SGK Lịch Sử 12 - Bài 4. Các Nước Đông Nam Á Và Ấn Độ

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 12Giải Lịch Sử 12Sách Giáo Khoa - Lịch Sử 12Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ SGK Lịch Sử 12 - Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 1
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 2
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 3
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 4
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 5
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 6
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 7
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 8
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 9
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 10
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 11
Bài 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ Ấn ĐỘ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á có sự thay đổi sâu sắc : các nước trong khu vực đã giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng cuộc sống mới với nhiều thành tựu rực rỡ. I- CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thê giới thứ hai Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập Khu vực Đông Nam Á rộng 4,5 triệu km2, hiện nay gồm 11 nước( Brunây, Campuehia, Đông Timo, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma, Philíppin, Thái Lan, Việt Nam và Xingapo. * với số dân 528 triệu người (2000). Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan), trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ. Ngày 17 - 8 - 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Inđônêxia. Tháng 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khỏi nghĩa ; ngày 2-9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Tháng 8 - 1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến ngày 12-10, nước Lào tuyên bố độc lập. Mặc dù chưa giành được độc lập, nhưng nhân dân Miến Điện (nay là Mianma), Mã Lai (nay là Malaixia) và Philíppin cũng đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của đất nước khỏi ách quân phiệt Nhật Bản. Nhưng ngay sau đó, thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân các nước lại phải tiến hành kháng chiến chống xâm lược. Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Thực dân Hà Lan phải công nhận Cộng hoà Liên bang Inđônêxia (1949) và ngày 15 - 8 - 1950, nước Cộng hoà Inđônêxia thống nhất ra đời. Trong bối cảnh của cuộc đấu tranh chung đó, các đế quốc Âu - Mĩ lần lượt phải công nhận độc lập của Philíppin (4 - 7 - 1946), Miến Điện (4 - 1 - 1948), Mã Lai (31 - 8 - 1957) và quyền tự trị của Xingapo (3 - 6 - 1959). •z. <\ẤNĐộ)/ ỳ TRUNG QUỐC bXnglabéV y 7. ’ / \ . MIANMA5 -ẠỊ i 1948 _ 1945 > ®Ha Nội Vs/ LAOT^HSiH nW __ BRUNAY 1957 Banđa Xêri Bêgaoan®, Cuala Lămpơ 1984 À-J r • T- : ® M A L A I X I A/ IS .. s ®XINGAPO c □ Các nước Đòng Nam Á -Jr - n Các nước khác jr’ 1 z ì p K:7 Hà Nồi Thủ đô Chí tuyên Bắc 1 ® VIỆT NAM Tên nước 1945 Năm giành đôc lâp — Biên giới quốc gia . JJ ■ 140* THAI : Manila @1946 PHILIPP IN BÌNH \ k { D ƯỢNG Hình 10. Lược đổ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Riêng Brunây, tới tháng 1 - 1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông Timo ra đời sau cuộc trung cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia (8 - 1999), ngày 20 - 5 - 2002 đã trở thành một quốc gia độc lập. Lào (1945- 1975) Giữa tháng 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Nắm thời cơ thuận lợi, ngày 23 - 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12 - 10, nhân dân Thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố về nền độc lập của Lào. Tháng 3 - 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ (7 - 1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào. Nhưng sau đó, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (thành lập ngày 22 - 3 - 1955)(1\ cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ được triển khai cả trên ba mặt trận : quân sự - chính trị - ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi. Nhân dân Lào đã lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ, đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ. Do thắng lợi trên, cùng với việc Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1 - 1973), các phái ở Lào đã thoả thuận kí Hiệp định Viêng Chăn (21 - 2 — 1973), lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào. Năm 1975, hoà theo thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam, từ tháng 5 đến tháng 12, quân và dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 - 12 - 1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập, do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch. Nước Lào bước sang một thời kì mới - xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Campuchia (1945 - 1993) Đầu tháng 10—1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và từ năm 1951 là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. (1) Năm 1972, đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Ngày 9 - 11 - 1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanúc, Chính phủ Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ nãm 1954 công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam. Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào ; tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc. Ngày 18 - 3 - 1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đấy, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi. Ngày 17 - 4 - 1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. , Ngay sau đó, tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng, tàn sát hàng triệu người dân vô tội. Nhân dân Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khơme đỏ. Ngày 7 - 1 - 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchỉa được thành lập. Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dụng lại đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập niên giữa lực lượng của Đảng Nhàn dân Cách mạng với các phe phái đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơme đỏ. Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thoả thuận hoà giải và hoà hợp dân tộc. Ngày 23 - 10 - 1991, Hiệp định hoà hình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9 - 1993, Quốc hội mới họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchỉa do Xihanúc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới. Tháng 10 - 2004, Quốc vương Xihanúc thoái vị, Hoàng tử Xihamôni lên kế ngôi, trở thành Quốc vương của Campuchia. Quá trình xây dựng và phát triển của các nưóc Đông Nam Á Các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập đã bước vào thời kì phát triển kinh tế với những chiến lược phát triển khác nhau. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN Thời kì đậu sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan) đều tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất V.V.. Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội, các nước này đã đạt được một số thành tựu bước đầu về kinh tế - xã hội. Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. Kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm của Thái Lan (1961 - 1966) đã tăng thu nhập quốc dân 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%. Với Malaixia, sau kế hoạch 5 năm (1966 - 1970), miền Tây đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập khẩu gạo V.V.. Tuy nhiên, chiến lược kinh tế này cũng bộc lộ những hạn chế. Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội. Sự hạn chế đó đã buộc chính phủ các nước, từ những năm 60-70 trở đi chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại). Các nước này đều tiến hành “mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tếquốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đạt tới 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển, vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội đã được chú trọng giải quyết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm nước này khá cao : Trong những năm 70 của thê' kỉ XX, tốc độ tãng trưởng của Inđônêxia là 7% - 7,5%, của Malaixia là 7,8%, của Philíppin là 6,3%, còn Thái Lan là 9% (1985 - 1995), Xingapo chuyển mình mạnh nhất với tốc độ tăng trưỏng 12% (1966 - 1973) và trở thành “con rồng" nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á. Năm 1997 - 1998, các nước ASEAN trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nền kinh tế bị suy thoái, tình hình chính trị một số nước không ổn định. Sau vài năm khắc phục, kinh tế dần dần được phục hồi, các nước ASEAN lại tiếp tục phát triển. Nhóm các nước Đông Dương Sau khi giành được độc lập, về cơ bản các nước Đông Dươngh) đã phát triển theo hướng kinh tế tập trung, đạt được một số thành tựu, nhưng còn nhiều khó khăn. Vào những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, các nước này từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bước vào thời kì 3ioà bình xây dựng đất nước, nhân dân Lào đã đạt được một số thành tựu bước đầu, nhưng về cãn bản, Lào vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Từ cuối năm 1986, nước Lào thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc được cải thiện. GDP năm 2000 tăng 5,7%, sản xuất nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 9,2%. Sau khi lình hình chính trị ổn định, Campuchia bước vào thời kì phục hồi kinh tế và đạt được một số thành tựu đáng kể. Mặc dù sản xuất công nghiệp tăng 7% (1995), nhưng Campuchia vẫn là một nước nông nghiệp. Các nước khác ở Đông Nam Á Nền kinh tế Brunây có nét khác biệt. Hầu như toàn bộ thu nhập của nước này đều dựa vào nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên. Lương thực, thực phẩm phải nhập tới 80%. Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, Chính phủ thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế để tiết kiệm nguồn năng lượng dự trữ, gia tăng các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Sau gần 30 năm thực hiện chính sách tự lực hướng nội của chính quyền quân sự, Mianma có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Từ cuối năm 1988, Chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, do đó nền kinh tế có sự khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7%, năm 2000 là 6,2%. Tuy nhiên, bình quân thu nhập đầu người ở Mianma còn thấp (hơn 100 USD nãm 2003). Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thê' kỉ XX. (1) Phần này chỉ đề cập nội dung về lịch sử Lào và Campuchia, còn nội dung về Việt Nam sẽ được đề cập kĩ trong các bài lịch sử Việt Nam ử phần sau. Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự họp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ỏ' Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. Hơn nữa, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, nhũng thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước : Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin. Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ball (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ball). Hiệp ước Ball xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước : tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau ; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Vào thời điểm này, quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hài nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao. Sau thời kì căng thẳng giữa hại nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) vể “vấn đề Campuchia”, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hoà dịu. Đây cũng là thời kì kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng. Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ball. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, 3rd ASEAN Informal Summit Monilo, Philippines Ĩ7-2S November 1999 Hình 11. Các nhà lãnh đạo mười nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao (không chính thức) lần thứ ba (Philíppin, tháng 11 - 1999) Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. Từ năm nước sáng lập ban đầu, đến nãm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, cùng phát triển. Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. EáỂ - Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975. Hãy cho biết nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993. Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính c ỉa Tiệp ước Ball (1976). il - ẤN Độ Cuộc đâ'u tranh giành độc lập An Độ là một nước rộng lớn và đông dân thứ hai ở châu A, với diện tích gần 3,3 triệu km2, dân số 1 tỉ 20 triệu người (2000). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân An Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ. Năm 1946, ở An Độ đã xảy ra 848 cuộc bãi công. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thuỷ binh trên 20 chiến hạm ở Bombay (19 - 2 - 1946) chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng được sự hưởng ứng của các lực lượng dân tộc. Ngày 22 -2, ở Bombay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành và mít tinh chống thực dân Anh. Cuộc đấu tranh ở Bombay đã kéo theo cuộc nổi dậy của quần chúng ở Cancútta, Mađrát, Carasi, v.v. cũng như những cuộc xung đột vũ trang của nông dân với địa chủ và cảnh sát ở các tỉnh. Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancútta (2 - 1947). Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấi Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sỏ' tôn giáo : Âi Độ của người theo Ân Độ giáo, Pakixtan .của người theo Hồi giáo. Ngày 15 - 8 - 1947, hai nhà nước tự trị An Độ và Pakixtan(l) được thành lập. i ÁPGANIXTAN Cabun® ''T^.TGgilXTAN TRUNG QUỐC Hình 12. Lược đồ các nước Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai , , ® I lyaniabát / 2 ' r < / PAKISTAN /' ... ® ĩí . ủ 1947 N f NiuĐêli Carasi h Steh'T'' MỂnạiỉáp ] CácnưởcNamÁ L Các nước khác Niu^êli Thù đõ ẤN ĐỘ Tên nước 1950 Năm giành độc lập Biên giỏi quốc gia ÃN Độ 1950 òBombay MANĐIVƠ ®MalỢ 1965 Mađráto JEPAN?_ „ Thimbu 'y Cấtmgnặu® -'T«BƯịAN / yBĂNGLAĐẺý I&7 XRI LANCA (Colombo 1947 Ngày 30 - 1 - 1948, vị lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân Ấn Độ là M. Ganđi bị bọn phản động ám sát, nhưng Đảng Quốc đại vẫn tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại do G. Nêru đứng đầu đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những nãm 1948 - 1950. Ngày 26 - 1 - 1950, An Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà. Sự thành lập nước Cộng hoà An Độ đánh dấu thãng lợi to lớn của nhân dân Ân Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Công cuộc xây dựng đâí nước Trong thời kì xây dựng đất nước. Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, chế tạo máy, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những nãm 70 của thế kỉ XX, Ân Độ đã tự túc được lương thực, và từ nãm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới. Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng hàng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hoá chất, máy bay, tàu thuỷ, đầu máy xe lửa, ti vi màu v.v. ; tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7,4%, năm 2000 là 3,9%. Trong các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, văn hoá, giáo dục, Ấi Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ân Độ trở thành một trong nhũng cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 1974, Ân Độ thử thành công bom nguyên tử ; nãm 1975, phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa cửa mình. Đến năm 2002, Ấn Độ đã có 7 vệ tinh nhân tạo hoạt động trong vũ trụ. Về đối ngoại, Ân Độ theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ngày 7 - 1 - 1972, An Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân An Độ trong những năm 1945 — 1950 diễn ra như thế nào ? tí CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP • Lạp niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á. Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN. Nêu những thành tựu chính mà nhân dân An Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.

