Shark Tank: Nơi ươm Mầm Khởi Nghiệp Hay Chỉ Là Game Show?

Shark Tank: Nơi ươm mầm khởi nghiệp hay chỉ là game show? NGUYỄN CHUẨN 29/05/2022 04:00

Kết thúc mùa 4 chương trình Shark Tank Việt Nam, tổng cộng có 35 thương vụ nhận được cam kết đầu tư với tổng số tiền hơn 200 tỷ đồng, nhưng chỉ có 4 startup được giải ngân. Đâu là lý do?

>>>Shark Tank Việt Nam chính thức bước vào mùa 5

Theo số liệu công bố, số tiền giải ngân thực tế là hơn 21,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 10% số tiền cam kết đầu tư trên sóng truyền hình. Trong đó 4 statup trong Shark Tank Việt Nam mùa 4 được ký kết hợp đồng đầu tư và nhận giải ngân từ các “cá mập” gồm: Coolmate, Vua Cua, AnHome và Blusaigon.

Dàn

Dàn "Cá mập" của Shark Tank Việt Nam mùa 4.

Điều này đang khiến người ta đặt ra những câu hỏi cho tính chất thực tế của chương trình, liệu đây có phải là nơi mà các Shark giúp các doanh nhân tiềm năng khởi nghiệp hoạt động kinh doanh, hay chỉ là một game show mang tính chất quảng bá hình ảnh?

Shark Tank là gì?

"Shark Tank" có nguồn gốc từ một chương trình đêm khuya có tên "Tigers of Money" phát sóng ở Nhật Bản vào năm 2001. Đó là một chương trình khá kỳ cục trong muôn vàn các game show rất “quái dị” của đất nước Mặt trời mọc. Ở đó, các nhà đầu tư thô lỗ, trịch thượng và thay vì chào hàng, các doanh nhân thực tế cầu xin tiền mặt và không bao giờ mong đợi để gặp lại các nhà đầu tư. Nhưng, các nhà sản xuất ở Vương quốc Anh đã nhìn thấy tiềm năng và tạo ra chương trình "Dragon's Den" vào năm 2005.

Chương trình

Chương trình "Dragon's Den" của Anh vào năm 2005..

Chương trình của Anh đã trở thành hình mẫu cho các chương trình truyền hình thực tế về quảng cáo chiêu hàng hiện đã tồn tại ở hơn 40 quốc gia. Sony Pictures sở hữu định dạng và cấp phép cho các mạng.

Mark Burnett, người dẫn chương trình truyền hình thực tế đứng sau những bản hit đình đám của Mỹ như "Survivor" và "The Apprentice", đã quyết định đưa chương trình đến Mỹ với cái tên "Shark Tank" vào năm 2008, sử dụng nó như một cách để khiến người Mỹ quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ sau khi họ mất niềm tin vào các tập đoàn khổng lồ trong thời kỳ Đại suy thoái.

Tại Việt Nam, “Thương Vụ bạc Tỷ” là phiên bản tiếng Việt của chương trình Shark Tank, dành riêng cho các startup Việt Nam. Shark Tank Việt Nam do công ty TV HUB độc quyền sản xuất mùa đầu tiên năm 2017 và được phát sóng trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam.

>>>Shark Tank Việt Nam mùa 4: Bài học thất bại đáng nhớ của startup Bluecare

>>>Shark Tank Việt Nam: Startup Luminus bị các shark từ chối đầu tư

Tại sao tỷ lệ giải ngân của Shark Tank lại thấp?

Trên "Shark Tank", các Shark sẽ nghe những lời chào mời từ các chủ doanh nghiệp muốn được họ tài trợ. Để đổi lấy tiền của họ, các Sharks thường yêu cầu cổ phần trong doanh nghiệp, đó là tỷ lệ sở hữu và chia sẻ lợi nhuận. Đổi lại, khi chấp nhận từ bỏ cổ phần trong công ty, các doanh nhân sẽ được tài trợ. Nhưng, quan trọng hơn, họ được tiếp cận với các Shark, mạng lưới quan hệ, nhà cung cấp và kinh nghiệm của những nhà đầu tư này.

Startup Coolmate gọi vốn thành công trên Shark Tank mùa 4.

Startup Coolmate gọi vốn thành công trên Shark Tank mùa 4.

Việc xác định số tiền sẽ đầu tư vào công ty và tỷ lệ sở hữu mà mỗi bên sẵn sàng xem xét đi kèm với việc dự báo doanh thu, thu nhập và áp dụng định giá cho công ty. Ví dụ: một doanh nhân có thể yêu cầu 100.000 USD từ vị Shark để đổi lấy 10% quyền sở hữu trong công ty. Nghĩa là, doanh nhân đó đã định giá công ty mình có doanh thu 1 triệu USD. Từ đó, các Shark bắt đầu xác định xem công ty có được định giá đúng hay không.

