Shop Bọ Ú - Chuột Lang

3.6/5 - (12 bình chọn)

Chuyên cung cấp Bọ Ú – Chuột Lang nuôi giống và nuôi kiểng – Liên hệ đặt mua Bọ Ú Chuột Lang bằng cách nhắn tin qua zalo : 0916265673

Mục Lục

Toggle
  • Bọ ú-Chuột lang nhà
    • Tên
    • Đặc điểm
    • Lịch sử
    • Môi trường tự nhiên
  • Cách nuôi Bọ Ú – Guinea Pig – Chuột Lang Từ A – Z
      • Bọ Ú – Guinea Pig có gì đặc biệt mà ai cũng thích?
      • Cách chọn 1 bé Guinea Pig như ý
    • Chuẩn bị gì để đón 1 bé Guinea Pig?
      • Chuồng nuôi
      • Thiết Kế Chuồng
      • Lót chuồng
      • Vật Dụng Cần Thiết cho Bọ Ú (Guinea Pig)
    • Guinea Pig ăn gì và chế độ ăn thế nào?
      • Chế độ ăn và cách cho Bọ Ú ăn:
      • Cho chuột Lang ăn gì khi mới về nhà?
      • Thức ăn cho bọ Ú lông xù
    • Cho chuột Lang ăn gì để bổ sung Vitamin?
        • Bổ sung Vitamin cho chuột Lang nhà qua rau củ
        • Bổ sung Vitamin cho chuột Lang qua thịt
        • Bổ sung Vitamin cho bọ Ú qua sữa
    • Chuột Lang ăn gì, uống gì có hại?
    • Môi trường và kỹ thuật chăm sóc
      • Môi trường sống của Bọ Ú
      • Cách nuôi sinh sản ở Bọ Ú (Guinea Pig)
    • Các bệnh thường gặp và cách điều trị
    • Một số lưu ý giúp chuột Guinea Pig luôn khỏe mạnh
    • Nuôi chuột lang có hại hay không?

Bọ ú-Chuột lang nhà

Chuột lang nhà (tên khoa học Cavia porcellus, tiếng Anh: guinea pig), còn gọi là bọ ú, là một loài thuộc bộ Gặm nhấm, họ Chuột lang.

Mặc dù trong tiếng Anh chúng có tên thông thường là “Guinea pig” (“lợn guinea”) nhưng chúng không thuộc họ Lợn và cũng không có nguồn gốc từ Guinea mà chúng đến từ dãy núi Andes.

Các nghiên cứu sớm nhất dựa trên sinh hóa và lai giống chỉ ra rằng chúng là hậu duệ đã được thuần hóa của các loài có quan hệ gần gũi trong phân họ Chuột lang như Cavia aperea, C. fulgida, hay C. tschudii, vậy nên, chúng không tồn tại trong tự

Tên

Tên khoa học của loài này là Cavia porcellus, với porcellus là tiếng Latin nghĩa là “lợn nhỏ”, Cavia là tiếng Latin Mới, nó có nguồn gốc từ cabiai, tên của con vật trong ngôn ngữ của bộ tộc Galibi có nguồn gốc từ Guiana thuộc Pháp. Cabiai có lẽ là sự thích nghi của çavia trong tiếng Bồ Đào Nha (nay savia), chính nó được suy ra từ chữ saujá, nghĩa là chuột. Chuột lang được gọi là quwi hay jaca trong tiếng Quechua và cuy hay cuyo (số nhiều cuyes, cuyos) trong tiếng Tây Ban Nha ở Ecuador, Peru, và Bolivia. Người nuôi sinh sản “cavy” thường dùng nhiều hơn để miêu tả con vật, trong khi những nhà khoa học và phòng thí nghiệm thường dùng “guinea pig”.[7]

Làm sao con vật lại bị gọi là “pig (lợn)” là không rõ ràng. Chúng có cấu tạo hơi giống lợn, với một cái đầu lớn cân xứng với cơ thể của nó, cổ mập và mông tròn không có đuôi; một vài tiếng kêu chúng phát ra rất giống như chúng được tạo ra bởi lợn, và chúng cũng dành nhiều thời gian cho việc ăn.

