Server Là Gì? Phân Loại & Vai Trò Của Máy Chủ Server - FPT Cloud
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- 1. Server là gì?
- 2. Các thành phần của Server
- 3. Phân loại máy chủ
- 3.1. Theo phương pháp xây dựng hệ thống
- 3.2. Theo chức năng
- 4. Lợi ích khi sử dụng nền tảng máy chủ
- 5. Phân biệt VPS và Server
- 6. Nên mua hay thuê máy chủ?
- 7. Yếu tố giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng máy chủ
Server là gì? Server là công cụ thiết yếu của hệ thống giúp người dùng tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và nâng cao tính bảo mật. Việc lựa chọn loại server phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và quy mô của hệ thống doanh nghiệp. Bài viết này, FPT Cloud sẽ đi sâu khai thác chi tiết những nội dung liên quan đến Server, đồng thời giúp doanh nghiệp lựa chọn loại máy chủ phù hợp.
>>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây
1. Server là gì?
Server (máy chủ) là một máy tính có phần mềm và phần cứng, được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có năng lực xử lý cao và IP tĩnh. Máy chủ sẽ được cài đặt các phần mềm nhằm phục vụ cho các máy tính khác truy cập để đáp ứng các yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Máy chủ hoạt động với nhiều tính năng vượt trội hơn các máy tính thông thường. Server có năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn, được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên hệ thống Internet.
Máy chủ chính là nền tảng của tất cả dịch vụ trên Internet, bao gồm: Website, ứng dụng, trò chơi,… muốn đảm bảo vận hành thì đều phải thông qua một máy chủ.
Ví dụ:
- Khi người dùng sử dụng máy tính, hoặc ứng dụng Facebook Messenger thì có nghĩa là người dùng đang sử dụng máy khách. Còn máy chủ Facebook sẽ thực hiện vai trò cung cấp các thông tin và dịch vụ cho người dùng sử dụng.
- Khi ai đó thực hiện một cuộc gọi điện thoại thông thường, lúc này máy chủ của các công ty dịch vụ viễn thông như FPT Cloud sẽ thực hiện việc tìm kiếm và ra kết nối để người gọi thực hiện liên lạc.
- Khi chúng ta xem các chương trình trên tivi, máy chủ sẽ lấy dữ liệu đưa lên trạm phát sóng sau đó truyền đến thiết bị tivi mỗi nhà.
- Khi người dùng tìm kiếm thông tin hay truy cập vào website cũng chính là hoạt động lấy dữ liệu từ server trả về.
2. Các thành phần của Server
Các thành phần máy chủ sẽ cung cấp cho khách hàng chức năng, tài nguyên hoặc dịch vụ khác nhau, dựa trên kiểu dáng và chức năng của một máy chủ nhất định. Nhìn chung, các thành phần phổ biến của một Server bao gồm:
- Phần cứng: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, giao diện mạng và khung máy chủ của máy chủ chuyên dụng đều được bao gồm trong phần này.
- Hệ điều hành máy chủ: Hệ điều hành (HĐH) được tạo ra với một loại môi trường máy khách/máy chủ cụ thể.
- Kết nối mạng: Qua mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) hoặc internet, các chương trình máy chủ kết nối với kiến trúc mạng và giao tiếp với các thiết bị máy khách.
- Công cụ quản lý và giám sát hiệu suất thường được đi kèm với máy chủ.
- Phần mềm máy chủ hỗ trợ một trường hợp cụ thể. Ví dụ: Phần mềm dành cho máy chủ email, máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu.
- Tính năng sẵn sàng cao: Khả năng sẵn sàng cao (HA - High Availability) được đưa vào một số máy chủ để giảm thời gian ngừng hoạt động. Điều này liên quan đến việc máy khách có quyền truy cập vào nhiều hệ thống lưu trữ, nguồn điện dự phòng và giao diện mạng cũng như các công cụ quản lý cấu hình.
>>> Xem thêm: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động chi tiết
3. Phân loại máy chủ
Có nhiều cách để phân loại máy chủ (server), tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng để chọn ra loại máy chủ phù hợp. Dưới đây là 2 cách phân loại phổ biến:
3.1. Theo phương pháp xây dựng hệ thống
Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)
Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng. Loại máy chủ này mang lại hiệu suất cao, bảo mật tốt và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, nhưng chi phí vận hành cũng cao hơn.
Máy chủ ảo (VPS)
Là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi VPS có hệ điều hành và tài nguyên riêng biệt, tuy nhiên hiệu suất và khả năng tùy chỉnh sẽ bị hạn chế so với máy chủ vật lý riêng.
