Shark Tank Việt Nam Mùa 4: Tổng Số Tiền Cam Kết đầu Tư 200 Tỷ ...

Chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4 chính thức kết thúc vào tối 15/8, sau 16 tập lên sóng, với sự tham gia của 7 nhà đầu tư gồm:

Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CenLand, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cenhomes.vn

Shark Đỗ Thị Kim Liên – Nhà sáng lập Bảo hiểm Công nghệ LIAN

Shark Nguyễn Hòa Bình – Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech

Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse

Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Intracom Group

Shark Thái Vân Linh – Giám đốc điều hành Tập đoàn TVL Group, Cố vấn cấp cao Quỹ đầu tư Openspace Ventures

Shark Louis Nguyễn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM)

Theo thông báo của Ban tổ chức, tổng số tiền cam kết đầu tư cho các startup trong chương trình lên đến 200 tỷ đồng.

Shark Liên đầu tư hơn 62,1 tỷ đồng

Các thương vụ của Shark Liên trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4. Ảnh: Shark Tank.

Các thương vụ của Shark Liên trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4. Ảnh: Shark Tank.

Dẫn đầu đoàn cá mập, Shark Đỗ Thị Kim Liên đầu tư cho 11 startup gồm Igreen (hạt nhựa sinh học), Dr Thin (mạng xã hội sức khỏe), Vulcan (cánh tay robot giả), Dầu lạc (dầu ép từ lạc), Mực nhảy (nuôi trồng và phân phối mực), Vua Cua (sản phẩm chế biến từ cua), Cloud Kitchen (bếp chung), Cuccu (nền tảng kết nối nhà cung cấp và cộng tác viên), V-meat (thịt thực vật), VNG Education 21 (xuất khẩu nhân lực), LMS Academy (giảm cân y khoa) và hỗ trợ đầu ra của sản phẩm cho startup Túi bạt Covo.

Tổng số tiền Shark Liên cam kết đầu tư trong mùa này lên tới 62.178.900.000 đồng. Trong đó, Igreen nhận số vốn lớn nhất là 25 tỷ đồng từ Shark Liên và cũng là startup nhận số vốn cao nhất trong chương trình. Tiếp theo là Dr. Thin 9,2 tỷ đồng.

Shark ‘Gió Đông’ tìm thấy 9 ‘tri kỉ’

Shark Bình quan tâm đến startup công nghệ, chuyển đổi số. Ảnh: Shark Tank.

Shark Bình quan tâm đến startup công nghệ, chuyển đổi số. Ảnh: Shark Tank.

Trong mùa này, Shark Nguyễn Hòa Bình cam kết rót tổng số vốn 37.032.550.000 đồng cho 9 startup. Cụ thể, Coolmate (thương hiệu thời trang nam) nhận được số vốn “khủng” từ Shark Bình, lên tới 11.522.500.000 đồng. Tiếp theo là Elink Gate (nền tảng xử lý sự cố công nghệ thông tin từ xa) nhận được 9.218.000.000 đồng.

Các startup còn lại được cam kết đầu tư gồm Nobita Pro (giải pháp vận hành cho các nhà kinh doanh online), Cloud Kitchen (bếp chung), Petkix (camera theo dõi thú cưng), Icare (thiết bị và phần mềm theo dõi sức khỏe), VNG Education 21 (xuất khẩu nhân lực), Woay (nền tảng thiết kế minigame), LMS Academy (giảm cân y khoa).

‘Vua chảo’ Việt Nam rót vốn cho 8 startup

Shark Phú quan tâm đến startup có báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch. Ảnh: Shark Tank.

Shark Phú quan tâm đến startup có báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch. Ảnh: Shark Tank.

Shark Nguyễn Xuân Phú cam kết đầu tư 34.331.150.000 đồng cho 8 startup trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4. Trong đó, startup nhựa sinh học Bio Plas nhận được số tiền lớn nhất từ vị “cá mập” này, là 15 tỷ đồng. Tiếp theo là Nobita Pro với số vốn cam kết là hơn 5,7 tỷ đồng.