Tên của con vật mang ý nghĩa lợn trong nhiều ngôn ngữ châu Âu. Từ tiếng Đức cho chúng là Meerschweinchen, nghĩa là “lợn con biển”, đã được dịch sang tiếng Ba Lan như świnka morska, tiếng Hungary như tengerimalac và tiếng Nga như морская свинка. Thuật ngữ tiếng Pháp là Cochon d’Inde (lợn Ấn Độ) hoặc cobaye; tiếng Hà Lan gọi nó Guinees biggetje (lợn con Guinea) hoặc Cavia (trong khi ở một số tiếng địa phương Hà Lan nó được gọi là chuột Spaanse). Người Trung Quốc gọi chúng là lợn Hà Lan (荷兰猪, hélánzhū).

🇯🇵 GIA SƯ TIẾNG NHẬT

Trong tiếng Nhật Bản, chuột lang là “モルモット” (morumotto), xuất phát từ tên của một loài gặm nhấm ở núi, marmot.

🇯🇵 GIA SƯ TIẾNG NHẬT

Đặc điểm

Chuột lang là gậm nhấm lớn, có trọng lượng từ 700 đến 1200 g (1,5-1,2 kg), và chiều dài từ 20 đến 25 cm (8-10 inch).[9] Mắt của chúng có thể thấy hầu hết các màu. Tai của chúng rất nhạy, có thể nghe các âm thanh nhỏ. Lông có hai lớp để giữ ấm cơ thể. Nó thường sống trung bình bốn đến năm năm, nhưng có thể sống lâu đến tám năm. Theo Sách Kỷ lục Guinness 2006, con chuột lang sống lâu nhất sống sót 14 năm, 10,5 tháng.

Lịch sử

Trong những năm 1990, một quan điểm khoa học thiểu số nổi lên đề xuất rằng caviomorpha như chuột lang, chinchilla và octodon degus không phải gặm nhấm và cần được phân loại lại như một bộ động vật có vú riêng biệt (tương tự như lagomorpha). Nghiên cứu tiếp theo sử dụng lấy mẫu rộng hơn đã phục hồi sự đồng thuận giữa các nhà sinh học động vật có vú mà việc phân loại hiện tại của động vật gặm nhấm như đơn ngành là hợp lý.

Môi trường tự nhiên

Cavia porcellus không tìm thấy tự nhiên trong hoang dã, nó có khả năng hậu duệ từ một số loài liên quan chặt chẽ tới các loài cavia khác, chẳng hạn như Cavia aperea, Cavia fulgida, và Cavia tschudii, vẫn thường thấy trong các khu vực khác nhau của Nam Mỹ. Một số loài chuột lang xác định vào thế kỷ 20, chẳng hạn như Cavia anolaimae và Cavia guianae, có thể là chuột lang nhà trở nên hoang dã bằng cách trở về thiên nhiên. Chuột lang được tìm thấy trên đồng cỏ và chiếm môi trường sinh thái thích hợp tương tự như của bò.

Cách nuôi Bọ Ú – Guinea Pig – Chuột Lang Từ A – Z

Bọ Ú – Guinea Pig có gì đặc biệt mà ai cũng thích?

Tính tình hiền lành, dễ bồng bế: là động vật nuôi đại diện cho sự hiền hòa giống thỏ vậy. Tuy thuộc loài gặm nhắm nhưng Bọ Ú chỉ ăn rau – củ – quả và thích các loại thức ăn từ thực vật. Bé có thể thả trong nhà và bồng bé một cách dễ dàng dù là trẻ em hay người lớn.