Máy chủ đám mây (Cloud Server)
Là máy chủ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud Platform (GCP), Microsoft Azure. Máy chủ đám mây có khả năng mở rộng linh hoạt, chi phí vận hành hợp lý, nhưng mức độ bảo mật và tùy chỉnh có thể bị hạn chế bởi nhà cung cấp dịch vụ.
3.2. Theo chức năng
- Web server là máy chủ web: Lưu trữ và cung cấp các trang web cho người dùng truy cập
- Mail server là máy chủ mail nhằm Gửi, nhận và lưu trữ email
- File server là máy chủ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu cho người dùng trong mạng
- Database server là máy chủ cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ và quản lý dữ liệu cho các ứng dụng
- Application server là máy chủ ứng dụng để chạy các ứng dụng web hoặc doanh nghiệp
- Game servers là máy chủ trò chơi. Ví dụ Server phục vụ game Võ Lâm, Liên quân, Tru tiên…
- Print servers là máy chủ in. Rất phổ biến tại các mạng nhỏ của doanh nghiệp giúp sử dụng máy in dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Apache là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Apache chi tiết từ a-z
4. Lợi ích khi sử dụng nền tảng máy chủ
Máy chủ (server) là nền tảng cốt lõi trong thế giới công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính của máy chủ:
Dễ dàng tìm kiếm và truy xuất thông tin: Người dùng có thể truy cập và chia sẻ dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Bởi vì các dữ liệu luôn được quản lý và lưu trữ bởi một máy chủ nhất định.
Tính bảo mật cao: Máy chủ được trang bị các tính năng bảo mật tiên tiến giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa an ninh mạng hoặc gặp các sự cố hư hỏng không mong muốn.
Hoạt động liên tục 24/7: Server được trang bị linh kiện hiện đại, có hiệu năng cao, đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ. Hiện nay, nhiều máy chủ còn có khả năng dự đoán trước sự cố sắp xảy ra để sớm giúp người dùng có giải pháp khắc phục.
5. Phân biệt VPS và Server
VPS (Virtual Private Server) và Server (Máy chủ) đều là những hệ thống máy tính được sử dụng để cung cấp dịch vụ và lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại máy chủ này:
Tiêu chí | Server | VPS |
Định nghĩa | Hệ thống máy tính | Máy chủ ảo |
Cấu tạo | Cấu hình phần cứng riêng biệt | Sử dụng chung tài nguyên phần cứng |
Tính sẵn sàng | Nhanh hơn vì toàn bộ dữ liệu được lưu trên máy chủ vật lý | VPS có thể có tính sẵn sàng thấp hơn server do phụ thuộc vào máy chủ vật lý |
Tài nguyên | Độc lập, không thể chia sẻ chia sẻ riêng với bất cứ ai | Bị giới hạn và dễ dàng chia sẻ tài nguyên |
Hiệu năng | Phụ thuộc vào cấu hình phần cứng được chia sẻ, thường sẽ rất ổn định, an toàn. | Phụ thuộc vào tài nguyên phần cứng. Lúc cao điểm server vật lý có thể bị treo và dẫn đến VPS có thể ngừng hoạt động tạm thời. |
Quyền quản trị | Người dùng toàn quyền quản trị nhưng yêu cầu có kiến thức và kỹ thuật tốt. | Người dùng bị hạn chế quyền quản trị, cài đặt hay tùy biến cấu hình. |
Khả năng mở rộng | Phức tạp, dễ bị downtime trong quá trình nâng cấp. | Phụ thuộc vào tài nguyên máy chủ vật lý khi thuê để nâng cấp. Nâng cấp tài nguyên thêm bị hạn chế. |
Chi phí | Chi phí cao hơn VPS (chi phí vận hành, thiết bị, backup,..). | Chi phí trung bình, phổ biến phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
>>> Xem thêm: VMware Workstation là gì? Thông tin mới nhất về VMware Workstation
6. Nên mua hay thuê máy chủ?
Việc lựa chọn mua hay thuê máy chủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu sử dụng, ngân sách, chuyên môn kỹ thuật và tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhỏ, việc thuê máy chủ sẽ phù hợp hơn vì tiết kiệm chi phí đầu tư và chỉ cần thanh toán cho những gì sử dụng.
Nếu doanh nghiệp có lượng truy cập website lớn, cần lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng hoặc chạy các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao, việc mua máy chủ sẽ giúp đảm bảo tính sẵn sàng, hiệu suất và bảo mật cho hệ thống.
Hiện nay còn có hình thức thuê máy chủ dạng Cloud Server phù hợp cho doanh nghiệp mọi quy mô. Đây là hình thức sử dụng máy chủ có chi phí tiết kiệm nhất. Đồng thời vẫn đảm bảo được quá trình vận hành các website.