Nếu công ty được định giá 1 triệu USD doanh thu, các Shark sẽ hỏi doanh thu hàng năm của năm trước là bao nhiêu. Nếu phản hồi là 250.000 USD, công ty sẽ mất 4 năm để đạt doanh số 1 triệu. Nếu câu trả lời là 75.000 USD doanh thu, các Shark có thể sẽ đặt câu hỏi về định giá 1 triệu USD của chủ sở hữu. Ngoài ra, còn thêm một số yếu tố khác tác động đến tâm lý chốt deal của các Shark. Nói cách khác, việc định giá không chỉ xem xét doanh thu mà còn xem xét những gì công ty có trong quy trình bán hàng của mình.

Mới đây, khi kết thúc mùa 4 chương trình Shark Tank Việt Nam, có tổng cộng 35 thương vụ nhận được cam kết đầu tư với tổng số tiền là hơn 200 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 64,81%. Nhưng, chỉ có 4 statup được ký kết hợp đồng đầu tư và nhận giải ngân từ các Shark. Theo số liệu công bố, số tiền giải ngân thực tế chỉ là hơn 21,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 10% số tiền cam kết đầu tư trên sóng truyền hình.

Trên thực tế, ngay cả khi các Shark trao cho một doanh nhân cái bắt tay hoặc cái ôm để ký kết một thỏa thuận, đó không phải là một phần của nghĩa vụ hợp đồng. Sau khi kết thúc deal, các Sharks và nhóm của họ tiến hành thẩm định đầu tư (Due Diligence) để đảm bảo rằng tất cả các tuyên bố của các doanh nhân đều được chứng minh và họ không cảm thấy bị lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào.

Due Diligence đơn giản là quá trình nhà đầu tư thẩm định các vấn đề pháp lý, tài chính và thương mại của công ty khởi nghiệp trước khi chính thức ký quyết định đầu tư. Tùy vào mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu tư, quá trình này có thể diễn ra trong thời gian dài hay ngắn.

Với những số liệu trên, có thể thấy là việc thẩm định đầu tư của các Shark với các công ty khởi nghiệp tại mùa 4 tại Shark Tank Việt Nam đang có nhiều vấn đề khúc mắc.

Shark Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Shark Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Điều này cũng đã được ông Lâm Minh Chánh, Chủ tịch Học Viện Kinh doanh & Tài chính BizUni và từng là Mentor của chương trình Shark Tank tiết lộ: “Số liệu do các bạn tự khai, nhưng khi phỏng vấn có một số startup giữa nói và làm khác nhau. Các bạn nói số tốt, nhưng khi ra ngoài làm thẩm định thì không đúng, dẫn đến việc có nhiều người đặt câu hỏi là chương trình Shark Tank có thật sự đầu tư không".

Hay như lời Shark Bình đã từng chia sẻ trên Họp báo công bố Shark Tank Việt Nam mùa 4: "Nguyên tắc chung, khi người ta đi bán công ty thì ai cũng phải nói hay nên điều đó là hiện thực khách quan, mình phải chấp nhận, sống chung với nó. Thay vào đó, nếu mình không muốn mất tiền phải thẩm định cho thật kỹ bằng việc cử người vào tìm hiểu đội ngũ, năng lực đội ngũ, tình hình vận hành doanh nghiệp”.

Có thể, việc giải ngân chưa nhiều, không hẳn là do các Shark không đầu tư mà câu chuyện còn ở phía các startup.

Có thể bạn quan tâm

  • Cen Land cổ vũ tinh thần khởi nghiệp tại Shark Tank Việt Nam mùa 5

    Cen Land cổ vũ tinh thần khởi nghiệp tại Shark Tank Việt Nam mùa 5

    15:26, 20/05/2022

  • Dàn “cá mập” vừa quen vừa lạ trở lại cực ấn tượng trong Shark Tank mùa 5, “bà Ngoại U60” chiếm spotlight

    Dàn “cá mập” vừa quen vừa lạ trở lại cực ấn tượng trong Shark Tank mùa 5, “bà Ngoại U60” chiếm spotlight

    16:10, 18/05/2022

  • Shark Tank Việt Nam chính thức bước vào mùa 5

    Shark Tank Việt Nam chính thức bước vào mùa 5

    15:26, 18/05/2022

  • Shark Tank: Startup LMS được 5 shark cùng đầu tư

    Shark Tank: Startup LMS được 5 shark cùng đầu tư

    03:10, 17/08/2021

  • Startup PI Online ra về tay trắng tại Shark Tank tập 15

    Startup PI Online ra về tay trắng tại Shark Tank tập 15

    03:13, 14/08/2021

  • Shark Tank: Startup URRA thừa nhận định giá không có căn cứ

    Shark Tank: Startup URRA thừa nhận định giá không có căn cứ

    05:16, 05/08/2021

  • Starup Pety ra về tay trắng tại Shark Tank

    Starup Pety ra về tay trắng tại Shark Tank

    04:23, 28/07/2021

  • Shark Tank Việt Nam: Startup Jackma English Homestay ra về tay trắng

    Shark Tank Việt Nam: Startup Jackma English Homestay ra về tay trắng

    03:23, 11/07/2021

Từ khóa » Các Shark Trong Shark Tank Mỹ