Sẹo Thâm ở Chân: 4 Cách Xóa Mờ Hiệu Quả Bạn Cần Biết - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Một đôi chân với chi chít vết sẹo thâm là điều khiến nhiều chị em tự ti không dám mặc váy hay quần ngắn. Vậy đâu là nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân? Có những phương pháp nào giúp xóa sẹo thâm ở chân nhanh chóng? Cùng chúng tôi khám phá 4 cách xóa mờ sẹo hiệu quả và an toàn trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân
Melanin là sắc tố quyết định màu sắc của da. Nếu vùng da tập trung càng nhiều sắc tố melanin thì càng sẫm màu. Điều này có nghĩa là nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân liên quan tới việc cơ thể sản xuất quá nhiều sắc tố melanin.
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng quá trình tổng hợp melanin dẫn tới sẹo thâm:
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: có thể khiến da sạm đen. Do cơ thể chống lại tác hại của tia UV bằng cách sản xuất ra nhiều melanin. Vì thế, tác hại của ánh nắng mặt trời có thể gây ra sẹo thâm ở chân.
- Tăng sắc tố sau viêm (PIH): là nguyên nhân hàng đầu gây sẹo thâm. Các vết thương ở chân như mụn, vết trầy xước, bỏng, chàm, vảy nến, côn trùng cắn,… có thể gây viêm và làm tăng sắc tố melanin sau quá trình viêm.
- Bệnh lý ung thư da: gây ra các vết sẹo thâm hoặc nốt ruồi. Bệnh ung thư tế bào hắc tố da ở chân thường hay xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn.
- Bệnh Addison: có thể gây ra chứng tăng sắc tố toàn thân. Vết thâm hay xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các phần tỳ đè như đầu gối.
II. 4 cách xóa mờ sẹo thâm ở chân hiệu quả
1. Cách khắc phục sẹo thâm bằng phương pháp tự nhiên
1.1. Sử dụng vitamin E
Vitamin E là một trong những thành phần được ứng dụng nhiều trong làm đẹp, trong đó có xóa mờ sẹo thâm. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn tác hại của tia UV đối với da. Đồng thời, vitamin E cũng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, giúp vết thương mau lành.
Cách sử dụng vitamin E:
- Sử dụng viên nang vitamin E bôi lên vết sẹo thâm hàng ngày 3 – 4 lần.
- Bạn có thể bổ sung vitamin E hàng ngày qua thực phẩm như bông cải xanh, đu đủ, quả bơ, xoài, cà chua,… hoặc uống viên nang vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ.
1.2. Sử dụng lô hội/nha đam
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần Anthraquinones Complex trong lô hội có khả năng làm lành vết thương. Từ đó, nó giúp hạn chế sẹo thâm ở chân. Ngoài ra, gel lô hội còn giúp làm dịu da, tránh khô da.
Cách sử dụng lô hội:
- Làm sạch sẹo chân bằng nước ấm.
- Lấy gel nha đam thoa lên vùng da sẹo. Massage nhẹ nhàng 3 – 4 lần/ngày.
- Ngoài lô hội tươi, bạn có thể mua gel hoặc kem lô hội để sử dụng.
1.3. Sử dụng dầu oliu
Dầu oliu chứa nhiều acid béo và vitamin E, K mang lại nhiều lợi ích cho làn da như làm mềm và giữ ẩm cho da, làm bong tróc lớp tế bào chết. Vì vậy, nhiều người thường sử dụng dầu oliu để làm mờ sẹo thâm.
Cách sử dụng dầu oliu:
- Thoa dầu oliu lên vùng da sẹo.
- Massage khoảng 3 – 5 phút để dầu hấp thụ vào da.
- Bạn có thể kết hợp với dầu calendula để làm dịu da.
1.4. Sử dụng nước cốt chanh
Từ lâu, chanh tươi đã là nguyên liệu giúp xóa mờ vết thâm được nhiều người áp dụng. Trong chanh có chứa acid citric giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào chết. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm sáng da, mờ vết thâm, hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cách sử dụng chanh:
- Dùng 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi pha loãng với 50ml nước ấm.
- Thoa nước chanh lên vết sẹo thâm hàng ngày.
Chú ý: nước chanh có thể gây xót và khô da. Do đó, bạn nên sử dụng khi vết thương đã lên da non. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm gel lô hội, dầu oliu sau khi thoa nước chanh.
1.5. Sử dụng nghệ
Nghệ có thể giúp làm vết thương mau lành và hạn chế hình thành sẹo. Bên cạnh đó, nghệ cũng giúp làm mờ vết thâm hiệu quả. Hợp chất curcumin có tác dụng loại bỏ tế bào chết và làm sáng da tự nhiên do ức chế tổng hợp sắc tố melanin.
Cách sử dụng:
- Giã 1 củ nghệ tươi, ép lấy nước.
- Thoa lên vùng da sẹo kết hợp với massage.
- Hoặc bạn có thể đắp hỗn hợp tinh bột nghệ với nước lên vết sẹo 3 – 4 lần/tuần.
2. Xóa mờ sẹo thâm ở chân bằng thuốc không kê đơn
Sử dụng phương pháp tự nhiên an toàn nhưng thường mất thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả. Vì vậy, nhiều người lựa chọn các sản phẩm xóa sẹo thâm ở chân không kê đơn. Trong những sản phẩm này thường chứa các hoạt chất sau đây:
- Niacinamide.
- Vitamin C.
- Acid kojic.
- Arbutin.
- Glutathione.
- Adapalene 0,1%.
- Hydroquinone.
- Chiết xuất cam thảo.
Ngoài tác dụng xóa mờ thâm thì những hoạt chất này còn có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da mềm mịn hơn.
Do các sản phẩm không kê đơn sử dụng nồng độ thấp nên hiệu quả không cao, chỉ phù hợp với sẹo thâm mới. Một số thành phần có thể gây khô da và tăng tính nhạy cảm của da với ánh sáng như adapalene, vitamin C, niacinamide,…
Cách sử dụng:
- Làm sạch vết sẹo thâm bằng nước sạch.
- Thoa kem lên vùng da sẹo thâm.
- Massage để kem thấm đều.
- Thoa kem dưỡng ẩm và kem chống nắng giúp giảm kích ứng và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
3. Xóa sẹo thâm ở chân bằng thuốc kê đơn
Trong trường hợp các thuốc không kê đơn không hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc kê đơn để xóa sẹo thâm ở chân. Các loại thuốc hay được sử dụng:
- Hydroquinone: là chất làm trắng sáng da hiệu quả. Nồng độ có thể sử dụng từ 2 – 10% tùy tình trạng vết thâm. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng hydroquinone trong thời gian dài vì có thể dẫn tới tình trạng sạm da. Thông thường, mỗi đợt điều trị tốt đa khoảng 6 tháng.
- Retinoids: là hoạt chất có tác dụng tái tạo da, hạn chế hình thành vết sẹo thâm. Hoạt chất được sử dụng phổ biến là retinol, adapalene, tretinoin. Để tránh kích ứng da, bạn nên sử dụng từ nồng độ thấp đến cao theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Xóa sẹo chân bằng thủ thuật thẩm mỹ
Các thủ thuật thẩm mỹ là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Đây là phương pháp tốn nhiều chi phí và đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Những thủ thuật thẩm mỹ được ứng dụng để xóa sẹo thâm ở chân phổ biến hiện nay gồm có:
- Liệu pháp laser: là phương pháp hiện đại sử dụng chùm tia laser để loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng, đồng thời kích thích tái tạo da mới, tránh hình thành sẹo thâm. Phương pháp laser có thể kết hợp với kem bôi tại chỗ để tăng hiệu quả.
- Peel da: lột da hóa học là một lựa chọn giúp xóa mờ vết thâm nhanh chóng. Các hoạt chất thường được sử dụng ở nồng độ cao: acid glycolic (AHA), acid salicylic (BHA), acid kojic, acid lactic, resorcinol, tretinoin. Tác dụng phụ của peel da: mẩn đỏ, rát da, khô và bong tróc.
- Phương pháp áp lạnh: là thủ thuật dùng nitơ lỏng để phá hủy các tế bào sắc tố da. Phương pháp này áp dụng với sẹo thâm lâu năm ở chân.
- Lăn kim vi điểm (Microneedling): là phương pháp dùng nhiều kim nhỏ để tạo tổn thương tại sẹo thâm. Cách này giúp kích thích sản sinh collagen để giảm sự xuất hiện của sẹo.
III. Cách phòng ngừa sẹo thâm ở chân
Đối với các vết thương ở chân, nếu không chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo. Vì vậy, để phòng ngừa sẹo thâm ở chân, bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Chăm sóc vết thương đúng cách
1.1. Làm sạch vết thương
Làm sạch tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn mạnh: giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm. Chỉ khi vết thương sạch sẽ mới nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo.
Các dung dịch sát khuẩn thông thường như cồn y tế, nước oxy già, povidone iod,… không được khuyến cáo dùng cho vết thương hở, vết bỏng. Nguyên nhân là do các dung dịch này gây đau xót và cản trở quá trình lành vết thương.
Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để xử lý vết thương nhờ các ưu điểm vượt trội sau:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm, virus tại vị trí tổn thương.
- Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây khi tiếp xúc với vết thương.
- Thành phần lành tính, không gây đau xót, kích ứng da.
- Không cản trở quá trình lành thương tự nhiên, không để lại sẹo.
- An toàn, không gây đề kháng.
Cách sử dụng dung dịch Dizigone:
- Ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone lên miệng vết thương.
- Giữ tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Sử dụng 4 – 5 lần/ngày.
1.2. Dưỡng ẩm
Sau khi làm sạch vết thương, bạn cần thực hiện bước dưỡng ẩm da. Việc dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm tình trạng khô da. Đồng thời, duy trì độ ẩm thích hợp còn giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn, hạn chế hình thành sẹo chân.
Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần như vaseline, lô hội, panthenol. Để vết thương mau lành, bạn nên kết hợp dùng dung dịch Dizigone và kem Dizigone Nano bac. Các phân tử Nano bạc thấm sâu vào da giúp duy trì độ sạch, chống nhiễm trùng. Ngoài ra, chiết xuất nha đam, tràm trà, hoa cúc còn giúp làm dịu vết thương, hạn chế ngứa và kích ứng da trong quá trình lên da non.
Lưu ý: chỉ bôi kem Dizigone khi vết thương đã khô se, không còn chảy dịch.
>>> Xem ngay: BỘ SẢN PHẨM DUNG DỊCH KHÁNG KHUẨN DIZIGONE 500ML – KEM DIZIGONE NANO BẠC
1.3. Băng vết thương
Với vết thương nhỏ như vết côn trùng cắn, mụn, trầy xước nhẹ thì không cần băng lại. Việc để vết thương thông thoáng giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
Tuy nhiên, với vết thương rộng và sâu, bạn nên băng lại sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Cách này sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và tránh va chạm làm rách miệng vết thương. Chú ý tránh để băng dính nước và thay băng thường xuyên để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.
2. Chú ý ăn uống và thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc chăm sóc vết thương đúng cách thì chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng góp phần ngăn ngừa sẹo thâm ở chân. Một số lưu ý bạn nên thực hiện trong quá trình chăm sóc vết thương:
- Kiêng các đồ ăn dễ mưng mủ và tạo sẹo: rau muống, thịt gà, xôi nếp, thịt bò,…
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa vitamin C, uống nhiều nước.
- Không cào, gãi, bóc vảy vết thương.
- Sử dụng kem chống nắng khi vết thương đã lành.
- Massage vùng da tổn thương để kích thích tuần hoàn máu, hạn chế hình thành sẹo thâm.
- Nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương, bạn nên tới gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.
Trên đây là những bí quyết xóa sẹo thâm ở chân hiệu quả và an toàn. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần đánh giá kích thước và mức độ sẹo thâm để có lựa chọn phù hợp. Sẹo thâm ở chân hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn chăm sóc vết thương đúng cách. Để được tư vấn cách xử lý vết thương hở và xóa mờ sẹo, hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để gặp chuyên gia của Dizigone.
Từ khóa » Thuốc Bôi Sẹo Thâm ở Chân
-
Top 10 Kem Trị Sẹo Thâm Hiệu Quả Hiện Nay Bất Chấp Tuổi Sẹo
-
Top 7 Thuốc Trị Thâm Ghẻ ở Chân được Tin Dùng Hiện Nay
-
5 Loại Kem Trị Vết Thâm ở Chân Lâu Năm 2022 [Bác Sĩ Tư Vấn]
-
Top 6 Thuốc Trị Sẹo Thâm ở Chân Tốt Và được Tin Dùng Nhất - Danhgiatot
-
Top 07 Thuốc Trị Sẹo Thâm Hiệu Quả Năm 2022 - O2 SKIN
-
Top 10 Thuốc Trị Sẹo Thâm Lâu Năm ở Chân Uy Tín, Hiệu Quả
-
Top 10 Thuốc Trị Thâm Chân Tốt Nhất Hiện Nay - Okyanos
-
Top 5 Kem Trị Sẹo Thâm Lâu Năm ở Chân Hiệu Quả Nhất 2021
-
Trị Sẹo Thâm ở Chân Tại Spa Bao Nhiêu Tiền?
-
TOP 5 Thuốc Trị Sẹo Thâm ở Chân Hiệu Quả được Tin Dùng Hiện Nay
-
Top 7 Kem Trị Sẹo Thâm Lâu Năm ở Chân Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Sự Thật Trị Sẹo Thâm Lâu Năm ở Chân Bằng Vitamin E Có Thực Sự Tốt?
-
Làm Mờ Sẹo Thâm ở Chân: Đơn Giản Mà Hiệu Quả - Hello Bacsi