Dễ nuôi, dễ chăm sóc: Vì thức ăn của bé không quá khó tìm như: Cà rốt, rau lang, rau muốn, bắp tươi sống, súp lơ… nên việc tìm mua các loại thức ăn này là rất dễ dàng, ở đâu bạn cũng có thể nuôi được và đặc biệt là giá rất rẻ.

Không mang các mầm bệnh truyền nhiễm: Từ rất lâu rồi Guinea Pig đã được chọn làm vật nuôi thân thiện, an toàn. Bộ lông sạch sẽ cùng môi trường sống luôn được vệ sinh sẽ là môi trường lý tưởng để GP phát triển và chơi đùa.

Dễ thương và cực Cute: Bé có đôi mắt long lanh, ngây ngô, bộ lông quyến rũ và cơ thể ú nù làm người đối diện phải ngất ngay. Bé luôn là ứng viên sáng giá làm nền cho những lúc “tự sướng hình ảnh” của bạn. Bé đôi khi cũng là “gấu bông” thân thiết lúc bạn buồn vui.

Nhiều màu sắc, nhiều chủng loại tha hồ lựa chọn: Nhắc đến Guinea Pig bạn sẽ có nhiều style để lựa chọn: Bọ Ú Lông Ngắn, Lông dài, lông xù, lông xoăn… Mỗi loại như thế lại có màu sắc riêng phù hợp với thẩm mỹ thú cưng của mỗi người.

Giá bán rẻ, dễ mua: Dù bạn là học sinh, sinh viên hay người đi làm thì sở hữu một bé Bọ Ú không phải là việc khó khăn. Giá mua các bé cũng phân chia nhiều cấp bậc, trừ những dòng ngoại nhập thì Bọ Ú có giá rẻ hơn so với nhiều dòng thú cưng khác trong làng Pet Việt hiện nay.

Cách chọn 1 bé Guinea Pig như ý

– Với các bạn mới bắt đầu tìm nuôi thì nên chọn các bé có độ tuổi từ 2 tháng tuổi, không nên chọn mua các bé độ tuổi nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Lí do của sự lựa chọn này là vì Bọ Ú (Guinea Pig) quá nhỏ sẽ khó nuôi, sức khỏe không đảm bảo và dễ tử vong. Còn đối với các bé quá lớn tuổi cũng hạn chế sự làm quen, tương tác rất khó, nhút nhát nếu tiếp xúc người lạ.

Tiếp đến bạn có thể tham khảo những dấu hiệu nhận biết một bé Guinea Pig khỏe mạnh. Một bé GP được xem chất lượng, hoàn hảo để làm chú thú nuôi đúng cần có một số phẩm chất sau:

  • Đôi mắt sáng, mở to, không bị mờ mắt hoặc có các vấn đề ở đôi mắt
  • Tai, mỗi, tứ chi phát triển bình thường không dị dạng, không ghẻ lở.
  • Bộ lông phát triển đầy đặn, bao phủ hợp lý, màu sắc hài hòa
  • Trọng lượng của bé cũng phải phù hợp với độ tuổi, thân hình cân đối dễ nhìn, di chuyển nhanh nhẹn
  • Yếu tố cuối cùng và quan trọng là các bé không mắc hoặc bị các loại bệnh thường gặp như: sổ mũi, tiêu chảy, bị thương ngoài ý muốn.

Chuẩn bị gì để đón 1 bé Guinea Pig?

Chuồng nuôi

  • Vị trí đặt: Bạn định nuôi bé trong nhà hay ngoài trời?
  • Nếu nuôi ngoài trời: Chuồng nuôi phải có mái che thoát nước, để ở vị trí tránh gió, mưa hay nắng trực tiếp
  • Nếu nuôi trong nhà thì tránh để chỗ nắng, chỗ gió lùa. Nên để ở trong 1 căn phòng luôn có 1 nhiệt độ nhất định. Tránh để lồng gần máy sưởi hay gần chỗ những con vật khác có thể làm hại chuột lang

Thiết Kế Chuồng

Chuồng cho Bọ Ú (Chuột Lang) cần rộng rãi, thoáng mát để thích hợp với đặc tính hiếu động, ưu chạy nhảy của các bé. Chiều dài tiêu chuẩn của lồng thường dài bằng 4 lần cơ thể của 1 bé Bọ Ú (Guinea Pig) trưởng thành. Và tất nhiên, chuồng càng lớn càng tốt. Tùy thuộc thời gian nuôi trong lồng càng lâu, hay số lượng GP trong chuồng càng lớn thì kích cỡ chuồng cũng phải tỷ lệ thuận với các yếu tố đó.