Các startup còn lại cũng thuyết phục được ông chủ Sunhouse rót vốn gồm Dầu lạc, Self Hiil (startup giáo dục cho phụ huynh), Anhome (thiết bị điện thông minh), Lock Cuff (khóa chống trộm), Wiibike (bộ kit xe đạp điện), LMS Academy.

Shark 'bách khoa toàn thư' không còn 'kén mồi'

'Khẩu vị' của Shark Hưng năm nay khá đa dạng, từ startup công nghệ, bất động sản cho đến nghệ thuật. Ảnh: Shark Tank.

'Khẩu vị' của Shark Hưng năm nay khá đa dạng, từ startup công nghệ, bất động sản cho đến nghệ thuật. Ảnh: Shark Tank.

Ngồi ghế Shark Tank Việt Nam mùa 4, Shark Hưng đã thoải mái hơn trong việc "săn mồi" với 10 thương vụ thành công. Tổng số tiền Shark Hưng cam kết rót vốn lên tới 34.026.650.000 đồng. 

Trong đó, Star Global 3D (số hóa không gian 360) là startup nhận được số tiền lớn nhất từ shark này, lên tới 10 tỷ đồng. Tiếp theo là CNV Holdings (ứng dụng chăm sóc khách hàng đa nền tảng) nhận số vốn hơn 5,76 tỷ đồng, Thế giới số Container nhận cam kết rót vốn 5 tỷ đồng. 

Các startup khác cũng được Shark Hưng cam kết rót vốn gồm My Storage (kho lưu trữ cá nhân), Home ED (thiết kế dự án bất động sản 3D), Ánh Dương Call Center (tổng đài thông minh), Cello Fundamento (chuỗi hòa nhạc quốc tế), EIY (huấn luyện thuyết trình tiếng Anh), Túi bạt Covo và LMS Academy.

‘Ông nội’ thân thiện rót 20 tỷ đồng cho một startup

Shark Việt không ngại chi vốn khủng để 'kéo' startup y tế về hệ sinh thái của mình. Ảnh: Shark Tank.

Shark Việt không ngại chi vốn khủng để 'kéo' startup y tế về hệ sinh thái của mình. Ảnh: Shark Tank.

Trong mùa này, Shark Nguyễn Thanh Việt cũng cam kết rót 20 tỷ đồng cho startup y học tái sinh Việt Nhật, với kì vọng đây là công nghệ y học trong tương lai, phù hợp với hệ sinh thái y tế mà vị “cá mập” này đang sở hữu.

Ngoài ra, Shark Việt cũng cam kết rót vốn cho hai startup khác gồm Equo (ống hút từ vật liệu tự nhiên) và Blusaigon (sản phẩm khảm ngọc trai).

Tổng số tiền cam kết đầu tư của Shark Việt trong mùa này lên tới 28.609.000.000 đồng.

Shark Louis Nguyễn đồng hành cùng 2 startup

Shark Louis Nguyễn gây ấn tượng bởi sự điềm đạm và chuyên nghiệp. Ảnh: Shark Tank.

Shark Louis Nguyễn gây ấn tượng bởi sự điềm đạm và chuyên nghiệp. Ảnh: Shark Tank.

Quay trở lại “bể cá mập” mùa này, Shark Louis Nguyễn tìm được 2 startup là V-meat và VNG Education 21, với tổng số tiền cam kết đầu tư là 3 tỷ đồng.

Shark Linh “chốt deal” 3 startup

Shark Linh kịp tìm thấy các startup để mở rộng hệ sinh thái giáo dục của mình. Ảnh: Shark Tank.

Shark Linh kịp tìm thấy các startup để mở rộng hệ sinh thái giáo dục của mình. Ảnh: Shark Tank.

Với tổng số tiền cam kết đầu tư là 5.960.000.000 đồng, Shark Linh rót vào 3 startup gồm Edubox (gia sư công nghệ), EIY (huấn luyện thuyết trình tiếng Anh) và LMS Academy.

Từ khóa » Các Shark Mùa 4