7. Yếu tố giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng máy chủ
Do hiện nay có nhiều loại máy chủ với cấu hình và tính năng khác nhau, việc lựa chọn đúng máy chủ có thể khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn máy chủ cho doanh nghiệp:
Độ tin vậy và tính bảo mật
Doanh nghiệp cần lựa chọn máy chủ từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống. Các nhà quản trị thường có yêu cầu rất cao đối với việc bảo mật, phát hiện phần mềm độc hại và khôi phục dữ liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Dung lượng lưu trữ
Doanh nghiệp cần ước tính lượng dữ liệu cần lưu trữ trên máy chủ, bao gồm dữ liệu website, ứng dụng, email,... Dựa trên dung lượng lưu trữ cần thiết, doanh nghiệp có thể lựa chọn máy chủ có dung lượng ổ cứng phù hợp.
Chi phí sử dụng server
Nhu cầu sử dụng server của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian. Doanh nghiệp cần dự trù chi phí nâng cấp server để đáp ứng nhu cầu sử dụng mới. Chi phí nâng cấp có thể bao gồm chi phí mua thêm phần cứng, phần mềm hoặc thuê thêm server.
Chính sách từ nhà cung cấp dịch vụ server
Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ server cho doanh nghiệp, việc cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách của họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích và sự hài lòng của doanh nghiệp. Một số chính sách cần quan tâm đến như:
- Chính sách dịch vụ
- Chính sách bảo hành, bảo trì thiết bị
- Chính sách hỗ trợ khách hàng
- Chính sách về tài nguyên
- Chính sách về hợp đồng
- CHính sách quyền riêng tư
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc một số yếu tố khác như:
- Danh tiếng và uy tín của nhà cung cấp dịch vụ: Nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ server.
- Đánh giá của khách hàng: Tham khảo ý kiến của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp để đánh giá chất lượng dịch vụ.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp: Đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ có khả năng đáp ứng các nhu cầu cụ thể về server của doanh nghiệp.
FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống Cloud Server của FPT sở hữu cấu hình mạnh mẽ, hỗ trợ đầy đủ trang quản trị riêng theo nhu cầu của từng khách hàng.
Chúng tôi cung cấp 3 gói dịch vụ thuê server ảo Cloud Server. Đây chính là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp nâng cấp hiệu suất hoạt động, tối ưu hóa kho lưu trữ:
- Gói Cloud Server Standard: Mang đến máy chủ ảo với hiệu suất cao đáp ứng vận hành hệ thống lớn, đồng thời hỗ trợ lưu trữ dữ liệu với dịch vụ Backup dữ liệu
- Gói Cloud Server High-performance: Là gói sản phẩm cao cấp nhất của FPT Cloud Server, đáp ứng dành cho những nhu cầu phức tạp như Machine Learning, AI.
Các bài viết liên quan:
- Public Cloud là gì? Phân biệt Public Cloud & Private Cloud từ A – Z
- Bảng giá thuê VPS (máy chủ ảo) tốc độ cao tại FPT Cloud
- Linux Mint là gì? Nên sử dụng Linux Mint hay Ubuntu?
- So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z
Máy chủ (Server) là nền tảng cho sự hoạt động của các ứng dụng web, dịch vụ email, lưu trữ dữ liệu và nhiều hơn thế nữa. Lựa chọn loại server phù hợp là quyết định quan trọng cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, tính bảo mật và khả năng mở rộng của hệ thống IT. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng gói dịch vụ thuê máy chủ ảo của FPT Cloud vui lòng liên hệ hotline: 1900 638 399.
Từ khóa » Card Mạng Server Là Gì
-
NIC ( Network Interface Card ) Là Gì? - Chuyên Cung Cấp Server
-
Card Mạng NIC Là Gì? Chức Năng & Phân Loại - Wiki Máy Tính
-
Card Mạng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Card Mạng Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Lắp Như Thế Nào?
-
Card Mạng Là Gì? Những điều Cần Phải Biết Về Card Mạng
-
Card Mạng Là Gì? Những điều Bạn Chưa Biết Về Card Mạng
-
Card Mạng Nghĩa Là Gì ? Tính Năng Của Card Mạng - Duylinhcomputer
-
Card Mạng Là Gì Và Những điều Cần Biết Về Card Mạng
-
Máy Chủ (Server) Là Gì? Có Mấy Loại? Có Vai Trò Như Thế Nào ...
-
Card HBA Giải Thích Chi Tiết Cần Thiết Cho Bạn? - Netsystem
-
Card Mạng Là Gì? Tìm Hiểu Về Card Mạng Là Gì? - Thiết Kế Website
-
Máy Chủ Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Máy Chủ? - DIGISTAR
-
Máy Chủ Là Gì? Có Những Loại Máy Chủ Nào?
-
NIC ( Network Interface Card ) Là Gì? - Máy Chủ Vật Lý