- Home
- Lớp 1,2,3
- Lớp 1
- Giải Toán Lớp 1
- Tiếng Việt Lớp 1
- Lớp 2
- Giải Toán Lớp 2
- Tiếng Việt Lớp 2
- Văn Mẫu Lớp 2
- Lớp 3
- Giải Toán Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3
- Văn Mẫu Lớp 3
- Giải Tiếng Anh Lớp 3
- Lớp 4
- Giải Toán Lớp 4
- Tiếng Việt Lớp 4
- Văn Mẫu Lớp 4
- Giải Tiếng Anh Lớp 4
- Lớp 5
- Giải Toán Lớp 5
- Tiếng Việt Lớp 5
- Văn Mẫu Lớp 5
- Giải Tiếng Anh Lớp 5
- Lớp 6
- Soạn Văn 6
- Giải Toán Lớp 6
- Giải Vật Lý 6
- Giải Sinh Học 6
- Giải Tiếng Anh Lớp 6
- Giải Lịch Sử 6
- Giải Địa Lý Lớp 6
- Giải GDCD Lớp 6
- Lớp 7
- Soạn Văn 7
- Giải Bài Tập Toán Lớp 7
- Giải Vật Lý 7
- Giải Sinh Học 7
- Giải Tiếng Anh Lớp 7
- Giải Lịch Sử 7
- Giải Địa Lý Lớp 7
- Giải GDCD Lớp 7
- Lớp 8
- Soạn Văn 8
- Giải Bài Tập Toán 8
- Giải Vật Lý 8
- Giải Bài Tập Hóa 8
- Giải Sinh Học 8
- Giải Tiếng Anh Lớp 8
- Giải Lịch Sử 8
- Giải Địa Lý Lớp 8
- Lớp 9
- Soạn Văn 9
- Giải Bài Tập Toán 9
- Giải Vật Lý 9
- Giải Bài Tập Hóa 9
- Giải Sinh Học 9
- Giải Tiếng Anh Lớp 9
- Giải Lịch Sử 9
- Giải Địa Lý Lớp 9
- Lớp 10
- Soạn Văn 10
- Giải Bài Tập Toán 10
- Giải Vật Lý 10
- Giải Bài Tập Hóa 10
- Giải Sinh Học 10
- Giải Tiếng Anh Lớp 10
- Giải Lịch Sử 10
- Giải Địa Lý Lớp 10
- Lớp 11
- Soạn Văn 11
- Giải Bài Tập Toán 11
- Giải Vật Lý 11
- Giải Bài Tập Hóa 11
- Giải Sinh Học 11
- Giải Tiếng Anh Lớp 11
- Giải Lịch Sử 11
- Giải Địa Lý Lớp 11
- Lớp 12
- Soạn Văn 12
- Giải Bài Tập Toán 12
- Giải Vật Lý 12
- Giải Bài Tập Hóa 12
- Giải Sinh Học 12
- Giải Tiếng Anh Lớp 12
- Giải Lịch Sử 12
- Giải Địa Lý Lớp 12
Trang Chủ ›
Lớp 9›
Giải Bài Tập Tin Học 9›
SGK Tin Học 9›
Bài 5. Bảo vệ thông tin máy tính SGK Tin Học 9 - Bài 5. Bảo vệ thông tin máy tính
BÀI 5 Báo vệ thông tin máy tính vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính? Máy tính là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho con người trong mọi lĩnh vực. Theo thời gian, thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính dưới dạng các tệp (thông tin máy tính) ngày càng nhiều. Trong số đó, không ít thông tin là rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, cũng nhưtrong cuộc sống, trong quá trình sửdụng máy tính không ai có thể lường trước được mọi rủi ro như: một văn bản hay bài trình chiếu mà em mất nhiều công sức chuẩn bị đến thời điểm cần sử dụng bị biến mất hoặc bị hỏng không thể mở ra được, máy tính bỗng nhiên trục trặc, không khởi động được, không tìm thấy bộ SƯU tập hình ảnh, nhạc, phim và những tài liệu học tập của em,... Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả rất nghiêm trọng. Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính Có rất nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính bị mất hoặc bị hỏng. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính thành ba nhóm chính sau đây: a) Yếu tố công nghệ - vật lí Về thực chất, máy tính là một thiết bị điện tử nên mặc dù được sản xuất trên dây chuyền công nghệ được quản lí nghiêm ngặt, chất lượng máy tính được làm ra vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Ngoài ra, như mọi sản phẩm khác, máy tính (nhất là các thiết bị lưu trữ dữ liệu) cũng có “tuổi thọ” nhất định. Các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm. Chỉ cần một vùng nhỏ của thiết bị lưu trữ bị hỏng cũng đã có thể gây ra sự cố không đọc được thông tin lưu trên đó. Tương tự, các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành, không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định và đúng như mong muốn. Những sự cố nhưtreo máy, không tương tác được với phần mềm,... đôi khi vẫn xảy ra và điều này cũng có thể làm mất thông tin. Yếu tô bảo quản và sử dụng Là một thiết bị điện tử, máy tính cần được bảo quản và sử dụng hợp lí. Để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào,... sẽ làm giảm “tuổi thọ” của máy. Những sơ suất làm máy tính bị ướt hoặc bị va đập mạnh có thể làm máy tính bị hỏng. Việc sử dụng không đúng cách như khởi động, tắt máy tính hay thoát khỏi chương trình không hợp lệ cũng có thể dẫn tới việc bị mất thông tin. Virus máy tính Xuất hiện trong những năm tám mươi của thế kỉ XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó, ta cần thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết, cần tạo thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính. Virus máy tính và cách phòng tránh a) Virus máy tính là gì? 49 Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. 