SGK Hóa 10 - Flo – Brom – Iot

Bài 25 Hóa 10 trang 113, 114 – Flo – Brom – iot Gợi ý Giải bài 1, 2,3,4,5,6 trang 113; bài 7,8,9,10,11 trang 114 SGK Hóa 10

Bài 1. Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy ngân?

A. HCl            B. H2SO4           C. HNO3          D. HF

Chọn D

Bài 2. Đổ dung dịch chứa 1g HBr  vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào?

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Không đổi màu

D. Không xác định được

Chọn B

Bài 3. So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Dẫn ra những phương trình hóa học của phản ứng nếu có.

Giải bài 3:

a)      Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2

–          Flo là phi kim mạnh nhất, oxi hóa được tất cả các kim loại kế cả vàng và platin . Clo, Brom và Iot tác dụng với một số kim loại.

–          Phản ứng với hidro

2016-05-29_152543

–          Halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi muối của chúng:

Cl2 + 2NaBr  → 2NaCl + Br2

b)      Tính khử của axit tăng dần theo chiều: HF < HCl < HBr < HI

–          Chỉ có thể oxi hóa F bằng dòng điện. Còn ion Cl– , Br–, I– đều có thể bị oxi hóa khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

–          HF hoàn toàn không thể hiện tính khử. HCl chỉ thể hiện tính khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh. Axit sunfuric đặc bị HBr khử đến SO2 và bị HI khử đến H2S

2016-05-29_152627

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 4. Phản ứng của các đơn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết phương trình phản ứng nếu có?

Giải bài 4: Khi tan trong nước, các halogen tác dụng với nước, flo phản ứng mạnh mẽ với nước giải phóng oxi

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Với brom và clo thì phản ứng xảy ra theo hướng khác, brom tác dụn với nước chậm hơn.

Br2 + H2O⇔HbrO

Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO

Iot không phản ứng với nước.

Bài 5.Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.

a)      Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCL nói trên có lẫn NaI?

b)      Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.

Giải bài 5: a)       Để chứng minh rằng trong muối NaCL nói trên có lẫn NaI, người ta sục khí clo vào dung dịch muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, nếu có kết tủa màu đen tím tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh thì chứng tỏ trong muối NaCL nói trên có lẫn NaI.

b)      Để thu được NaCl tinh khiết, người ta sục khí clo vào dung dịch muối NaCl có lẫn tạp chất NaI, lọc kết tủa được NaCl tinh khiết trong dung dịch nước lọc.

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 (màu đen tím)

Bài 6. (Hóa 10 trang 113) Sẽ quan sát được hiện tượng gì  khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình hóa học của phản ứng mà em biết.

Advertisements (Quảng cáo)

Hướng dẫn:

–          Khí Cl2 oxi hóa KI thành I2, Cl2 và I2 tan tong nước, do đó xuất hiện dung dịch màu vàng nâu.

Cl2 + KI → 2KCl + I2

–          Sau đó dung dịch vàng nâu chuyển sang màu xanh do iot tác dụng với hồ tinh bột.do m

–          Do thêm dần dần nước clo, nên màu xanh của hồ tinh bột và iot cũng bị mất màu, do một phần khí Cl2 tác dụng với nước tạo ra axit HClO có tính oxi hóa mạnh, axit này làm mất màu xanh của tinh bột và iot.

Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO

Bài 7. (trang 114) Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhidric thu được.

Đáp án: nHBr = 350/22,4 = 15,625 mol

→ mHBr  = 15,625 x  81 =1265,625 g

C%HBr =  1265,625 .100 / 1000 + 1265,625 = 55,86%

Bài 8. (trang 114): Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa , kết tủa sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 g bạc. Xác định tê muối A.

Đáp án bài 8: nAgX  = nAg =1,08/108 = 0,01 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Đặt X là kí hiệu, nguyên tử khối của halogen

NaX + AgNO3  → AgX↓ + NaNO3

0,01 mol               0,01 mol

2AgX   →  2Ag + X2

0,01 mol    0,01 mol

MNaX =1,03/0,01 = 103

→ X = 103 -23 = 80 (Br)

Bài 9. Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5 kg dung dịch axit flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.

Giải bài 9:

2016-05-29_153222

Phương trình phản ứng hóa học:

CaF2  +  H2SO4      CaSO4    +  2HF

78kg                                            40kg

X kg                                              1 kg mCaF2 cần dùng:  1,95.100/80 = 2,4375 kg

Bài 10. Làm thế nào để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl ?

Hướng dẫn: Cho dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử chứa dung dịch NaF và dung dịch NaCl, mẫu thử nào có kết tủa trắng  là NaCl, còn lại không tác dụng là NaF.

AgNO3 + NaF → không phản ứng( AgF dễ tan trong nước)

AgNO3  + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

Bài 11. Iot bị lẫn tạp chất NaI . Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.

Trả lời: Iot bị lẫn tạp chất NaI vào nước, sau đó sục khí clo vào dung dịch để oxi hóa I– thành I2, để tận thu  I2 ta đun nóng nhẹ ở áp suất khí quyển, I2 thăng hoa thành hơi màu tím.

Cl2  +  NaI → 2NaCl + I2

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk Hóa 10 Bài 25