SGK Hóa Học 8 - Bài 28: Không Khí - Sự Cháy

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 8Giải Bài Tập Hóa 8Sách Giáo Khoa - Hóa Học 8Bài 28: Không khí - Sự cháy SGK Hóa Học 8 - Bài 28: Không khí - Sự cháy
  • Bài 28: Không khí - Sự cháy trang 1
  • Bài 28: Không khí - Sự cháy trang 2
  • Bài 28: Không khí - Sự cháy trang 3
  • Bài 28: Không khí - Sự cháy trang 4
  • Bài 28: Không khí - Sự cháy trang 5
Bài 28 (2 tiết) KHÔNG KHÍ - Sự CHÁY _ _ . • Có cách nào để xác định thành phần của không khí ? Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ? I - THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ Thí nghiệm a) Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.7a và 4.7b. Đốt photpho đỏ trong muỗng sắt như hình 4.7b rồi đưa nhanh photpho đỏ đang cháy vào ống hình trụ và đậy kín miệng Ống bằng nút cao su (hình 4.7c). Hình 4.7 Thí nghiệm xác định thành phần của không khí Quan sát Trong khi p cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi thế nào ? Chất gì ở trong ống đã tác dụng với p để tạo ra khói trắng P2O5 (khói này tan dần trong nước) ? Nhận xét Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng đến vạch thứ 2 (hình 4.7c) (khi nhiệt độ trong ống bằng nhiệt độ bên ngoài) có thể giúp ta suy ra tỉ lệ thể tích khí oxi có trong không khí được không ? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? Chất khí đó không duy trì sự cháy, sự sống, không làm đục nước vôi, đó là khí nitơ. Vậy khí nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ? Kết luận Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác ? Trả lời câu hỏi Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước. Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi, thấy có màng trắng mỏng do khí cacbonic co? đã tác dụng với nước vôi. Khí CO2 này ở đâu ra ? Các khí khác, ngoài nitơ và oxi, chiếm tỉ lệ thể tích là bao nhiêu trong không khí ? Kết luận Hiện tượng có xuất hiện những giọt nước nhỏ trên mặt ngoài của thành cốc nước lạnh để trong không khí và hiện tượng sương mù chứng tỏ không khí có hơi nước. Khí cacbonic CO.2 tạo thành màng trắng với nước vôi ở hố tôi vôi, chứng tỏ CO2 có sẵn trong không khí. Các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm như neon Ne, agon Ar, bụi khói...) có trong không khí với tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm Không khí bị ô nhiễm không những gây tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử... Phải xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông... để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như CO2, CO, SO2, bụi, khói... Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành. II - sự CHÁY VÀ Sự 0X1 HOÁ CHẬM Sự cháy Như trên đã nghiên cứu, tác dụng của lưu huỳnh, photpho với oxi có kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng và được gọi là sự cháy. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác nhau ? + Bản chất của chúng là giống nhau, đó là sự oxi hoá. + Khác nhau : Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hon khi cháy trong oxi. Đó là vì trong không khí, thể tích khí nitơ gấp 4 lần thể tích khí oxi, diện tiếp xúc của chất cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị tiêu hao để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn. Sự oxi hoá chậm Đó là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Sự oxi hoá chậm thường xảy ra trong tự nhiên : Các đồ vật bằng gang, thép trong tự nhiên dần biến thành sắt oxit; Sự oxi hoá chậm các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra liên tục, năng lượng sinh ra giúp cho cơ thể hoạt động. Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy. Trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy. Điểu kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy Các điều kiện phát sinh sự cháy là : + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ; + Phải có dử khí oxi cho sự cháy. Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau : + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ; + Cách li chất cháy với khí oxi. Không khí là hỗn họp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là : 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonỉc, hơi nước, khí hiếm...). Mỗi người phải góp phần giữ cho không khí trong lành. Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng. Điều kiện phát sinh sự cháy là : Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ; phải có đủ khí oxi cho sự cháy. Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp : Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ; cách li chất cháy với khí oxi. Đọc thêm Mỗi năm trên toàn thế giới hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người đã tạo ra lượng khí thải co và CƠ2 như sau : Năm: 1950 1980 2001 Khởi lượng khí thải (triệu tấỉỉ) : 12 150 5200 Ớ Hà Nội : Một số nơi có nồng độ CO2 cao gấp 14 lần giới hạn cho phép (số liệu năm 2001). BÀI TÂP Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí: 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, co, khí hiếm,...) ; 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi ; c. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, co, khí hiếm,...) ; D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ. Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì ? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành ? Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong khí oxi. Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm là gì ? Những điểu kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì ? Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao. Mỗi giờ 1 người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy, thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình : Một thể tích không khí là bao nhiêu ? Một thể tích khí oxi là bao nhiêu ?