Mẫu chuồng Bọ Ú (Guinea Pig) có thể làm bằng lưới bao quanh giống như lồng chim nhưng thiết kế thêm phần máng lót chuồng phía dưới. Ngoài ra bạn cũng có thể thiết kế chuồng nuôi với gỗ xung quanh, bên trên mái và phía dưới dùng bằng lưới. Dựa vào vị trí đặt chuồng ngoài trời hay trong nhà mà bạn nên thiết kế sao cho phù hợp nhưng quan trọng nhất là yêu cầu thoáng mát, có phần khay lót chuồng để dễ dàng vệ sinh.

Lót chuồng

Bao gồm 2 phần là: Lót nằm và lót vệ sinh chuồng.

– Lót nằm là một lớp nền lót chuồng dùng cho bé nằm nhằm tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Chất liệu lót nằm thường là bào gỗ thông (Loại lót chuồng trông sạch sẽ, thấm hút tốt, ít bụi). Không nên dùng mùn cưa mịn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mắt của Bọ Ú (Guinea Pig).

Lót vệ sinh chuồng: là lớp lót chuồng đựng trong khay vệ sinh giúp hút ẩm nước tiểu, chất thải khi bé đi vệ sinh. Phần lót vệ sinh này thường dùng là gỗ nén.

Vật Dụng Cần Thiết cho Bọ Ú (Guinea Pig)

Bình Nước Deluxe cho Bọ Ú – Guinea Pig – Chuột Lang

Bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

– Chén ( máng) đựng thức ăn.

– 1 bình nước bi lăn Deluxe

Bạn cũng có thể để thêm:

– Nhà ngủ

– Đồ chơi

Guinea Pig ăn gì và chế độ ăn thế nào?

Cà Rốt – Thức ăn ưu thích của Bọ Ú Guinea Pig
  • Thức ăn cho Guinea Pig bao gồm những loại rau củ quả có nguồn gốc từ thực vật như: Xà Lách, rau muống, Cà rốt, khoai lang, bắp tươi, rau lang, đỗ tươi (giá), rơm khô, cỏ khô, táo ( apple ), bắp cải…

Chế độ ăn và cách cho Bọ Ú ăn:

+ Bọ Ú (Guinea Pig) mỗi bé sẽ có một khẩu vị và món khoái khẩu riêng, có bé thích ăn xà lách, có bé thích ăn rau muốn, có bé lại thích ăn bắp tươi. Do đó khi nuôi bạn cần biết bé thích ăn gì. Bạn cũng cần nắm những thứ chuột lang nên ăn và không nên ăn, tránh gây tác hại cho sức khỏe các bé.

Thức ăn của bọ ú

+ Bọ Ú (Guinea Pig) cần có 1 lượng rơm (hoặc cỏ khô) nhất định vì rơm (cỏ khô) rất cần cho hệ tiêu hóa của các bé. Rơm (cỏ khô) phải khô sạch, không có bụi và nấm mốc.

+ Kết hợp vào khẩu phần ăn hàng ngày bạn cần cho Bọ Ú (GP) ăn hoa quả, rau củ tươi vì đây là nguồn cung cấp Vitamin C tốt.

Một lưa ý nhỏ:

> Bọ Ú (Chuột lang) thường thiếu Enzyme để tạo ra vitamin C. Vì vậy các bé cần được cung cấp vitamin C thường xuyên nếu muốn khỏe mạnh. Rau, củ, quả là những thức ăn không thể thiếu hằng ngày của bé giống rơm và cỏ khô. Ngoài ra để bổ sung Vitamin C cho các bé bạn có thể mua lọ Vitamin C của động vật cho vào nước để bé uống.

> Bọ Ú cũng cần các Vitamin khác như E,D và đặc biệt là Canxi ( quan trọng đối với răng ). Khi thức ăn thiếu các loại vitamin này chúng sẽ tự nhai lông của đồng loại hoặc của chính mình.

+ Nước uống: Phải chắc là luôn có đủ nước cho Bọ Ú, nguồn nước phải sạch không bị ô nhiễm. Nếu bị nhiễm bẩn các bé có thể đau bụng, mắc 1 số bệnh đường ruột và nghiêm trọng có thể tử vong.

Cho chuột Lang ăn gì khi mới về nhà?

Khi mới mua chuột về nhà, bạn nên tìm hiểu người bán cho chuột Lang ăn gì? Sau đó phối hợp với thức ăn mới. Trong vòng 1 tuần, giảm dần thức ăn cũ và tăng dần thức ăn mới. Để hệ tiêu hóa của chuột có thời gian làm quen với loại thức ăn khác.

Tương tự, có thể áp dụng cách này khi bạn muốn thay đổi một loại thức ăn khác cho chú chuột của mình. Thay đổi đột ngột sẽ khiến chúng không quen mà bỏ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài chuột lang có thể sút cân và sinh bệnh.

Thức ăn cho bọ Ú lông xù

Đa dạng hóa các loại thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vitamin cho chuột Lang. Chỉ dùng một loại thức ăn sẽ khiến chúng kén ăn và suy dinh dưỡng. Bạn có thể tìm mua các loại thức ăn tổng hợp dành riêng cho chuột.

Vậy cho chuột Lang ăn gì? Thức ăn cho chuột Lang gồm hạt khô, cỏ nén thành viên, hoa quả, rau củ. Ví dụ: cỏ Timothy, cỏ linh lăng, táo, rau xà lách, cải trắng, cần tây… Phối hợp với lượng vừa phải để cân đối dinh dưỡng, đảm bảo chuột lang có được sức khỏe tốt nhất.

Hạn chế cho chuột Lang ăn gì đó mà có nhiều đường, chất béo. Ví dụ đậu phộng, hạt hướng dương, hạt dẻ, táo, chuối, lê, dưa chuột, quả hồng. Các loại hoa quả mặc dù có nhiều Vitamin nhưng hàm lượng đường cao, chuột rất dễ tăng cân nếu cho ăn quá nhiều. Có thể bổ sung vitamin C mỗi ngày qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Cho chuột Lang ăn gì để bổ sung Vitamin?

Bổ sung Vitamin cho chuột Lang nhà qua rau củ

Theo các bác sĩ thú y, Vitamin là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chuột Lang. Vitamin C là một trong những loại Vitamin quan trọng nhất. Có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Vậy cho chuột Lang ăn gì để bổ sung Vitamin C?

Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả như: ổi, quýt, cam, bưởi, xoài cũng là một nguồn cung cấp vitamin C phong phú.

Một số loại thức ăn đóng gói đã có sẵn thành phần Vitamin C. Vì vậy trước khi mua, bạn hãy tìm hiểu rõ thành phần của thức ăn đó, để tránh việc dư thừa Vitamin C. Điều này có thể gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy ở chuột lang.

Không nên dùng rau quả làm thức ăn chính. Chuột Lang rất dễ bị tiêu chảy nếu ăn nhiều đồ ăn nhiều nước. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua nước uống hoặc các loại thức ăn dinh dưỡng cho chuột.

Bổ sung Vitamin cho chuột Lang qua thịt

Chuột Lang là động vật ăn tạp. Ngoài cây cỏ thì chuột Lang ăn gì khác? Chúng có thể ăn thêm thịt gia súc như gà, bò, lợn… Đây là nguồn cung cấp Vitamin nhóm B, rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và một loạt các chức năng khác của cơ thể chuột.

Tuy chuột Lang có thể ăn thịt, nhưng phải chú ý không nên cho ăn quá nhiều. Cần giảm dần lượng thịt trong khẩu phần ăn của chuột khi chúng trưởng thành. Nên nấu chín trước khi cho ăn để loại bỏ mầm bệnh và kí sinh trùng.

Các loại côn trùng như sâu bột, sâu gạo không cho ăn quá nhiều. Thịt lợn có lượng mỡ khá cao, cho ăn nhiều có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Nên cho ăn các loại thịt ít calo hơn như gà và bò.

Bổ sung Vitamin cho bọ Ú qua sữa

Sữa, phô mai, sữa chua… là nguồn cung cấp Vitamin tuyệt vời. Trong sữa có chứa chất béo, Carbohydrat và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên đối với chuột Lang, sữa có thể gây rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề khác.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do chuột Lang không hấp thu được thành phần Lactose trong sữa. Chuột Lang cai sữa khi được khoảng 20 ngày, lúc này khả năng tiêu hóa Lactose sẽ giảm xuống chỉ còn 10%.

Đối với chuột cai sữa và trưởng thành, sữa gây nên chứng khó tiêu, phân nhão hoặc nặng hơn là tiêu chảy. Để bổ sung những thành phần dinh dưỡng chỉ có trong sữa, bạn có thể mua loại phô mai dành riêng cho chuột.

Có thể sử dụng sữa dê thay cho sữa bò, vì thành phần Lactose trong sữa dê rất thấp. Gần như không gây kích thích với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên cho chuột ăn quá nhiều các sản phẩm từ sữa.

Chuột Lang ăn gì, uống gì có hại?

Có nhiều đồ ăn, thức uống gây nguy hiểm cho chuột Lang . Vậy bạn có biết cho chuột Lang ăn gì, uống gì nguy hiểm không? Chuột Lang rất nhạy cảm với các loại thuốc, chính vì vậy cần hết sức lưu ý.

Tất cả các kháng sinh sẽ tác động đến đường ruột của chuột Guinea Pig. Một số sinh ra độc tố Enterotoxemia gây viêm ống dạ dày. Có thể dẫn đến tử vong.

Tất cả Penicillin là thuốc độc đối với chuột Guinea Pig . Amoxicillin (Clavamox) là một trong những nhầm lẫn tai hại trong đơn thuốc của một số bác sĩ không chuyên. Một số chú chuột Guinea Pig có thể bị tiêu chảy do sử dụng 1 trong số các loại thuốc dưới đây. Lúc đó nên đi gặp bác sĩ thú y để được tư vấn thêm.

Amoxicillin (Clavamox)AmpicillinBacitracinCefadroxilCephalexin (Cefadroxil)CephalosporinCephazolinChlortetracyclineClindamycinDihydrostreptomycinErythromycinLincomycinOxytetracyclinePenicillinStreptomycin

Môi trường và kỹ thuật chăm sóc

Môi trường sống của Bọ Ú

Bọ Ú ưu thích sự sạch sẽ do đó bạn cần phải dọn chuồng hàng tuần (2 – 3 ngày/lần). Cách dọn rất đơn giản là bế bé ra khỏi chuồng, thay hết bào gỗ, rơm rạ và thức ăn trong chén ăn. Tiếp đến bạn đổ hết phần khay lót chuồng cho bé.

– Kiểm tra sức khỏe : Khi dọn chuồng thì bạn cũng nên kiểm tra xem Bọ Ú (Guinea Pig) có dấu hiệu bị ốm hay không. Xem phân có bình thường không để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

– Tắm gội cho Bọ Ú: Vì ưa sạch sẽ nên bé cũng rất thích tắm. Tuy nhiên, bạn chỉ cần tắm 1 – 2 lần/tuần. Sau khi tắm xong có thể phơi nắng để bé mau khô và khỏe mạnh hơn. Trường hợp mùa mưa, ít nắng bạn có thể dùng máy sáy tóc để sấy khô cho các bé.

Bọ Ú (Guinea Pig hay Chuột Lang) rất gần gũi và hòa đồng vì thế nên nuôi theo bầy, nhất là khi bạn vắng nhà dài ngày.

– Chải lông : Đối với Bọ Ú Lông Ngắn thì không cần chải lông thường xuyên, đối với các bé lông dài hoặc xoăn bận nên chải thường xuyên để lông được óng mượt và vào nếp.

Cách nuôi sinh sản ở Bọ Ú (Guinea Pig)

– Thời kỳ sinh sản của Chuột Bọ rơi vào khoảng mùa xuân. Khi các bé đã đủ dộ tuổi sinh sản (khoảng 5 – 6 Tháng tuổi) các bé có thể tự giao phối với nhau. Thời gian mang thai của các bé cái tương đối dài từ 60 – 70 ngày. Bọ Ú mẹ (Guinea Pig) có thể lại mang bầu sau khi sinh trong vòng 7 – 49 giờ nhưng bạn nên hạn chế việc sinh sản ngắn như vậy có thể ảnh hưởng cả Bọ Ú Mẹ lẫn Con. Con non khi mới nở đã phát triển khá đầy đủ các phần của cơ thể như: có lông, răng, móng, mở mắt… Các bé có thể đi lại được ngay và có thể ăn thức ăn rắn sau 1 ngày.

– Bọ Ú Đực và Cái có hình dáng bên ngoài giống nhau. Để có thể phân bạn lật bé cái lên và ấn vào chỗ sinh sản của bé. Dưới đây là hình dạng bé đực và bé cái:

Một lưu ý nhỏ là Bọ Ú (Guinea Pig) Đực nuôi chung rất hay đánh nhau khi ở độ tuổi trưởng thành. Ngược lại, Bọ Ú Cái chung sống rất hòa bình và dễ chịu. Nếy nuôi chung Bọ Ú Cái và Đực với nhau các bé có thể đẻ liên tục. Do đó, sau khi bé cái sinh bạn nên tách bé đực ra 1 thời gian sau đó hãy ghép đôi lại. Nếu bạn không có ý định cho các bé sinh sản thì nên tách bé đực và bé cái riêng mỗi lồng.

Các bệnh thường gặp và cách điều trị

– Nhìn chung, Bọ Ú (Guinea Pig) tương đối khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Tuy nhiên trong quá trình nuôi và chăm sóc, môi trường và kỹ thuật nuôi không đảm bảo bé có thể bị ốm với các bệnh sau: Thiếu Vitamin C, đau bụng, cảm lạnh.

Bọ Ú (guinea Pig) có thể xấu đi rất nhanh khi bị ốm. Khi bị thiếu hụt Vitamin C cần phải bổ sung cho gấp cho bé các loại thức ăn dồi dào Vitamin như: Cà rốt, táo hoặc sử dụng vitamin tổng hợp được bán ở các tiệm thú cưng.

– Còn các bệnh như đau bụng và cảm lạnh bạn có thể thay đổi nước uống. Ngừng cho ăn các thức ăn giơ bẩn và che kín + sưởi ấm cho bé để bé được khỏe hơn.

Một số lưu ý giúp chuột Guinea Pig luôn khỏe mạnh

  • Thức ăn và nước: cho ăn hoa quả và rau đều đặn. Phải đảm bảo chắc chắn chúng được cung cấp đầy đủ Vitamin C để duy trì sức khỏe. Luôn có rơm đầy đủ. Phải chắc là luôn có đủ nước cho chuột Guinea Pig.
  • Chải lông: chuột Lang lông ngắn thì không cần thiết thường xuyên chải lông. Còn với loại lông dài thì nên chải thường xuyên để lông được óng mượt.
  • Dọn chuồng: phải dọn hàng tuần. Đưa chuột ra khỏi chuồng, thay hết bào gỗ, rơm rạ và thức ăn.
  • Kiểm tra sức khỏe: khi dọn chuồng thì bạn cũng nên kiểm tra xem chuột Guinea Pig có dấu hiệu bị ốm hay không. Xem phân có bình thường không. Nếu phân lỏng là bị tiêu chảy còn nếu thấy ít phân thì có thể chúng bị táo bón.

Nuôi chuột lang có hại hay không?

Tại Việt Nam đang có xu hướng nuôi chuột Lang làm cảnh vì chúng có thân hình mũm mĩm dễ thương. Đi đôi với đó, mối lo ngại về vấn đề nuôi chuột lang có hại không cũng đáng quan tâm bởi trước giờ khi nói về chuột là đã khiến chúng ta nghĩ ngay đến những dịch bệnh độc hại cho con người.

Một số thông tin về loài chuột này sẽ trả lời cho bạn câu hỏi trên, hãy theo dõi nhé.

Chuột lang tiếng anh là Guinea Pig còn gọi là Bọ, là loài gặm nhấm. Thức ăn của chúng thường là thực vật (rau, cỏ, các loại củ quả, cơm….). Trung bình một chú chuột lang trưởng thành có chiêu dài từ 16 – 18 cm và nặng khoảng 1.5 kg.Bạn nên nhớ không một loài vật nuôi nào không có mặt trái nếu bạn không biết chăm sóc chúng đúng cách. Nuôi chuột lang có hại không hoàn toàn vào sức khỏe của chúng cũng như môi trường ảnh hưởng.

Bạn sẽ hoàn toàn có thể gần gũi yêu thường chuột nếu có kinh nghiệm chăn nuôi cũng như cách chăm sóc tốt cho chúng khỏe mạnh, nhanh lớn. Ngược lại nếu nuôi chuột trong môi trường ẩm thấp, bẩn thủi thì đương nhiên mầm bệnh sẽ phát sinh và lây lan từ chuột qua cơ thể con người một cách dễ dàng.

Như vậy việc làm thế nào để nuôi chuột lang không có hại hoàn toàn dựa vào bạn. Một vài tip cho bạn chăm sóc chúng hàng ngày đạt hiệu quả cao đó là:Không tắm nước lạnh: Chuột vốn là một loại động vật hoang dã, chúng không có khả năng tự vệ sinh bản thân và không biết cách chăm sóc cho cơ thể. Vì vậy nếu bạn muốn sức khỏe tốt nhất cho chú chuột của mình thì việc tắm nước lạnh cho chúng là hoàn toàn sai lầm. Nước ấm từ 25 – 35 độ C sau đó lau cơ thể bằng khăn mềm khi tắm là nhiệt độ lý tưởng nhất cho chuột sinh trưởng và phát triển.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên: như đã nói ở trên, nếu vi khuẩn có cơ hôi tấn công thì sức khỏe của chuột giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy nếu bạn có một chú chuột lang nhỏ nhắn, đáng yêu thì việc vệ sinh chuồng trại như khử mùi, rửa sạch, thay lớp lót mới hoàn toàn là đáng làm.Thức ăn cần trành của chuột lang là đồ ăn tanh, thịt cá, đồ cay, mùi hắc vì hệ tiêu hóa của chúng khá yếu.

Nuôi chuột lang có hại không nếu bạn thực hiện nghiêm ngặt những thông tin trên? Việc nuôi dưỡng chuột lang không hề hại vì cơ thể loài chuột này đã có sẳn những kháng thể tốt. Bạn hãy làm thế nào để đàn chuột của mình hay ăn chóng lớn, có sức khỏe tốt nhất vừa để giúp bản thân giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng lại là một vật trang trí tuyệt vời cho căn phòng thêm thi vị, ấn tượng.

Từ khóa » Bọ ú Lông Xù Giá Rẻ