SHDC Tháng 10: Bài Tuyên Truyền Chủ điểm 'Chăm Ngoan - Học Giỏi'

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TINH THẦN HỌC TẬP

Kính thưa Quý Thầy Cô và các em, trong buổi sinh hoạt dưới cờ hôm nay, Liên đội trường THCS Huỳnh Thúc Kháng hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, học và làm theo tấm gương của Bác. Kính mời quý Thầy cô và các em cùng nghe mẫu truyện về Bác Hồ và việc học tập suốt đời của Bác.

 Chuyện kể rằng, trong kháng chiến chống Pháp, trên núi rừng Việt Bắc, có lần đi dự Hội nghị về, Bác Hồ gặp một tốp thanh niên và phụ nữ ngồi nghỉ ở một đầu dốc. Bác hỏi họ đi đâu, họ bảo đi dự lớp huấn luyện về, Bác hỏi: “Học có vui không?”. Tốp thanh niên đều trả lời: “Vui lắm ạ”. Có đồng chí cán bộ hỏi Bác: "Thưa Bác, học ở đâu thì thuận hơn cả". Bác nói "Học ở trường, học sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn". Lời dạy của Người có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, xác định rõ tầm quan trọng của việc học tập, nhất là học ở nhân dân, đó là môi trường học tập rộng lớn nhất, toàn diện nhất và hiệu quả nhất.

     Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, khi mọi tri thức đều có thể được số hóa, được cập nhật qua các phương tiện truyền thông hiện đại một cách nhanh chóng, phong phú, đa dạng, thì lời Bác dạy vẫn còn nguyên giá trị đối với việc học tập, nhất là học ở nhân dân. Trong xây dựng, hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những ý kiến và trí tuệ của nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước ta coi trọng, gợi mở ra nhiều điều mới mẻ, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân ủng hộ, dân giúp đỡ”.

v

        Nguyễn Quang Thành – Đặng Anh Quân 9A2 sáng tạo mô hình: ‘Đèn đổi màu’

     Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.

     Bùi Lâm Quốc Thái – Nguyễn Phúc Thịnh 9A2 sáng tạo mô hình ‘Máy hút bụi mini’

     Học tập chính là hoạt động tiếp thu tri thức của mỗi cá nhân, là tiền đề quan trọng dẫn tới sự phát triển ở mỗi con người. Quá trình học tập bao gồm học tại trường, lớp, ở những giai đoạn nhất định của cuộc đời và tự học suốt cả cuộc đời mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Trong học tập, cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học. Bản chất của tự học là một quá trình học tập không trực tiếp có người giảng dạy. Tự học là lao động khoa học, vất vả bởi người học phải độc lập xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, tự tìm hiểu, phân tích những kiến thức trong sách vở, tài liệu để tiến tới làm chủ tri thức. Nếu thiếu sự kiên trì, lòng quyết tâm và sự nghiêm túc của bản thân, thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch học tập do mình đặt ra. Chính việc tự học sẽ giúp mỗi người nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích.

Mai Tâm Như 9A1 – Thái Ngọc Minh 9A3 với đề tài ‘Đề cao năng lực hay điểm số’

Nguyễn Hạnh Nhi 6A2 đạt giải 2  và Nguyễn Thị Bích Hân 6A2 đạt giải 1 cuộc thi Sản phẩm cải tiến theo Phương pháp giáo dục hành động theo Dự án Windy cấp Thành phố.

    Người cho rằng, việc học không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập... mà trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập lẫn nhau! Theo Bác Hồ, ai cũng phải học, không kể người sang hay hèn; giàu hay nghèo; không phân biệt nghề ghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc... Khi đã xác định việc học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học. Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học, hiểu hết tất cả. Do đó, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của bản thân để lựa chọn những điều cơ bản, thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học. Từ câu nói của Người, chúng ta phải học tập với thái độ nghiêm túc, hết sức khiêm tốn, thật thà, biết đến đâu nói đến đó, không được tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Cần nghiêm khắc phê phán tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cao, tự đại, cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Người nói: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. 

Nguyễn Châu Anh Tuấn 9A1 với mô hình dự thi: ‘Dụng cụ thí nghiệm phản xạ và khúc xạ ánh sáng’ cấp Thành phố năm học 2021-2022 (trực tuyến)

Cuối cùng, xin chúc toàn thể quý thầy cô giáo, các em học sinh sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt!

 

 

 

Từ khóa » Chủ đề Tháng 10 Chăm Ngoan Học Giỏi