Các bài học tiếp theo

  • Bài 29: Bài luyện tập 5
  • Bài 30: Bài thực hành 4
  • Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro
  • Bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử
  • Bài 33: Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế
  • Bài 34: Bài luyện tập 6
  • Bài 35: Bài thực hành 5
  • Bài 36: Nước
  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối
  • Bài 38: Bài luyện tập 7

Các bài học trước

  • Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy
  • Bài 26: Oxit
  • Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
  • Bài 24: Tính chất của oxi
  • Bài 23: Bài luyện tập 4
  • Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
  • Bài 21: Tính theo công thức hóa học
  • Bài 20: Tỉ khối của chất khí
  • Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và chất lượng
  • Bài 18: Mol

Tham Khảo Thêm

  • Giải Bài Tập Hóa Học 8
  • Sách Giáo Khoa - Hóa Học 8(Đang xem)
  • Giải Hóa 8
  • Giải Hóa Học 8

Sách Giáo Khoa - Hóa Học 8

  • Bài 1: Mở đầu môn Hóa học
  • CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
  • Bài 2: Chất
  • Bài 3: Bài thực hành 1
  • Bài 4: Nguyên tử
  • Bài 5: Nguyên tố hóa học
  • Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử
  • Bài 7: Bài thực hành 2
  • Bài 8: Bài luyện tập 1
  • Bài 9: Công thức hóa học
  • Bài 10: Hóa trị
  • Bài 11: Bài luyện tập 2
  • CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
  • Bài 12: Sự biến đổi chất
  • Bài 13: Phản ứng hóa học
  • Bài 14: Bài thực hành 3
  • Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
  • Bài 16: Phương trình hóa học
  • Bài 17: Bài luyện tập 3
  • CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
  • Bài 18: Mol
  • Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và chất lượng
  • Bài 20: Tỉ khối của chất khí
  • Bài 21: Tính theo công thức hóa học
  • Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
  • Bài 23: Bài luyện tập 4
  • CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ
  • Bài 24: Tính chất của oxi
  • Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
  • Bài 26: Oxit
  • Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân hủy
  • Bài 28: Không khí - Sự cháy(Đang xem)
  • Bài 29: Bài luyện tập 5
  • Bài 30: Bài thực hành 4
  • CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC
  • Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro
  • Bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử
  • Bài 33: Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế
  • Bài 34: Bài luyện tập 6
  • Bài 35: Bài thực hành 5
  • Bài 36: Nước
  • Bài 37: Axit - Bazơ - Muối
  • Bài 38: Bài luyện tập 7
  • Bài 39: Bài thực hành 6
  • CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
  • Bài 40: Dung dịch
  • Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
  • Bài 42: Nồng độ dung dịch
  • Bài 43: Pha chế dung dịch
  • Bài 44: Bài luyện tập 8
  • Bài 45: Bài thực hành 7
  • PHỤ LỤC 1
  • Một số quy tắc an toàn - Cách sử dụng hóa chất, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
  • PHỤ LỤC 2
  • Bảng tính tan trong nước của các axit - bazơ - muối

Từ khóa » Chất Khí Cháy được Trong Không Khí Là Chất Gì