3, năm 4 đại học với mong muốn được trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp. Để có thể làm việc ở vị trí thực tập, các sinh viên phải trải qua buổi phỏng vấn cơ bản để phân công vào các phòng ban phù hợp với mong muốn và ngành học. Bên cạnh đó, sinh viên có thể tham gia thực tập thông qua giấy giới thiệu của nhà trường hoặc giúp đỡ từ người quen.

senior-la-gi

Đánh giá sự khác biệt giữa Senior và Junior

Về trình độ chuyên môn

Trong 4 cấp bậc là Senior, Junior, Fresher và Intern, Senior được đánh giá là nhóm người có trình độ cao và kinh nghiệm nhiều nhất. Tiếp nối sau đó là Junior, nhóm người có ít kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý công việc hạn chế hơn. Theo sau Junior phải kể đến các Fresher, những người này có kiến thức cơ bản trong cùng lĩnh vực nhưng họ chưa thực sự cọ sát, trải nghiệm thực chiến công việc thực tế, còn lúng túng trong các thao tác làm việc. Còn lại là Intern là cấp bậc thấp nhất, họ là nhóm thực tập sinh đang trong quá trình tìm hiểu, học việc nên cả trình độ chuyên môn và kỹ năng đều chưa được nhuần nhuyễn, chưa trang bị đầy đủ.

Về trách nhiệm công việc

Senior xuất phát từ những người làm việc lâu năm nên có một vị trí nhất định trong công ty. Họ rất được coi trọng, là đầu tàu dẫn đầu team chinh chiến trên mọi mặt trận công việc quan trọng. Họ có trách nhiệm xử lý những trục trặc, vấn đề khó khăn bằng kiến thức chuyên môn vững vàng của mình và chịu trách nhiệm hướng dẫn cho những người mới. Để được thăng tiến, không bị đào thải bởi những thế hệ trẻ, các Senior phải không ngừng nâng cấp bản thân bằng việc cập nhật kiến thức liên tục, học hỏi và tìm hiểu những mảng công việc mới.

senior-la-gi

Đối với các Junior, họ là những người dành trọn thời gian để quan sát, học hỏi từ các Senior và thực chiến với những công việc ở mức độ khó vừa phải. Nhóm này sẽ thực hiện các đầu việc từ cấp trên đề xuất và không ngừng cố gắng, phấn đấu để phát triển kỹ năng tốt hơn.

Trong khi đó, những Fresher sẽ tập trung cao độ hoàn thành các đầu việc theo đúng deadline được phân công. Intern sẽ dành thời gian học việc, được giám sát và chịu trách nhiệm bởi người hướng dẫn là các Senior và Junior về phong cách cùng quy trình làm việc. Intern và Fresher là hai nhóm người có sự tiếp xúc thường xuyên để giao lưu và học hỏi trong môi trường doanh nghiệp.

Về mức thu nhập

Đối với các Intern sẽ không có mức lương cố định, điều này tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, ngành nghề tham gia mà sẽ có mức phụ cấp tương thích hoặc sẽ không có. Còn với các Fresher, Junior, Senior đều được xem là nhân viên chính thức của công ty, mức lương của họ căn cứ vào năng lực cũng như những quy chuẩn của công ty.

Thông thường mức lương sẽ được trao đổi với bộ phận nhân sự trong buổi bạn phỏng vấn. Do đó, mức thu nhập của nhân viên chính thức có thể được thay đổi theo trình độ, năng lực.

Những kỹ năng cơ bản giúp Senior lên trình nhanh chóng

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố phản ánh sự am hiểu các kiến thức nền tảng cần phải có trước khi bạn bước vào giai đoạn phát triển năng lực mà bạn không thể giả mạo dưới bất kỳ hình thức nào. Điều quan trọng là Senior cần đầu tư chất lượng vào chuyên môn nhất định thay vì dàn trải, học rải rác mà không chuyên bất kỳ lĩnh vực nào. Việc đầu tư như vậy không phải không tốt, nhưng để Senior thành công với hướng đi đã chọn, bạn cần biết được đâu là thế mạnh của mình và tập trung đầu tư phát triển nó. Đồng thời, bạn phải biết nhìn nhận, chủ động nắm bắt cơ hội để kỹ năng đó được rèn luyện, nâng cao.

senior-la-gi

Ví dụ: Để gọi là một Senior Developer, bên cạnh việc nắm bắt các kiến thức nền tảng như: ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu, các thuật toán, …, bạn cần phải tìm hiểu và đào sâu vào những khía cạnh khác. Và lưu ý rằng, trước khi bạn trở thành người mang đến giá trị lợi ích gia tăng theo thời gian thể hiện qua những sản phẩm khoa học công nghệ, bạn phải thật sự biết được bản thân mình đang ở đâu, kỹ năng tốt nhất của bạn để đầu tư vào nó trước khi quá muộn.

Kỹ năng phân chia và quản lý công việc

Khối lượng công việc sẽ phân tầng rất nhiều loại công việc, nhiều nguồn khác nhau. Nếu một Senior không biết phân chia và quản lý công việc hợp lý sẽ làm trì trệ tiến làm việc, chất lượng giảm sút cũng như sự xem nhẹ, thiếu tôn trọng của bộ phận cấp dưới. Do đó, Senior cần phải sử dụng thời gian hợp lý, phân bổ công việc rõ ràng và hợp lý với từng vị trí nhân viên.

senior-la-gi

Kỹ năng làm việc với khách hàng

Bạn e ngại, thiếu tự tin khi làm việc, trao đổi với các đối tác của công ty? Điều này vô tình là trở ngại lớn khiến bạn lúng túng, thất bại trong hành trình thuyết phục khách hàng hợp tác cùng công ty. Khách hàng luôn là những người khó đoán, khó tính với nhiều yêu cầu cao. Điều này cần ở Bởi Senior một tinh thần thép, hoạt ngôn, tự tin vào khả năng của bản thân để đối diện với khách hàng.

