Series Nhập Môn Lập Trình – Học “xong” Lập Trình Thì Làm Gì, Khi Nào ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là phần cuối cùng của series “Nhập Môn Lập Trình Không Code“. Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn định hướng việc làm và giải đáp những thắc mắc như:
- Học lập trình tới khi nào là xong, có thể đi làm được?
- Làm sao vượt qua các vòng xin việc và phỏng vấn? Cần chú ý điều gì?
- Tại sao ra trường, có việc làm rồi vẫn phải tiếp tục tự học? Tự học như thế nào cho hiệu quả?
Bắt đầu thôi nào!
Học tới khi nào là xong, có thể đi làm được?
Đây là một câu hỏi mình được nghe rất nhiều lần, từ các bạn sinh viên lẫn những bạn tự học.
Câu trả lời là: học tới khi nào bạn có đủ kiến thức để đi xin thực tập, qua được vỏng phỏng vấn:
- Với các bạn sinh viên, thường khoảng cuối năm 2 hoặc năm 3 là các bạn đã đủ khả năng để đi xin thực tập (tất nhiên còn tuỳ ngộ tính: liệu bạn có học hành chăm chỉ không, có chịu khó tự học thêm không).
- Với các bạn tự học thì việc học tới lúc đủ cũng hơi … khó xác định. Nếu có lộ trình rõ ràng, học tập đều đặn sau 6 tháng đến 1 năm là bạn đã có đủ kiến thức để xin việc.
Nói vậy chứ kiến thức trong ngành rất rộng, khó mà biết đâu là đủ. Vì vậy, cách đơn giản nhất là bạn chịu khó lên các trang như itviec, vietnamwork đọc các mẩu quảng cáo tuyển dụng junior, fresher để xem họ đòi yêu cầu gì, sau đó tự tìm hiểu thêm.
Thường những kĩ năng họ yêu cầu chỉ là:
- Kiến thức lập trình cơ bản, OOP cơ bản
- Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ: C#, Java
- Kĩ năng viết code, thể hiện bằng thuật toán
- Tiếng Anh đọc viết
- Biết sơ về framework và có project đã làm là lợi thế
Nếu đọc tin tuyển dụng, thấy những thứ họ yêu cần mình đều hiểu đều biết là bạn có thể tự tin đi xin việc làm rồi đó!
Làm sao để đi xin việc, đi phỏng vấn, xin thực tập
Tất nhiên, giỏi kĩ thuật chưa chắc đã xin được việc. Nếu bạn không biết cách thể hiện những gì mình có trên CV, không biết cách trả lời phỏng vấn, bạn sẽ khó tìm được công việc ưng ý!
Những vấn đề như: tìm việc ở đâu, viết CV ra sao, vượt qua kì phỏng vấn như thế nào… đều được mình đã chia sẻ trên blog hết rồi. Các bạn đọc lại 2 bài viết sau nhé:
- Muôn nẻo đường tìm việc
- Sinh viên IT học và làm gì để không thất nghiệp
Một điểm nữa các bạn nên lưu ý là ở Việt Nam, các công ty thường cho thực tập không lương, hoặc trả lương mang tính tượng trưng khoảng 2-3 triệu. Công ty có lý do để làm như vậy, vì bạn chưa mang lại giá trị cho công ty, họ còn phải tốn công đào tạo bạn. Đừng quá quan tâm đến lương, mà hãy tranh thủ học hỏi thật nhiều trong giai đoạn này nhé!
Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng đến 1 năm, mức lương của bạn vẫn bèo bọt hoặc miễn phí, nghĩa là công ty đang tìm cách bóc lột bạn đấy! Nếu cảm thấy mình có khả năng, hãy ứng tuyển vị trí chính thức với mức lương chính thức tại công ty; hoặc tìm đường ra ngoài phỏng vấn nhé! Lúc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc, dễ phỏng vấn và đòi lương hơn nhiều.
Học là chuyện cả đời, làm sao bồi dưỡng kĩ năng cứng, mềm?
Một điều mà mình đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trên blog là:
Trong ngành IT, bạn phải luôn luôn học hỏi và tiếp xúc với cái mới, do đó kĩ năng tự học là cực kỳ quan trọng.Thông thường, có bốn lý do mà bạn phải tự học:
- Do yêu cầu bắt buộc của dự án: Ví dụ hồi xưa mình chỉ biết ASP.NET MVC, do phải là dự án WPF nên mình phải học WPF.