4. TINHỌC...THCS/Q4-A Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ hay một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, thiết bị nhớ flash,...). b) Tác hại của virus máy tính Một số virus chỉ là những trò đùa như liên tục đẩy ổ CD ra ngoài, hay hiện lên màn hình một câu trêu chọc,... gây khó chịu cho người dùng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, virus thực sự là mối đe doạ tới an toàn thông tin máy tính. Dưới đây là một số tác hại có thể thấy khi một máy tính bị nhiễm virus: Tiêu tốn tài nguyên hệ thống (CPU, bộ nhớ, dung lượng đĩa cứng,...): Các máy tính bị nhiễm virus thường có hiện tượng như chạy rất chậm, bị treo hoặc tự động tắt máy hay tự khởi động lại, đèn báo ổ cứng hoặc kết nối mạng nhấp nháy liên tục,... Thậm chí, virus có thể gây ra hiện tượng không thể kết nối mạng. Phá huỷ dữ liệu: Có nhiều loại virus xoá hoặc làm hỏng các tệp chương trình hay dữ liệu. Các tệp thường bị tấn công nhiều nhất ià các tệp dữ liệu văn bản *.doc, các tệp bảng tính *.xls và các tệp chương trình *.exe, ‘.com. Một số virus hoạt động vào một thời điểm nhất định như virus “thứ sáu ngày 13”, nhưng cũng có những virus nguy hiểm hơn, bất ngờ xoá dữ liệu khiến người dùng không kịp trở tay. Phá huỷ hệ thống: Một số virus cố tình phá huỷ hệ thống, làm giảm tuổi thọ hoặc định dạng lại ổ cứng,... làm máy tính hoạt động không ổn định hay bị tê liệt. Đánh cắp dữ liệu: Nhiều loại virus được viết với mục đích đánh cắp các thông tin quan trọng được lưu trên máy tính như các loại sổ sách, chứng từ, thẻ tín dụng,... để trục lợi. Mã hoá dữ liệu để tống tiền: Khi virus xâm nhập vào máy tính, nó sẽ mã hoá dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu họ phải trả tiền để có thể khôi phục lại. Gây các hiện tượng khó chịu khác: Virus có thể thiết lập các chế độ ẩn cho tệp tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của hệ điều hành cũng như các phẩn mềm ứng dụng, các trình duyệt, phần mềm văn phòng,... Chính vì những tác hại đó, mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về virus để sẵn sàng đối mặt với “vấn nạn virus”. 4. TINHỌC...THCS/Q4-B Các con đường lây lan của virus Virus máy tính có thể lây vào máy tính bằng nhiều cách khác nhau: Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus: Khi sao chép các tệp bị nhiễm virus là lúc ta tự cho virus lây vào máy của mình. Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu: Để chống lại việc sao chép lậu, nhiều nhà sản xuất ngầm cài đặt virus trong phần mềm. Virus sẽ tự kích hoạt khi phát hiện việc sử dụng phẩn mềm không hợp pháp. Qua các thiết bị nhớ di động: Đây là một trong những con đường lây lan virus hết sức phổ biến. Nhiều loại virus đang ẩn mình trong máy tính đã bị nhiễm luôn chờ sẵn để tự nhân bản vào thiết bị nhớ được cắm vào và đợi cơ hội lây nhiễm vào máy tính khác. - Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử: Có thể nói thư điện tử là con đường lây lan virus chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay. Từ một máy tính, virus thu thập các địa chỉ thư điện tử trên máy tính và gửi thư điện tử với nội dung hấp dẫn kèm theo tệp có virus để lừa người nhận mở các tệp này. Một số virus thư điện tử còn đề nghị người nhận chuyển tiếp cho những người khác. Bằng cách như vậy, virus có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân. -Qua các “lỗ hổng” phần mềm: Các phần mềm (kể cả hệ điều hành) không tránh khỏi những lỗi mà không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ra. Nhiều loại virus khai thác lỗi này để xâm nhập từ xa và lây nhiễm lên máy tính một cách âm thầm. Phòng tránh virus Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: "Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng” Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy. Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư. Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus. Có rất nhiều chương trình diệt virus khác nhau như các phẩn mềm của McAfee, Norton, Kaspersky,... BKAV cũng là một phần mềm diệt virus phổ biến của Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý, mỗi phẩn mềm chỉ diệt được những loại virus nó đã nhận biết được, trong khi đó, hiện nay có thể nói các loại virus mới xuất hiện hàng ngày. Vì thế các nhà cung cấp phần mềm diệt virus chuyên nghiệp đều định kì cập nhật các mẫu virus mới vào chương trình. Việc cập nhật thường xuyên phần mềm diệt virus là điều hết sức quan trọng. GHI NHỚ Thông tin máy tính có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần quan tâm tới việc bảo vệ thông tin máy tính bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và phòng tránh virus. Virus máy tính là đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản và lây nhiễm từ máy tính này qua máy tính khác bằng nhiều con đường, nhất là qua môi trường mạng máy tính, Internet và thư điện tử. Virus máy tính là một trong những mối nguy hại lớn nhất cho an toàn thông tin máy tính. Cách phòng tránh virus máy tính tốt nhất là cảnh giác và ngăn chặn trên chính những con đường lây lan của chúng và cập nhật phần mềm diệt virus cũng như quét virus thường xuyên. Câu hỏi và bài tập Tại sao cần bào vệ thông tin máy tính? Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng tồi sụ an toàn thông tin máy tính. Nêu những tác hại của virus máy tính, các con đường lây lan của chúng và cách phòng tránh.
Các bài học tiếp theo
- Bài thực hành 4. Sao lưu dự phòng và quét virus
- Bài đọc thêm 4. Lược sử của virus
- Bài 6. Tin học và xã hội
- Bài 7. Phần mềm trình chiếu
- Bài đọc thêm 5. Công cụ hỗ trợ trình bày xưa và nay
- Bài 8. Bài trình chiếu
- Bài thực hành 5. Bài trình chiếu đầu tiên của em
- Bài 9. Màu sắc trên trang chiếu
- Bài thực hành 6. Thêm màu sắc cho bài trình chiếu
- Bài 10. Thêm hình ảnh vào trang chiếu
Các bài học trước
- Bài đọc thêm 3. Trang web và ngôn ngữ HTML
- Bài thực hành 3. Sử dụng thư điện tử
- Bài 4. Tìm hiểu thư điện tử
- Bài thực hành 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet
- Bài thực hành 1. Sử dụng trình duyệt để truy cập web
- Bài đọc thêm 2. Thông tin trên mạng Internet
- Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
- Bài đọc thêm 1. Vài nét về sự phát triển của Internet
- Bài 2. Mạng thông tin toàn cầu Internet
- Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính
SGK Tin Học 9
- CHƯƠNG I. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
- Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính
- Bài 2. Mạng thông tin toàn cầu Internet
- Bài đọc thêm 1. Vài nét về sự phát triển của Internet
- Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
- Bài đọc thêm 2. Thông tin trên mạng Internet
- Bài thực hành 1. Sử dụng trình duyệt để truy cập web
- Bài thực hành 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet
- Bài 4. Tìm hiểu thư điện tử
- Bài thực hành 3. Sử dụng thư điện tử
- Bài đọc thêm 3. Trang web và ngôn ngữ HTML
- CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
- Bài 5. Bảo vệ thông tin máy tính(Đang xem)
- Bài thực hành 4. Sao lưu dự phòng và quét virus
- Bài đọc thêm 4. Lược sử của virus
- Bài 6. Tin học và xã hội
- CHƯƠNG III. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
- Bài 7. Phần mềm trình chiếu
- Bài đọc thêm 5. Công cụ hỗ trợ trình bày xưa và nay
- Bài 8. Bài trình chiếu
- Bài thực hành 5. Bài trình chiếu đầu tiên của em
- Bài 9. Màu sắc trên trang chiếu
- Bài thực hành 6. Thêm màu sắc cho bài trình chiếu
- Bài 10. Thêm hình ảnh vào trang chiếu
- Bài thực hành 7. Trình bày thông tin bằng hình ảnh
- Bài đọc thêm 6. Chèn âm thanh hoặc đoạn phim vào trang chiếu
- Bài 11. Tạo các hiệu ứng động
- Bài thực hành 8. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động
- Bài thực hành 9. Thực hành tổng hợp
- Bài đọc thêm 7. Trình bày - những điều cần biết
- Bài đọc thêm 8. Sử dụng trang chiếu chủ và tạo liên kết
- CHƯƠNG IV. ĐA PHƯƠNG TIỆN
- Bài 12. Thông tin đa phương tiện
- Bài 13. Làm quen với phần mềm tạo ảnh động
- Bài thực hành 10. Tạo ảnh động đơn giản
- Bài thực hành 11. Tạo sản phẩm đa phương tiện
- Bài đọc thêm 9. Làm quen với phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity