SGK Ngữ Văn 8 - Trong Lòng Mẹ (trích Những Ngày Thơ ấu)

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 8Soạn Văn 8Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 8 Tập 1Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) SGK Ngữ Văn 8 - Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 1
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 2
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 3
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 4
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 5
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 6
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) trang 7
BÀI 2 Kết quả cần đạt Hiểu nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện cảm dộng trong đoạn trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Nắm được thếnào là trường từ vựng; bước đầu biết vận dụng kiến thức về trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt. Biết cách sắp xếp các nội dung trong phần Thân bài của văn bản. VĂN BẢN TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ âu) (Chú bé Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu ; chú lớn lên trong không khí giả dôì, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Người bố sống lặng lẽ, u uất với bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu đương song đành chôn tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Gia đình ngày càng sa sút rồi cuối cùng sụp đổ hẳn. Bô' chết, người mẹ vì "cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực", để lại đứa trẻ sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng...) Tôi đã bổ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tangW thầy(2) tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quân băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu(3) thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói "nghe đâu" vì tôi thâỳ người ta bắn tin^ rằng mẹ và em tôi xoaỹ ra sông bằng cách đó. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hổi: - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thôn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhung, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch® của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi® để tôi khinh miệt và ruồng rẫy® mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phầi bỏ con cái đi tha hương cầu thực®. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lây một lá thư, nhắn người thăm tôi lây một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: Không ! Cháu không muôn vào. Cuối năm thế nào mợ® cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài/10) lắm, có như dạo trước đâu ! Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuôhg đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng : Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuôhg hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên®) đã xoắn chặt lấy tâm can)12) tôi như ý cô tôi muôn. Nhưng không phải vì thây mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ây. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến®) tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm... Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: Sao cô biết mợ con có con ? Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ây cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thây mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thây thếbà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che... Cô tôi chưa dứt câu, cô’ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục®) đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị: Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giây(15) cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xớh16) mãi được sao ? Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp : Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng dỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ ? Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi. Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rôl : Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi !... Nếu người quay lại ây là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh(17) của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giầy sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo : Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Mẹ tôi lây vạt áo nâu thâ'm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc(18) ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thây những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuôhg cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: Mày dại quá ! Vào Thanh Hoá đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ây bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa... (Nguyên Hồng(*\ Những ngày thơ âu, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940) Chú thích (★) Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phô' Nam Định. Trước Cách mạng, ông sông chủ yếu ở thành phq cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khô’ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyêt, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính : BỈ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ âu (hồi kí, 1938), Trời xanh (tập thơ, 1960), cửa biển (bộ tiểu thuyết gồm 4 tập : Sóng gầm - 1961, Cơn bão đã đến - 1967, Thời kì đen tối - 1973, Khi đứa con ra đời - 1976), Núi rừng Yên Thê (bộ tiểu thuyết lịch sử gồm nhiều tập, đang viết dở), Bước đường viết văn (hồi kí, 1970),... Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm. Đoạn tang: hết thời gian đê’ tang. Thầy (từ dùng đê’ xung gọi ở một số địa phương) : bố. Giỗ đầu : giỗ sau ngày chết một năm. Bắn tin : đưa ra một tin nhằm gián tiếp đến được người nào đó. Rất kịch : rất giống như đóng kịch ; ở đây có nghĩa là rất giả dối. Hoài nghi: nghi ngờ. Ruồng rẫy: hắt hủi, ghét bỏ, không nhìn gì đến. Tha hương cầu thực (hoặc tha phương cầu thực) : đi xa quê kiếm ăn. Mợ (từ dùng đê’ xung gọi trong gia đình trung lưu, trí thức ngày trước) : mẹ. Phát tài : (làm ăn, buôn bán) kiếm được nhiều tiền. Quả nhiên : đúng như thế, đúng như đã đoán biết nước. Tâm can : tim gan, gan ruột ; ý nói chỗ sâu kín nhát, tha thiết nhất trong lòng. Thành kiên : cách nhìn nhận có phần thiên lệch từ trước, khó thay đổi. Cổ tục : tục lệ xưa cũ. Đánh giây (khẩu ngữ, cũ) : viết thư. Bán xới (hoặc bán sới, khẩu ngữ) : bỏ quê hương xứ sở mà đi. Ảo ảnh : hình ảnh của cái không có thật nhưng giống như thật; ở đây nói đến một hiện tượng đặc biệt chỉ thấy ở sa mạc : người đi trên sa mạc thấy phía xa có hình ảnh cây cốì soi bóng trên mặt nước, tưởng ở đó có hồ nước, nhưng thực ra, đó chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi lớp không khí nóng trên sa mạc mà thôi. Sung túc : đầy đủ (về đời sống vật chất). ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng. (Gợi ý: Chú ý vẻ mặt "tươi cười", giọng nói "ngọt ngào", cử chỉ thân mật của người cô đốì với chú bé Hồng mà tác giả gọi là "rat kịch". Bà ta muôn gì khi nói rằng mẹ chú đang "phát tài" và nhất là cố ý phát âm hai tiếng "em bé" ngân dài thật ngọt ? Vì sao những lời lẽ của bà ta đã khiến lòng chú bé "thắt lại", "nước mắt ròng ròng"... ? Qua cuộc đối thoại, em thây nhân vật bà cô là người như thế nào ?) Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đốì với người mẹ bẩt hạnh được thể hiện hhư thế nào ? (Gợi ý: Cần chú ý phân tích : Phản ứng tâm lí của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc tới mẹ chú. cảm giác sung sướng cực điểm của chú khi gặp lại và nằm trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt.) 3*. Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. 4. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi kí ? 5*. Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là.nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó ? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên. Ghi nhớ Đoạn trích Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của * Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

Các bài học tiếp theo

  • Trường từ vựng
  • Bố cục của văn bản
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
  • Xây dựng đoạn văn trong văn bản
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp)
  • Lão Hạc
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Liên kết các đoạn văn trong văn bản
  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  • Tóm tắt văn bản tự sự

Các bài học trước

  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
  • Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Tôi đi học

Tham Khảo Thêm

  • Học Tốt Ngữ Văn 8
  • Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 8 Tập 2
  • Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 8 Tập 1
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 8 Tập 1(Đang xem)
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 8 Tập 2

Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 8 Tập 1

  • BÀI 1
  • Tôi đi học
  • Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
  • BÀI 2
  • Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)(Đang xem)
  • Trường từ vựng
  • Bố cục của văn bản
  • BÀI 3
  • Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)
  • Xây dựng đoạn văn trong văn bản
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp)
  • BÀI 4
  • Lão Hạc
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Liên kết các đoạn văn trong văn bản
  • BÀI 5
  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  • Tóm tắt văn bản tự sự
  • Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
  • Trả bài tập làm văn số 1
  • BÀI 6
  • Cô bé bán diêm (trích)
  • Trợ từ, thán từ
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
  • BÀI 7
  • Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Kỉ-hô-tê)
  • Tình thái từ
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • BÀI 8
  • Chiếc lá cuối cùng (trích)
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
  • Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • BÀI 9
  • Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)
  • Nói quá
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)
  • BÀI 10
  • Ôn tập truyện kí Việt Nam
  • Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
  • Nói giảm nói tránh
  • Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • BÀI 11
  • Câu ghép
  • Trả bài tập làm văn số 2
  • Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
  • BÀI 12
  • Ôn dịch, thuốc lá
  • Câu ghép (tiếp theo)
  • Phương pháp thuyết minh
  • BÀI 13
  • Bài toán dân số
  • Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
  • Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
  • BÀI 14
  • Chương trình địa phương (phần Văn)
  • Dấu ngoặc kép
  • Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp)
  • BÀI 15
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Đập đá ở Côn Lôn
  • Ôn luyện về dấu câu
  • Thuyết minh về một thể loại văn học
  • BÀI 16
  • Muốn làm thằng Cuội
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
  • Trả bài tập làm văn số 3
  • BÀI 17
  • Hai chữ nước nhà (trích)
  • Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
  • Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Từ khóa » Nói Quá Scan