Các bài học tiếp theo

  • Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
  • Bài 6. Nước Mĩ
  • Bài 7. Tây Âu
  • Bài 8. Nhật Bản
  • Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
  • Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX
  • Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  • Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  • Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  • Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Các bài học trước

  • Bài 3. Các nước Đông Bắc Á
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)
  • Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Tham Khảo Thêm

  • Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 12
  • Giải Lịch Sử 12
  • Sách Giáo Khoa - Lịch Sử 12(Đang xem)

Sách Giáo Khoa - Lịch Sử 12

  • PHẦN MỘT - LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
  • CHƯƠNG I - SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949)
  • Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)
  • CHƯƠNG II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 -2000)
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)
  • CHƯƠNG III - CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000)
  • Bài 3. Các nước Đông Bắc Á
  • Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ(Đang xem)
  • Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
  • CHƯƠNG IV - MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)
  • Bài 6. Nước Mĩ
  • Bài 7. Tây Âu
  • Bài 8. Nhật Bản
  • CHƯƠNG V - QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945- 2000)
  • Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
  • CHƯƠNG VI - CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
  • Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX
  • Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
  • PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
  • CHƯƠNG I - VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
  • Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  • Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
  • CHƯƠNG II - VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
  • Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935
  • Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
  • Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
  • CHƯƠNG III - VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
  • Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
  • Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953)
  • Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
  • CHƯƠNG IV - VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
  • Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)
  • Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
  • Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)
  • CHƯƠNG V - VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000
  • Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
  • Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986)
  • Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)
  • Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Từ khóa » Soạn Sử Các Nước đông Nam á Lớp 11