Có thể thấy kỹ năng làm việc với khách hàng là một kỹ năng khá quan trọng, nếu bạn thực hiện không tốt có thể ảnh hưởng đến team của bạn và cả công ty. Một Senior tinh tế, ứng biến linh hoạt trong giao tiếp cùng khách hàng nên biết cân chỉnh cái tôi, tập lắng nghe và mang đến cho khách hàng những giải pháp hiệu quả, tối ưu.

Kỹ năng làm việc nhóm – Teamwork

Dù bạn là ai, ở vị trí nào thì kỹ năng làm việc nhóm luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài khả năng làm việc độc lập, Senior cần trau dồi kỹ năng làm việc nhóm không chỉ trong quy mô công ty mà còn với nhiều đối tác. Phong cách cộng tác của Senior có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển của một team. Một Senior giỏi thôi chưa đủ, bạn cần biết cách lắng nghe, thấu hiểu, điều hướng, hỗ trợ, gắn kết cả team của mình ngày càng phát triển và tiến bộ hơn. Bởi vậy mới có câu nói: “muốn nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau”.

senior-la-gi

Kỹ năng giao tiếp

Nâng cao tầm giao tiếp là điều bạn cần phải đầu tư dù bạn theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào. Một Senior thì trình độ giao tiếp cần ở bậc cao, ứng biến linh hoạt với từng đối tượng tiếp xúc. Về cơ bản, nó được xem như một kỹ năng sale và đàm phán. Nó không đơn thuần đòi hỏi bạn một kỹ năng truyền đạt thật đỉnh cao, nhưng bạn biết làm chủ cuộc hội thoại, dẫn dắt lôi cuốn theo đúng định hướng mục tiêu bạn đặt ra.

Có thể nói kỹ năng giao tiếp không hề đơn giản để có thể rèn luyện trong thời gian ngắn. Bên cạnh việc sở hữu năng lực giao tiếp tốt, bạn cần trau dồi sự nhanh nhạy nhận biết tình huống, tư duy cảm xúc để kiểm soát tốt cuộc đàm phán của mình. Những kỹ năng trên đây sẽ mang đến cho bạn sự trải nghiệm, va chạm với thực tế nhiều hơn. Từ chính những phát sinh về khủng hoảng, rủi ro tồn đọng mà Senior nắm bắt sẽ giúp bạn rèn luyện, có tư duy chiến lược rõ ràng để sẵn sàng có giải pháp back-up,.. xử lý tốt trước mọi vấn đề.

Trên đây là những thông tin về Senior đã được TinoHost tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan, nắm rõ các thông tin cơ bản về vấn đề này rồi đúng không. Hy vọng những chia sẻ này có thể giải đáp các vướng mắc và hỗ trợ bạn thật tốt trong công việc nhé!

FAQs về Senior

Một Fresher, Junior mất bao lâu để lên vị trí Senior?

Số năm kinh nghiệm không phải là yếu tố tiên quyết để phân chia, đánh giá cấp độ Fresher, Junior và Senior. Trên thực tế, có những người ra đời đi làm 4 – 5 năm nhưng chỉ ở mãi vị trí công việc cũ, không phát triển thêm bất kỳ kỹ năng nào thì rất khó để tăng cấp bậc cho họ. Như vậy, thời gian để từ một Fresher hay Junior tiến lên vị trí Senior còn tùy thuộc vào sự cố gắng, thay đổi của mỗi cá nhân, căn cứ vào kỹ năng làm việc, khả năng phát triển cụ thể của cá nhân đó.

Yêu cầu của người làm Senior Manager là gì?

Để ứng tuyển vào vị trí Senior Manager, bạn cần đảm bảo các tiêu chuẩn:

  • Ứng viên phải là người trong độ tuổi 24-30 tuổi
  • Có kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn ở lĩnh vực bạn ứng tuyển
  • Là một người có tổ chất lãnh đạo, có khả năng về quản lý
  • Bạn cần có tư duy về hệ thống và kỹ năng phát triển bản thân
  • Có trình độ về tin học và tiếng Anh là một lợi thế

Công việc hàng ngày của một Senior Manager là gì?

  • Thực hiện một số hoạt động và lên kế hoạch cho tổ chức, từ việc phân tích các nhiệm vụ và mục tiêu của cấp trên bàn giao
  • Định hướng và xác định các mục tiêu tổ chức và phân tích, tìm kiếm những biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu đó
  • Đưa ra những quyết định và chiến lược truyền đạt tư tưởng, hướng dẫn và nhận xét nhân viên thực hiện các công việc đã giao
  • Phát triển, đánh giá và đưa ra những chính sách, hoạt động và sáng kiến để xây dựng tổ chức
  • Thực hiện phê duyệt, tổ chức các chương trình và chiến dịch, phong trào, nội bộ của công ty
  • Tiến hành giám sát ngân sách, điều động nguồn nhân lực trong việc thực hiện tiến độ cho các dự án.

Mức lương của Senior Manager bao nhiêu?

Mức lương cho vị trí Senior Manager thường giao động trong khoảng 9 – 60 triệu đồng/ tháng. Điều này còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, ngành nghề cũng như trình độ, năng lực của Senior Manager thực tế.

Từ khóa » Cấp Bậc Senior Là Gì