- Học để dự phòng: Có thể trong tương lai công ty sẽ phát triển thêm 1 mảng nào mới, hoặc nhận thêm một dự án mới. Việc học sẵn để dự phòng sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với các developer khác.
- Học để theo kịp thời đại: Công nghệ thay đổi liên tục, và nhiều công nghệ sẽ bị lỗi thời qua thời gian. Do vậy, bạn nên học để theo kịp bước tiến công nghệ. Dù có bỏ công việc hiện tại thì bạn vẫn có đủ skill để đi xin việc nơi khác.
- Học để phát triển bản thân, để giỏi và có giá hơn: Để trở nên có giá hơn, bạn phải giỏi cả technical lẫn kĩ năng mềm. Không có con đường nào khác ngoài việc học: họv qua sách vở, qua blog, qua đồng nghiệp và sếp.
Ở Việt Nam, đa phần các bạn sinh viên còn chưa có thói quen tự học, mà hay dựa dẫm vào người khác, hoặc chờ được dạy rồi mới học. Do đó mình chia sẻ một số phương pháp tự hoc nhé:
- Đọc blog, đọc sách liên quan tới nội dung mình muốn học
- Xem các khoá học online, làm theo demo
- Tự áp dụng kiến thức đã học để làm một sản phẩm gì đó
Tất cả những điều này đều được mình đề cập qua hai bài viết: tiếp cận ngôn ngữ, công nghệ mới và làm pet project nhé.
Kết
Series Nhập Môn Lập Trình Không Code cuối cùng cũng đi đến hồi kết.
Do bản chất nó chỉ là Nhập Môn, mình cố gắng không viết quá sâu về kĩ thuật. Vì vậy, series rất dễ nên các em cấp 3, các bạn sinh viên năm nhất hoặc không học ngành lập trình cũng có thể hiểu được.
Thông qua series này, mình đã chia sẻ về công việc của lập trình viên, những tố chất cần có, con đường trở thành một lập trình viên thực thụ. Hi vọng series đã giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành lập trình, giúp bạn định hướng được bản thân, biết con đường mình phải đi trong tương lai.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi series, chúc các bạn may mắn trên con đường IT mình đã chọn. Nếu có thắc mắc gì hay điều gì muốn chia sẻ, các bạn cứ việc comment vào bài viết nhé!
Discover more from Từ coder đến developer - Tôi đi code dạo
Subscribe to get the latest posts sent to your email.
Type your email…
Subscribe
Rate this:
Loading...Related
Từ khóa » D Lập Trình
-
D (ngôn Ngữ Lập Trình) – Wikipedia Tiếng Việt
-
%d Là Gì Trong Câu Lệnh Printf, Scanf Ngôn Ngữ Lập Trình C
-
Chủ đề:Ngôn Ngữ Lập Trình D – Wikibooks Tiếng Việt
-
D (ngôn Ngữ Lập Trình) – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
[Giải Ngố] Lập Trình Viên Là Gì? Lập Trình Viên Học Ngành Nào?
-
Lập Trình Là Gì? Học Lập Trình Có Khó Không? - NIIT - ICT Hà Nội
-
Các Hướng đi Cho Lập Trình Viên Khi Lựa Chọn Ngôn Ngữ Lập Trình
-
F8 - Học Lập Trình để đi Làm! | Học Lập Trình Online | Học Lập Trình ...
-
Môi Trường Lập Trình Gồm? - Luật Hoàng Phi
-
Quá Nhiều Hướng đi Khi Bắt đầu Học Lập Trình, Nên Chọn Hướng Nào ...
-
ZEN-20C1DT-D-V2 - Bộ Lập Trình Omron Zen
-
Bộ điều Khiển Lập Trình PLC Omron CP1L-EM40DT1-D (24 In-16 Out)
-
[PDF] Bài 6 PHONG CÁCH LẬP TRÌNH - Soict - HUST
-
Lập Trình Cỡ Nhỏ Omron ZEN-20C3DR-D-V2 | Shopee Việt Nam